Tàu cá TQ lại bị tố chiếu ánh sáng laser gây nguy hiểm nghiêm trọng cho máy bay các nước ở Biển Đông
- Ngày đăng 12-12-2019
Đài ABC của Australia hôm 6/12 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Australia cho hay các tàu dân quân biển của Trung Quốc đã chiếu laser, đe doạ nghiệm trọng an toàn cho các máy bay của Lực lượng Quốc phòng Australia (ADF) ở Biển Đông và các sự việc xảy ra ngày càng nhiều.
Các quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Australia cho rằng các tàu dân quân biển Trung Quốc hoạt động dưới vỏ bọc tàu cá “nổi tiếng” về việc hay chiếu tia laser vào các máy bay quân sự bay qua Biển Đông. Tiến sĩ Euan Graham tại Đại học La Trobe cũng nói chính các tàu cá Trung Quốc chiếu tia laser nhằm gây khó khăn cho quân đội các nước hoạt động ở Biển Đông. “Điều đó vô cùng nguy hiểm vì bất cứ thứ gì làm mù tầm mắt của phi công, thậm chí tạm thời vô hiệu hóa họ cũng có thể tăng nguy cơ xảy ra va chạm hay hạ cánh khẩn cấp”, ông Graham cảnh báo.
Tàu cá Trung Quốc nhiều lần bị phát hiện đã cố tình sử dụng các loại vũ khí ánh sáng laser cường độ mạnh để gây nhiễu hoặc ngăn cản máy bay các nước hoạt động ở Biển Đông. Hồi tháng 5/2019, các phi công trực thăng hải quân Australia cũng đã bị tia laser nhắm vào và buộc phải hạ cánh trong khi tiến hành một cuộc tập luyện trên Biển Đông. Học giả Euan Graham, người có mặt trên chiến hạm HMAS Canberra của hải quân hoàng gia Australia trên hải trình từ Việt Nam tới Singapore, cho biết tia laser được bắn ra từ những tàu cá di chuyển qua ngang qua, trong khi tàu Canberra bị đeo bám bởi một tàu chiến của Trung Quốc. “Có phải là những ngư dân đã giật mình và phản ứng trước tình huống bất ngờ? Hay đó là một vụ phối hợp quấy rối làm liên tưởng đến lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc? Khó có thể nói chắc chắn, nhưng các sự cố tương tự đã xảy ra ở Tây Thái Bình Dương”, ông Graham viết trên website The Strategist do Viện chính sách chiến lược Australia điều hành. Cho đến nay, phương Tây đã cáo buộc Trung Quốc duy trì lực lượng dân quân trên biển hùng hậu tại biển Đông, bao gồm các tàu cá được trang bị đủ để thực thi nhiệm vụ tác chiến. Bắc Kinh áp đặt yêu sách chủ quyền phi lý đối với hơn 80% diện tích vùng biển quốc tế trên biển Đông, và thường tỏ ra nhạy cảm khi các tàu chiến nước ngoài thực thi quyền tự do hàng hải trong khu vực - đặc biệt là tàu của Mỹ và các nước đồng minh như Australia.
Những năm gần đây, Bắc Kinh tăng cường nghiên cứu, chế tạo các loại vũ khí sử dụng laser để triển khai ở Biển Đông. Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) mới đây phát phóng sự cho thấy Trung Quốc đang thử nghiệm một hệ thống vũ laser chiến thuật có nhiều nét tương đồng với tổ hợp vũ khí laser thế hệ mới (LaWS) được Mỹ phát triển từ năm 2014. Theo Sina, vũ khí này dự kiến được triển khai cả trên bộ lẫn trên biển để thực hiện nhiệm vụ phòng không hoặc phòng thủ tầm gần. Các chuyên gia Trung Quốc nhận định vũ khí này có thể còn được lắp đặt trên tàu khu trục Type 055 nhằm thay thế tổ hợp tên lửa phòng không HHQ-10. Trung Quốc gần đây đầu tư nhiều vào phát triển vũ khí laser trong nỗ lực hiện đại hóa công nghệ và trang thiết bị quân sự. Bắc Kinh hồi tháng 11/2018 lần đầu giới thiệu tổ hợp pháo laser LW-30 tại triển lãm hàng không ở Chu Hải. Tổ hợp LW-30 bao gồm một xe chỉ huy và liên lạc, xe chiến đấu với pháo laser và thiết bị hỗ trợ, được thiết kế để theo dõi và vô hiệu hóa các phương tiện bay không người lái (UAV), các loại máy bay hạng nhẹ và hệ thống dẫn đường quang điện tử trên vũ khí đối phương. Pháo laser của LW-30 có thể phát chùm tia có công suất lên tới 30 kW, phá hủy mục tiêu ở khoảng cách 25 km. Hồi tháng 5/2018, Bộ Quốc phòng Mỹ từng cáo buộc vũ khí laser của Trung Quốc tại căn cứ Djibouti là thủ phạm khiến hai phi công Mỹ bị tổn thương mắt và các sự cố tương tự xảy ra tại khu vực này trong nhiều tuần. Các quan chức Mỹ đã công hàm ngoại giao đến Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc.
Tin mới
- Phiên họp toàn thể với chủ đề “Đại dương và Luật biển” của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của UNCLOS 1982 - 13/12/2019 04:00
- Australia và Việt Nam chia sẻ quan ngại sâu sắc về an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông tại Đối thoại 2+2 lần thứ 7 - 13/12/2019 03:00
- triển khai hệ thống tên lửa tự hành PCL191 nhằm “nắn gân” Đài Loan - 13/12/2019 01:00
- Vấn đề Biển Đông và an ninh khu vực tại Đại hội lần thứ 12 của Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP) - 12/12/2019 10:00
- Lo ngại an ninh, Nhật Bản cấm sử dụng máy bay không người lái do TQ sản xuất - 12/12/2019 09:00
Các tin khác
- Điểm danh một số loại vũ khí trang bị trên tàu ngầm của các nước - 12/12/2019 07:00
- Mỹ tăng cường tuần tra tự do hàng hải, hàng không và Cựu quan chức Philippines lên án TQ phạm tội các “chống lại loài người” ở Biển Đông - 12/12/2019 06:00
- Mưu đồ chiến lược của TQ ở Biển Đông và xu hướng thời gian tới - 12/12/2019 05:00
- Thúc đẩy việc bảo vệ giá trị và tính toàn vẹn của UNCLOS 1982, bảo vệ tính thượng tôn của pháp luật trên các vùng biển và đại dương - 12/12/2019 04:00
- Bị cộng đồng quốc tế lên án, TQ gây bất ngờ khi triển khai tất cả các loại máy bay không người lái tới Tân Cương - 12/12/2019 02:00

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
339 Khách đang Online