ASEAN ghi nhận "quan ngại" về biển Đông
- Ngày đăng 09-08-2018
- ...
Tình hình biển Đông dự kiến được đề cập trong tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) diễn ra tại Singapore ngày 2-8.
Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan tại cuộc họp của Ủy ban về Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) hôm 1-8 Ảnh: UNTVWEB.COM
Theo nội dung bản dự thảo mà Hãng Thông tấn Jiji Press (Nhật Bản) có được, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ghi nhận "quan ngại của một số nước về hoạt động cải tạo đất, gây xói mòn lòng tin, làm gia tăng căng thẳng và có thể tổn hại hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực" dù không nêu đích danh Trung Quốc.
Ngoài ra, dự thảo tuyên bố chung kêu gọi "giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế" cũng như tránh những hoạt động "khiến tình hình thêm phức tạp và leo thang căng thẳng" ở biển Đông.
Các bộ trưởng dự kiến đánh giá cao tiến triển đạt được trong các cuộc thảo luận thực chất giữa ASEAN và Trung Quốc hướng đến việc sớm hoàn tất soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Phát biểu trước khi lên đường đến Singapore dự AMM, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alan Peter Cayetano hôm 31-7 cho biết các cuộc thảo luận về COC có thể hoàn tất trong năm nay hoặc năm sau. Dù vậy, ông Cayetano thừa nhận tiến trình đàm phán diễn ra chậm vì đây là các cuộc thảo luận đa phương.
Trong khi đó, ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS), nhận định với AP rằng hai bên vẫn cần nỗ lực tìm tiếng nói chung về một số vấn đề, trong đó nổi bật là tính ràng buộc pháp lý của COC.
Theo ông Poling, nếu không có những nhượng bộ đáng kể, nhất là từ phía Trung Quốc, thương thảo có thể kéo dài trong lúc Bắc Kinh tăng cường khiêu khích ở biển Đông mà không phải trả giá quá nhiều.
Về tình hình bán đảo Triều Tiên, dự thảo tuyên bố chung nói trên hoan nghênh các hội nghị thượng đỉnh gần đây, giữa 2 miền Triều Tiên hồi tháng 4 và Mỹ - Triều hồi tháng 6, trong lúc thúc giục các bên tiếp tục nỗ lực phi hạt nhân hóa.
Biển Đông và Triều Tiên cũng thuộc số những nội dung quan trọng tại một loạt hội nghị giữa ASEAN và các đối tác diễn ra sau AMM, bên cạnh an ninh mạng, sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan, tầm quan trọng của một trật tự dựa trên luật lệ…
Bất chấp những tiến triển gần đây, giới chức Mỹ dự kiến thúc giục cộng đồng quốc tế tiếp tục gây sức ép trừng phạt lên Triều Tiên khi tham dự các hội nghị ở Singapore, trong đó có Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ngày 4-8.
Tin mới
- Bản tin Biển Đông ngày 10/08/2018 - 10/08/2018 11:00
- Lý do TQ không thăng hàm tướng mới nhân dịp kỷ niệm thành lập quân đội - 09/08/2018 11:00
- Bản tin Biển Đông ngày 09/08/2018 - 09/08/2018 10:30
- Tướng Mỹ: 'Không thể gọi Nga và TQ là bạn của Mỹ' - 09/08/2018 09:00
- Số phận những con nợ còi cọc của TQ: Càng giãy càng lún sâu vào bẫy - 09/08/2018 07:00
Các tin khác
- Ông Trump tuyên bố “cao tay hơn” TQ về thương mại - 08/08/2018 07:00
- TQ biện hộ: Quân sự hoá Biển Đông để “tự vệ” - 08/08/2018 03:30
- Chuyên gia Nga bình luận việc TQ thử thiết bị siêu thanh "đáng gờm" - 07/08/2018 13:00
- Bản tin Biển Đông ngày 07/08/2018 - 07/08/2018 11:00
- Bản tin Biển Đông ngày 06/08/2018 - 06/08/2018 10:00

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
518 Khách đang Online