Vượt mặt TQ, Nhật xây đường sắt cao tốc Ấn Độ
- Ngày đăng 17-09-2017
Trong khi Trung Quốc chỉ vừa mới ngừng đối đầu quan sự với Ấn Độ ở biên giới thì Nhật Bản đã tiến hành xây đường sắt cao tốc ở Ấn Độ.
Từ ngày 13/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có chuyến thăm Ấn Độ kéo dài hai ngày. Đặc biệt, trong ngày 14/9, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi sẽ cùng khởi công tuyến tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Ấn Độ.
Tuyến đường sắt cao tốc này dài 500km nối giữa trung tâm tài chính Mumbai và thành phố công nghiệp Ahmedabad ở bang miền Tây Gujarat - quê hương ông Modi.
Chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ nỗ lực hết sức để hoàn tất tuyến đường sắt cao tốc nói trên trước tháng 8/2022, sớm hơn 1 năm so với dự kiến.
Nhật Bản sẽ cung cấp 81% số vốn 1,08 nghìn tỷ Rupee, tương đương gần 17 tỷ USD, cho dự án này. Khoản vay có thời hạn 50 năm, lãi suất 0,1% mỗi năm.
Theo Reuters, sự việc Nhật Bản xây đường sắt cao tốc tại Ấn Độ đã cho thấy thế đi đầu của Nhật Bản trong lĩnh vực đường sắt cao tốc - một lĩnh vực mà Trung Quốc đã nỗ lực để thiết lập một thế lực nhưng chưa gặt hái thành công đáng kể.
Mặt khác, dự án cho thấy mối quan hệ ngày càng phát triển giữa hai quốc gia nói trên. Dưới thời ông Abe và ông Modi, Nhật Bản và Ấn Độ ngày càng xích lại gần nhau nhằm tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc ở châu Á.
Trung Quốc cũng mang tham vọng xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc của nước này ra các nước khác trên thế giới, trong đó có Ấn Độ.
Ấn Độ là một trong những nước có mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới, với hơn 12.000 chuyến tàu chở hơn 23 triệu hành khách mỗi ngày.
Năm ngoái, chính phủ của ông Modi tuyên bố sẽ mở cửa ngành đường sắt cho các nhà đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước.
Tuy nhiên, cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra tại biên giới của hai quốc gia này kéo dài từ tháng 6 tới tận cách đây ít ngày đã dập tắt hy vọng xây dựng đường sắt cao tốc tại Ấn Độ của Trung Quốc.
Vào năm 2015, Trung Quốc giành một hợp đồng về đánh giá khả thi một tuyến đường sắt cao tốc giữa New Delhi và Mumbai, một phần của mạng lưới đường sắt cao tốc dài hơn 10.000 km mà Ấn Độ muốn xây dựng. Tuy nhiên, từ đó đến nay, dự án này vẫn hầu như chưa có tiến triển gì.
Xem qua, những căng thẳng về chính trị và quân sự với Ấn Độ sẽ khiến nhà thầu Trung Quốc phải ra về tay không dù Ấn Độ là quốc gia có nhu cầu lớn về đường sắt.
Tin mới
- Chín điểm so sánh chính giữa Bắc Hàn và Nam Hàn - 01/10/2017 12:00
- Chuyện lạ: Càng bị cấm vận dân Nga càng... thích - 28/09/2017 03:30
- Bật lửa Việt thắng thế: Dân ngại hàng TQ - 25/09/2017 14:00
- Tiết lộ chiêu triệt hạ quan tham ở TQ - 24/09/2017 09:00
- Việt Nam đầu tư R&D thấp hơn Lào-Campuchia: Vì thói ăn xổi? - 24/09/2017 02:00
Các tin khác
- Chuyện ít biết về Hà Nội: Bà bán nước chè gợi ý trùng tu Nhà hát Lớn - 12/09/2017 04:00
- Người dân Hà Nội đang phải hít thở không khí bẩn đến cỡ nào? - 10/09/2017 09:00
- 10 năm, Hà Nội lấp mất 101 hồ và vẫn tiếp tục mất - 15/04/2017 14:00
- Buôn hổ vào Việt Nam: Những mánh khóe đưa chúa sơn lâm qua biên giới - 15/04/2017 01:00
- Thâm nhập đường dây buôn hổ về Việt Nam: Đối mặt 'bà trùm' ngoài biên ải - 14/04/2017 01:30

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
1270 Khách đang Online