Thủy thủ TQ bị “tố” ngược đãi thuyền viên Indonesia tới chết
- Ngày đăng 15-07-2020
Cảnh sát Indonesia ngày 13/7 cho hay, Song Chuanyun, một thủy thủ Trung Quốc sẽ phải ra hầu tòa do vướng phải cáo buộc ngược đãi khiến một thủy thủ Indonesia thiệt mạng.
Cảnh sát đưa thi thể nạn nhân xuống khỏi tàu cá (Ảnh: AFP)
Song đã bị hỏi cung trong 4 ngày sau khi chính quyền Indonesia tuần trước chặn 2 tàu Trung Quốc ở eo biển Malacca và phát hiện thi thể đóng băng của một thuyền viên Indonesia trên tàu Lu Huang Yuang Yu 118.
Quan chức cảnh sát tỉnh Riau Arie Dharmanto tuyên bố Song sẽ bị xét xử ở Indonesia vì cuộc điều tra cho thấy bằng chứng vụ ngược đãi xảy ra trong vùng biển thuộc lãnh hải của Indonesia.
“Mọi thủ tục pháp lý sẽ được xử lý ở Indonesia và chúng tôi đang điều tra thêm về các cáo buộc buôn người”, ông Dharmanto nói.
Quan chức trên cho hay các thuyền viên Indonesia phải chịu cảnh bị hành hạ và điều kiện làm việc “khủng khiếp” trên tàu Trung Quốc. Cảnh sát hiện đang truy lùng một số đối tượng ở Indonesia làm việc tại một cơ sở chuyên tuyển dụng nhân sự cho 2 tàu của Trung Quốc.
Nghi phạm Song làm điều phối viên thủy thủ đoàn trên tàu Lu Huang Yuang Yu 118. Song bị cáo buộc thường xuyên đánh đập các thuyền viên Indonesia, bao gồm thanh niên 20 tuổi Hasan Apriadi. Sau khi Apriadi qua đời, thi thể của anh bị đưa vào trong một thùng cấp đông từ cuối tháng 6.
“Nạn nhân bị ốm mà vẫn bị bắt phải làm việc. Cậu ấy bị đánh đập. Sau khi bị tra tấn, nạn nhân bị bỏ mặc không được ăn trong 3 ngày trước khi qua đời”, ông Dharmanto nói.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân có nhiều vết thương trên người vì bị một vật đánh vào.
Các chuyên gia về chống buôn người nói rằng ngành đánh bắt cá thường xảy ra hiện tượng lao động cưỡng ép, trong khi, những công nhân, thuyền viên có thể đối mặt với tình trạng bị bóc lột, bị quỵt lương, làm việc quá giờ, bị ngược đãi và thậm chí là tử vong.
Hồi tháng 6, hai thuyền viên Indonesia từng nhảy từ tàu Trung Quốc xuống biển để trốn thoát tình trạng mà họ mô tả là “ngược đãi và khủng khiếp”.
Một tháng trước, thi thể 3 thuyền viên Indonesia bị tàu mang cờ Trung Quốc ném xuống biển. Indonesia cho biết họ nhận được thông tin những thuyền viên trên chết vì mắc bệnh trong khi Trung Quốc nói việc hải táng thi thể như vậy là không sai theo luật quốc tế.
Tin mới
- Mỹ liên tục triển khai máy bay quân sự ở Biển Đông - 17/07/2020 10:00
- Chính quyền Trump sẽ hỗ trợ các nước bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông - 17/07/2020 10:00
- Trợ lý ngoại trưởng Mỹ khẳng định thêm lập trường về yêu sách ‘phi pháp’ của TQ với Việt Nam - 17/07/2020 09:00
- Ông Tập điện mừng thủ tướng Singapore để 'nhắc nhẹ' chuyện Biển Đông? - 17/07/2020 08:00
- ASEAN giữa tâm bão Mỹ - Trung: Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông sẽ ra sao? - 17/07/2020 04:30
Các tin khác
- Tam Hiệp gặp nguy, TQ đối mặt lũ lịch sử - 15/07/2020 01:00
- Sự trỗi dậy của TQ đã tới ngưỡng? - 14/07/2020 14:00
- Học giả TQ bác nghi vấn Bắc Kinh sắp lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông - 14/07/2020 08:00
- Tham vọng biển gần của TQ - 14/07/2020 04:30
- Đánh đồng Mỹ với TQ là nối giáo cho giặc - 14/07/2020 03:30

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
473 Khách đang Online