TQ điều chiến đấu cơ, chiến hạm đến quần đảo Trường Sa
- Ngày đăng 06-08-2020
- BDN
Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ và chiến hạm đến các cứ địa nước chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa, theo trang tin Benar News hôm thứ Hai (3/8).
Các chiến cơ tiên tiến thuộc Chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc đã bay tới căn cứ tại Đá Vành Khăn vào tuần trước, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc. Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa nằm trong số 7 thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp thành đảo nhân tạo.
Đảo Xubi do Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp cải tạo trái phép (ảnh chụp màn hình Benar News dẫn từ Planet Labs Inc).
Truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát sóng một đoạn video quay cảnh một đoàn chiến cơ bay ngang qua đảo Xubi trong một cuộc tập trận. Trong video, bốn máy bay chiến đấu Su-30MKK đã tiếp nhiên liệu trên không trong chuyến bay kéo dài 10 giờ từ căn cứ quân sự tại Trường Sa (Hồ Nam) tới đảo Xubi. Chỉ huy hạm đội cho biết chuyến bay đã phá vỡ các kỷ lục trước đó của Không quân Trung Quốc và chứng tỏ khả năng điều máy bay đến Trường Sa vào bất kỳ thời điểm nào.
Trung Quốc điều chiến cơ đến đảo Xubi (ảnh chụp màn hình Youtube/何小飞)
Trung Quốc cũng đã điều hai tàu chiến tới Đá Vành Khăn, nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 150 dặm. Ảnh chụp vệ tinh cho thấy tàu khu trục Type 054A và tàu hộ tống Type 056 di chuyển trong đầm nước mặn mở rộng hôm Chủ nhật (2/8). Các tàu tiếp tế nhu yếu phẩm cho khu dân cư trên Đá Vành Khăn cũng xuất hiện trong ảnh chụp.
Đá Vành Khăn là đảo nhân tạo lớn nhất Trung Quốc tại Biển Đông. Trên phương diện kỹ thuật, theo luật quốc tế, khu vực này có “độ cao thủy triều thấp” nên không thể tuyên bố chủ quyền, nhưng sau những nỗ lực cải tạo và bồi đắp trái phép quy mô lớn, Trung Quốc đã biến nó thành một căn cứ hoạt động đáng kể, với một bến cảng và một phi trường lớn.
Động thái này của Trung Quốc diễn ra ngay trước một cuộc tập trận quân sự thường niên, đa quốc gia RIMPAC do Mỹ dẫn đầu dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 17 đến 31/8 gần Hawaii. Cuộc tập trân sẽ có sự tham dự của hàng chục nước tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhưng không bao gồm Trung Quốc. Một số quốc gia dự kiến sẽ tham dự bao gồm Mỹ, Philippines, Việt Nam, Úc, Brunei, Singapore, Nhật Bản, Malaysia và Indonesia.
Hồi tháng 4, Trung Quốc tuyên bố thành lập “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước đó, ảnh chụp vệ tinh ngày 17/7 cho thấy 8 chiến đấu cơ Trung Quốc đậu trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa.
Tháng trước Mỹ và Úc đã bác bỏ gần hết các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông trong một động thái chưa từng có.
Tin mới
- TQ âm mưu dùng 'sát thủ diệt hạm' kiểm soát Biển Đông - 10/08/2020 03:00
- Covid-19: Đôi điều về Nhân Quả - 10/08/2020 02:00
- Mỹ - Trung nói chuyện Biển Đông - 09/08/2020 03:00
- Ngoại trưởng Philippines khẳng định lập trường về Biển Đông trước TQ - 08/08/2020 03:00
- Bắc Kinh tập trận chiếm đảo, Đài Loan điều 200 lính chiến ra phòng thủ - 07/08/2020 03:00
Các tin khác
- Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục phản đối yêu sách phi pháp của TQ ở Biển Đông - 06/08/2020 05:30
- Cựu thứ trưởng Úc: Cabenrra phải giúp Mỹ bảo vệ Đài Loan - 06/08/2020 04:00
- TQ cấm đội tàu cá đông đảo đánh bắt mực trên vùng biển quốc tế - 06/08/2020 02:30
- Nhật dùng một tên lửa thay đổi cán cân sức mạnh biển - 06/08/2020 02:00
- Chiến lược tên lửa Mỹ đối phó tàu chiến TQ - 05/08/2020 06:00

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
534 Khách đang Online