TQ tiếp tục được liệt vào danh sách ‘Quốc gia cần chú ý đặc biệt’
- Ngày đăng 11-05-2020
- BDN
Ngày 28/4, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) đã công bố báo cáo thường niên năm 2020 về tình hình tự do tôn giáo toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục được liệt vào danh sách “Quốc gia cần chú ý đặc biệt”.
Nước bị liệt vào danh sách “Quốc gia cần chú ý đặc biệt” về tự do tôn giáo tức là chính phủ của quốc gia đó tham dự hoặc cho phép hành vi bức hại tự do tôn giáo một cách có hệ thống, kéo dài và nghiêm trọng.
Báo cáo của USCIRF cho biết, trong năm 2019, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng đàn áp tôn giáo. Chính quyền nước này đã dựng một nhà nước giám sát công nghệ cao bằng cách sử dụng nhận dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo để giám sát các nhóm tôn giáo như Kitô giáo, Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo và Pháp Luân Công.
Ngoài ra, theo báo cáo, ước tính có khoảng từ 900.000 đến 1,8 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ tại hơn 1.300 trại tập trung ở Tân Cương.
Những người bị đưa đến trại giam chỉ vì để râu dài hoặc từ chối uống rượu, hoặc các hành vi khác mà chính quyền cho là dấu hiệu của chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Các tù nhân từng bị giam giữ cho biết họ đã bị tra tấn, hãm hiếp, triệt sản cùng những hành vi lạm dụng khác.
Theo báo cáo, vào năm 2019, chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa hàng trăm nhà thờ, phá hủy thánh giá và cấm thanh niên dưới 18 tuổi tham gia các hoạt động tôn giáo. Hình ảnh của Chúa Giêsu hoặc Đức Mẹ Maria cũng được thay thế bằng hình ảnh của ông Tập Cận Bình.
Ông Gary Bauer, thành viên của USCIRF nói với tờ Daily Caller rằng, nhà cầm quyền Trung Quốc là một “chính quyền sợ tôn giáo”.
Nhằm cải thiện tình hình tự do tôn giáo ở Trung Quốc, USCIRF đã đưa ra một số đề nghị đối với chính phủ Mỹ như áp các biện pháp chế tài đối với những cơ quan và quan chức chính phủ Trung Quốc vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng, đóng băng tài khoản cá nhân hoặc cấm nhập cảnh, không cho phép Thế vận hội mùa đông năm 2022 được tổ chức tại Bắc Kinh và tăng cường các nỗ lực chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Hoa Kỳ.
Tin mới
- Mỹ chặn TQ thao túng tòa án Quốc tế về luật biển - 06/08/2020 09:00
- Mỹ phản đối TQ ứng cử thẩm phán tại tòa quốc tế về luật biển - 06/08/2020 04:30
- Mỹ phản đối Trung Quốc ứng cử vào tòa quốc tế về luật biển - 06/08/2020 01:30
- Sử dụng biện pháp vũ trang trong thực thi pháp luật trên biển: Bài học kinh nghiệm từ Mỹ và Indonesia - 04/08/2020 06:30
- Bắc Kinh gọi tên mới cho vùng nước gần Hoàng Sa - 04/08/2020 04:30
Các tin khác
- Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm luật pháp quốc tế - 30/04/2020 05:00
- Biển Đông: Philippines nói TQ ‘vi phạm chủ quyền và luật quốc tế’ - 27/04/2020 10:00
- Trung Quốc lớn tiếng bác bỏ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông - 23/04/2020 02:00
- Tuyên bố thành lập “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa” của TQ vi phạm luật quốc tế như thế nào? - 22/04/2020 03:30
- Tuyên bố lập 2 huyện quản lý Trường Sa và Hoàng Sa của TQ là vô giá trị - 20/04/2020 07:00

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
396 Khách đang Online