Chặn tàu Mỹ ở biển Đông, TQ cảnh báo Anh, Úc?
- Ngày đăng 05-11-2018
- ...
Tàu chiến Trung Quốc lần đầu tiên cảnh báo tàu hải quân Mỹ sẽ "gánh chịu hậu quả" nếu không chuyển hướng ở biển Đông.
Tàu Luyang tiếp cận rất gần tàu USS Decatur khi nó tuần tra vùng biển cách Đá Gaven khoảng 12 hải lý. Ảnh: Bộ Quốc phòng Anh
Báo South China Morning Post (SCMP) hôm 4-11 cho biết sự cố xảy ra hồi cuối tháng 9 nhưng thông tin chi tiết mới được công bố gần đây.
Theo các tài liệu quân sự nội bộ của Bộ Quốc phòng Anh, tàu khu trục Luyang của Trung Quốc đưa ra cảnh báo đối với tàu USS Decatur của hải quân Mỹ trước khi tiếp cận nó ở khoảng cách 40 m.
"Các người đang trong hành trình gây nguy hiểm. Nếu không chuyển hướng, các người sẽ gánh chịu hậu quả" – tàu Trung Quốc hăm dọa.
Tàu USS Decatur sau đó trả lời: "Chúng tôi đang di chuyển vô hại". Các quan chức Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết hành động "không an toàn và không chuyên nghiệp" của tàu khu trục Trung Quốc buộc tàu USS Decatur – lúc đó tiến hành một cuộc tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), buộc phải chuyển hướng để tránh va chạm.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng tàu Mỹ đã "xâm nhập vùng biển của nước này và thực hiện các hành động khiêu khích".
Ông Bill Hayton đến từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House), bình luận việc tàu Trung Quốc yêu cầu tàu hải quân Mỹ chuyển hướng ở biển Đông có thể là một quyết định cố ý để "nâng cao mức độ phản kháng".
"Đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc đưa ra một cảnh báo như vậy (gánh chịu hậu quả) đối với tàu chiến Mỹ. Phản ứng của Trung Quốc cũng được coi là thông điệp dành cho các đồng minh của Mỹ gồm Anh và Úc khi họ hiện diện tại các vùng biển như biển Đông" – ông Hayton nhận định.
Các cảnh quay về cuộc chạm trán giữa tàu Trung Quốc và tàu Mỹ hôm 30-9 do Bộ Quốc phòng Anh công bố cho thấy tàu Luyang tiếp cận rất gần tàu USS Decatur khi nó tuần tra vùng biển cách Đá Gaven khoảng 12 hải lý.
"Tôi công bố tài liệu này để mọi người thấy được hành vi của Trung Quốc ở biển Đông" – ông Hayton nói.
GS tại Trường ĐH Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, Ni Lexiong, cho biết hành động của Trung Quốc thể hiện sự sẵn sàng của nước này trong trường hợp leo thang xung đột với Mỹ.
Hôm 1-11, Đô đốc Mỹ John Richardson yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ quy tắc ứng xử đối với những cuộc chạm trán không lường trước được trên biển, chỉ vài ngày sau khi Washington khẳng định sẽ tiếp tục tuần tra để thực thi quyền tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế.
Tin mới
- Chiến tranh thương mại: "Quả bóng trách nhiệm", hi vọng đình chiến và cuộc chơi còn kéo dài giữa Mỹ - Trung - 06/11/2018 07:00
- 18 lần chạm trán nguy hiểm của hải quân TQ và Mỹ trong 3 năm - 06/11/2018 05:30
- Một số nhìn nhận về đề xuất thành lập khu bảo tồn sinh vật ở Biển Đông - 06/11/2018 03:30
- Vai trò của các cơ chế đa phương trong giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông hiện nay - 06/11/2018 02:30
- Bản tin Biển Đông ngày 05/11/2018 - 05/11/2018 09:00
Các tin khác
- Dàn chiến đấu cơ, tàu sân bay "khủng" của Mỹ đổ xô về Nhật Bản làm gì? - 05/11/2018 06:00
- "Giả điếc", bán công nghệ quân sự nhạy cảm cho TQ: Đồng minh thân cận khiến Mỹ uất nghẹn - 05/11/2018 05:30
- Hải quân TQ có phát triển mới cực kỳ nguy hiểm: Qua rồi cái gọi là "giấu mình chờ thời" - 05/11/2018 04:30
- Căn cứ hải quân của Mỹ thời Thế chiến 2 được Úc tái lập để chống TQ - 05/11/2018 04:00
- Asia Times: Hả hê khi "hổ giấy" Trump trúng cử, TQ không ngờ có ngày phải hối hận! - 05/11/2018 03:30

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
432 Khách đang Online