Khi nào Mỹ rút THAAD khỏi Hàn Quốc?
- Ngày đăng 17-06-2018
Tuyên bố mang tính ngoại giao nhưng cũng cho thấy sự quyết tâm của Hàn Quốc trong việc hối thúc Mỹ thực hiện đúng cam kết của mình.
Hàn Quốc lạc quan về cam kết của Mỹ và nhiều hơn nữa
Yonhap đưa tin Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 14/6 cho biết nước này có thể xem xét ngừng các cuộc tập trận chung với Mỹ để giúp xây dựng niềm tin và giảm bớt căng thẳng với Triều Tiên.
Phát biểu trong cuộc họp toàn thể Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc, Tổng thống Moon đã đề cập tới khả năng Triều Tiên thực thi các biện pháp phi hạt nhân hóa và các cuộc đối thoại chân thành được tiếp tục giữa Hàn Quốc và miền Bắc cũng như giữa miền Bắc và Mỹ, nhằm xoa dịu quan hệ thù địch giữa các bên.
Một khi điều này xảy ra thì đất nước Hàn Quốc cũng cần thay đổi linh hoạt sức ép quân sự đối với miền Bắc trên tinh thần xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, như đã được nhất trí trong Tuyên bố Panmunjom.
Đây dẫu chỉ là một tuyên bố mang tính ngoại giao nhưng cũng cho thấy sự quyết tâm của Hàn Quốc trong việc hối thúc Mỹ thực hiện đúng cam kết của mình.
Mỹ chưa vội nhắc tới THAAD
Trong buổi họp báo chung với Ngoại trưởng kiêm Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị ở thủ đô Bắc Kinh hôm 14/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều thừa nhận, vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên đã được cải thiện sau một thời gian dài bế tắc.
Ông cũng đã đề cập tới các biện pháp trừng phạt được áp đặt với Triều Tiên. Tuy nhiên, không có nỗ lực nào tích cực.
Ngoại trưởng Pompeo cho biết, cả ba nước Nhật- Trung- Hàn đều nhất trí cần tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên cho tới khi nước này hoàn tất mục tiêu phi hạt nhân hóa.
Ông Pompeo nhấn mạnh, các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc "đã quy định cơ chế nới lỏng và chúng tôi nhất trí các cơ chế này được sẽ cân nhắc vào thời điểm thích hợp".
Tuyên bố này của ông Pompeo đã khiến những kỳ vọng lớn lao trên bán đảo Triều Tiên giảm đi phần nào. Một khi sự nhân nhượng về kinh tế còn khó khăn thì khả năng Mỹ ngưng tập trận, rút quân hoặc rút THAAD khỏi Hàn Quốc thực sự là điều xa xôi
Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ- Triều có kết quả tốt đẹp cho phép Tổng thống Mỹ đưa ra những lời cam kết mạnh mẽ.
Từ việc ngừng tập trận được đề cập tới trong cuộc họp thượng đỉnh với ông Kim Jong-un, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố trên trang Twitter cá nhân về khả năng chắc chắn hơn đối với việc ngừng tập trận - những khoản chi tốn kém cho chính quyền của ông.
Tổng thống Mỹ viết: "Chúng tôi đã tiết kiệm một khoản tiền lớn bằng việc chấm dứt tập trận, với điều kiện chúng tôi đàm phán một cách thiện chí".
![]() |
Mỹ ít có khả năng sẽ rút THAAD sớm khỏi Hàn Quốc. |
Từ hồi đầu tháng 5, New York Times đưa tin, Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo Lầu Năm Góc cân nhắc phương án giảm quy mô của lực lượng quân sự Mỹ tại Hàn Quốc. Trước đó, nhà lãnh đạo Mỹ từng than phiền về vấn đề chia sẻ gánh nặng chi phí trong việc duy trì hoạt động của lực lượng quân sự Mỹ tại Hàn Quốc (USFK).
Ngoài phản đối lá chắn tên lửa THAAD, Triều Tiên từ lâu cũng đề nghị Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc vì cho rằng Washington đưa lực lượng quân sự của họ tới Hàn Quốc để chuẩn bị cho kế hoạch xâm chiếm Triều Tiên. Mỹ hiện có khoảng 28.500 binh sĩ đồn trú tại Hàn Quốc kể từ sau chiến tranh liên Triều (1950-1953).
Tại Hàn Quốc, các thông tin về việc Mỹ và Trung Quốc đang thảo luận về kế hoạch rút hệ thống phòng thủ THAAD khỏi lãnh thổ Hàn Quốc đã gây xôn xao.
Nguồn thạo tin nói với Korea Times rằng: “Việc rút hệ thống THAAD khỏi Hàn Quốc là một phần của lộ trình hòa bình đang được thảo luận giữa Mỹ và Trung Quốc sau khi phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Washington hiểu rõ rằng sẽ không thể đạt được thỏa thuận với Triều Tiên nếu không có sự hợp tác của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc muốn Mỹ đưa THAAD ra khỏi Hàn Quốc”.
“Trung Quốc có một danh sách các vấn đề ưu tiên để đàm phán với Mỹ. Đứng đầu trong danh sách này là đưa hệ thống THAAD khỏi Hàn Quốc. Ưu tiên tiếp theo là buộc Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc. Tuy nhiên đây là yêu cầu phi thực tế và Mỹ có thể sẽ không đáp ứng” - nguồn tin này cho biết.
Phía Hàn Quốc từng nói vấn đề quân đội Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc không liên quan đến hiệp ước hòa bình liên Triều trong tương lai. Seoul khẳng định vẫn cần sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ cả sau khi hiệp ước hòa bình được ký kết. Song những diễn biến mới nhất, cho phép giới quan sát hy vọng phần nào vào tương lai trên bán đảo Triều Tiên.
Tin mới
- Malaysia thận trọng với đầu tư TQ - 18/06/2018 11:00
- Bùng nổ nghi vấn thu hoạch tạng cưỡng bức tại TQ trong Diễn đàn thương mại Los Angeles - 17/06/2018 14:00
- Mỹ thông qua khoản thuế trị giá 50 tỷ USD đối với hàng hóa TQ - 17/06/2018 11:00
- Mỹ duy trì trừng phạt đến khi Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn - 17/06/2018 09:00
- Không bỏ trừng phạt Nga, Anh muốn đổ lỗi đến bao giờ? - 17/06/2018 04:00
Các tin khác
- TQ “thở phào” sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều - 16/06/2018 11:00
- TQ đã biết trước chuyện ngừng tập trận Mỹ - Hàn - 16/06/2018 08:00
- Campuchia phản đối gạo Angkor Wat của Thái Lan - 16/06/2018 05:00
- Sóng gió G7 là màn PR thắng lợi cho TQ - 13/06/2018 12:00
- Trung Quốc lại thách thức 'không sợ B-52 của Mỹ' - 12/06/2018 05:30

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
536 Khách đang Online