Tập trận chung với Thái Lan, Nga điều tuần dương hạm tên lửa mạnh nhất thế giới hiện nay đến Biển Đông
- Ngày đăng 30-10-2019
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, Hải quân nước này đã triển khai 3 chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, gồm tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Panteleyev lớp Udaloy, tuần dương hạm Varyag lớp Slava và tàu hậu cần Pechenga đến căn cứ hải quân Sattahip để tham gia tập trận chung với Thái Lan. Đây là lần đầu tiên Nga cử một lực lượng tàu chiến mạnh như vậy đến Biển Đông để tiến hành tập trận chung.
Lực lượng tham gia tập trận
Varyag là một trong những tuần dương hạm tên lửa mạnh nhất thế giới hiện nay. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí có thể tiêu diệt cả nhóm tàu sân bay, Varyag chính là ngôi sao sáng của hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Hiện chiến hạm này được Nga điều tới Biển Đông để tham gia diễn tập với hải quân Thái Lan. Ba chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga, gồm tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Panteleyev (lớp Udaloy), tuần dương hạm Varyag (lớp Slava) và tàu hậu cần Pechenga vừa có chuyến thăm đến căn cứ hải quân Sattahip, Thái Lan. Nhóm tàu được chỉ huy bởi tuần dương hạm Varyag (CG-011), một trong những chiến hạm mạnh nhất của Hải quân Nga.
Nội dung, mục đích cuộc tập trận
Trong khuôn khổ chuyến thăm, tuần dương hạm Varyag cùng tàu khu trục Đô đốc Panteleyev của Nga và tàu hộ tống HTMS Ratanakosin (FS-441) của Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã tổ chức cuộc diễn tập chung trên biển. Cuộc diễn tập nhằm tăng cường khả năng tương tác và phối hợp giữa hải quân hai nước trong các hoạt động chung, mở ra triển vọng cho những hợp tác sâu hơn trong tương lai. Trong lực lượng tàu mặt nước hùng hậu của Hạm đội Thái Bình Dương, đáng gờm nhất là tuần dương hạm Varyag mang tên lửa có điều khiển. Được coi là biểu tượng sức mạnh trên mặt biển không chỉ của hạm đội mà còn cả hải quân Nga, Varyag bắt đầu phục vụ tại Hạm đội Thái Bình Dương năm 2008.
Với tư cách là chiến hạm hạng nhất, tàu được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh và đầy uy lực như tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt cải tiến (SS-N-12 Sandbox theo NATO) tầm bắn lên đến 550km, tên lửa được dẫn đường kết hợp quán tính và radar chủ độngCác tham số về mục tiêu trong hành trình bay được hiệu chỉnh thông qua việc kết nối dữ liệu với máy bay Tu-95D hoặc trực thăng Ka-27B. Không những thế, Varyag còn được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa hiện đại S-300F với số lượng lên đến 64 quả. Hệ thống tên lửa này có khả năng chống nhiễu cao và tiêu diệt máy bay ở cự ly 200km, tên lửa đạn đạo ở cự ly 40km. Ngoài ra còn có một số tên lửa đối không phản ứng nhanh, pháo hạm đa năng, pháo siêu nhanh, hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu tầm xa đa chức năng 3D MR-800, radar tìm kiếm mục tiêu trên không MR-710 Fregat-MA và một số hệ thống điện tử hiện đại khác.
Mặc dù có nhiều quan hệ tại Đông Nam Á, song việc Nga tiến hành tập trận cùng các nước ở Biển Đông còn hạn chế và chủ yếu là tập trận cùng Hải quân Trung Quốc. Lần gần đây nhất là vào tháng 4/2019, các tàu hải quân Nga đã tới thành phố Thanh Đảo, phía Đông tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, để tham gia cuộc tập trận chung mang tên “Joint Sea-2019”. Năm 2016, Nga cũng từng tham gia cuộc tập trận này cùng với Trung Quốc. Cuộc tập trận nhằm mục đích củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung-Nga, thúc đẩy hợp tác hải quân thiết thực và cải thiện năng lực phản ứng chung với các mối đe dọa an ninh trên biển. Hồi tháng 11/2018, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, gồm một lực lượng thuộc hạm đội bao gồm tàu tuần dương có tên lửa Varyag, khu trục hạm Đô Đốc Panteleyev và tàu chở dầu Boris Butoma vừa hoàn tất chuyến thăm cảng Muara của Brunei cũng có một cuộc tập trận chung với Hải quân Brunei ở Biển Đông.
Tin mới
- Câu trả lời cho những “yêu sách” chủ quyền phi pháp của TQ ở Biển Đông - 31/10/2019 01:00
- Tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan của Mỹ bị tàu TQ quấy phá trên Biển Đông - 30/10/2019 12:00
- Sau đảo ở Philippines, TQ tiếp tục chiếm quyền kiểm soát đảo của Solomons - 30/10/2019 11:00
- Thư tịch cổ TQ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam: Người Trung Quốc cổ đại thật thà, liêm chính hơn - 30/10/2019 10:00
- Chủ trương, chính sách và hoạt động của Anh, Pháp, Nhật Bản, Australia, Canada về vấn đề Biển Đông trong năm 2019 - 30/10/2019 09:00
Các tin khác
- Cộng hòa Séc, Bulgaria và Albania ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế - 30/10/2019 07:00
- Ý đồ của TQ sau các hoạt động tập trận chung song phương, đa phương với các nước ở Biển Đông trong năm 2019 - 30/10/2019 05:00
- Trào lưu tẩy chay TQ có xu hướng lan rộng tại Malaysia - 30/10/2019 04:00
- Venezuela, Triều Tiên và Nghị viện Liên minh châu Phi ủng hộ lập trường của Việt Nam trong giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông - 30/10/2019 03:00
- Hoạt động ngư nghiệp ở Biển Đông năm 2019: Diễn biến phức tạp, chưa có cơ chế quản lý thống nhất - 30/10/2019 02:00

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
185 Khách đang Online