Nhật tập trận chung với Mỹ – Phillippine, ra tín hiệu tới TQ
- Ngày đăng 18-10-2018
- BDN
Lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, Nhật điều động một lực lượng hải quân tinh nhuệ tham gia tập trận chung với Mỹ, ra tín hiệu đối kháng với Trung Quốc, theo Business Insider.
Hồi tháng Ba, Nhật Bản đã kích hoạt Lữ đoàn đổ bộ tác chiến nhanh đầu tiên của mình kể từ khi Thế Chiến II kết thúc, với mục đích bảo vệ các hòn đảo dọc theo bờ biển Hoa Đông.
Tuần này đã đánh dấu cuộc tập trận chung đầu tiên của Lữ đoàn đổ bộ tác chiến nhanh Nhật Bản, cùng với Hạm đội 7, Hoa Kỳ trong cuộc tập trận chung Kamandag 2 với Philippine.
Hoạt động của Lực lượng Nhật Bản trong tập trận chung KAMANDAG 2, hôm 6/10/2018. (Ảnh: Marine Corps/Lance Cpl. Christine Phelps/ Business Insider)
Tờ Business Insider đưa tin, các lực lượng của người Nhật đang ở Philippines để tham gia phiên bản tập trận thứ hai của bài tập Kamandag – viết tắt của cụm từ “Kaagapay Ng Mga Mandirigma Ng Dagat” (được hiểu là “Cooperation of Warriors of the Sea” – Những Chiến binh Biển cả đồng tác chiến).
Tập trận thường niên song phương Mỹ – Phi, Kamandag đã diễn ra từ ngày 2/10 – 11/10 năm nay.
“Lữ đoàn đổ bộ tác chiến nhanh” của Nhật Bản trong vai trò hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai trong cuộc tập trận KAMANDAG lần 2 tại Philippines, 6/10/2018. (Ảnh: Marine Corps/Lance Cpl. Kevan Dunlop/ Business Insider)
Đội quân Nhật Bản không vũ trang và đoàn xe bọc thép đã tham gia vào một chiến dịch đổ bộ, tiếp cận bãi biển cùng với Hải quân Mỹ và Philippines với vai trò viện trợ nhân đạo. Đây là lần đầu tiên các loại xe bọc thép của Nhật Bản được sử dụng tại lãnh thổ nước ngoài kể từ Thế chiến II.
Lữ đoàn từ bên trong boong tàu quan sát các hoạt động đổ bộ của tàu USS Ashland trong cuộc tập trận KAMANDAG 2, hôm 4/10/2018. (Ảnh: Navy/Mass Comm. Specialist 2nd Class Joshua/ Business Insider)
Nhật Bản đã giải thể quân đội sau Thế chiến II, nhưng Tokyo đã quay trở lại phát triển lực lượng vũ trang này trong những năm gần đây và thành lập Lữ đoàn đổ bộ tác chiến nhanh (Amphibious Rapid Deployment Brigade – ARDB) vào cuối tháng 3 như một phần nỗ lực chống lại sự gia tăng hoạt động của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và quanh khu vực.
Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ và các thành viên của Lữ đoàn đổ bộ tác chiến nhanh của Nhật đứng trên boong tàu USS Ashland sau khi vận hành các xe đổ bộ tấn công trong tập trận chung KAMANDAG 2, hôm 5/10/2018. (Ảnh: Navy/Mass Comm. Specialist 2nd Class Joshua Mortensen/ businessinsider).
Hoạt động của Lực lượng Nhật Bản trong tập trận chung KAMANDAG 2, hôm 6/10/2018. (Ảnh: Marine Corps/Lance Cpl. Christine Phelps/ Business Insider)
Tin mới
- Những lý do sẽ khiến các nước bên ngoài sẽ tiếp tục can dự và gia tăng hiện diện ở Biển Đông thời gian tới - 19/10/2018 03:00
- Quan điểm và sự tham gia của châu Âu (EU) trong vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay - 19/10/2018 02:30
- Chuyên gia TQ “bẻ cong” luật quốc tế trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông - 19/10/2018 01:30
- Khảo cổ Biển Đông: Âm mưu và thủ đoạn của TQ trong việc khẳng định “chủ quyền” trên biển - 19/10/2018 01:00
- Lý do Nhật xuất hiện ở Biển Đông - 18/10/2018 11:00
Các tin khác
- Những cam kết giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông giữa Việt Nam và TQ - 18/10/2018 08:00
- Nhìn lại những giàn khoan dầu của TQ đã từng hiện diện ở Biển Đông - 18/10/2018 03:30
- TQ không thể ngăn cản quyền tự do hàng không trên Biển Đông - 18/10/2018 02:30
- TQ có thể phát triển oanh tạc cơ mới tuần tra toàn bộ Biển Đông - 17/10/2018 11:00
- Úc quan ngại ‘chiến thuật hung hăng’ của TQ trên Biển Đông - 17/10/2018 04:30

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
576 Khách đang Online