Đại biểu Quốc hội nói về những “đại bàng” đang gãy cánh
- Ngày đăng 22-05-2016
- Soha
“Cần làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến quyết định đầu tư gây ra sự lãng phí trong các dự án. Làm rõ trách nhiệm, xử lý được trách nhiệm sẽ giảm thiểu, hạn chế được những lãng phí tương tự sau này”, đại biểu Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội nói.
Ông Đỗ Mạnh Hùng.
PV: Để xảy ra lãng phí, theo ông, có cần phải làm rõ trách nhiệm đầu tư của các đơn vị liên quan?
Ông Đỗ Mạnh Hùng: Đúng là phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân liên quan đến quyết định đầu tư gây ra sự lãng phí này.
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, tôi có nêu ra một số dự án gây lãng phí, trong đó có dự án Nhà máy polyester ở Hải Phòng và dự án Nhà máy thép Thái Nguyên.
Bộ trưởng Bộ Công Thương có giải trình, nói Nhà máy polyester tính không sát, không đúng giá thành sản phẩm, sau này đội giá lên cao không tiêu thụ được, vì thế nhà máy phải tạm thời dừng sản xuất.
Bộ trưởng cũng nói sẽ tìm giải pháp khắc phục, rồi đưa nhà máy tiếp tục đi vào sản xuất.
Còn dự án thép Thái Nguyên, bộ trưởng giải thích do lỗi trong ký hợp đồng với đối tác nên thiếu điều khoản bàn giao thiết bị điều khiển trung tâm, nên dù đầu tư nhiều ngàn tỷ đồng nhưng dự án chưa đi vào hoạt động được.
Thời điểm đó, bộ trưởng cũng nói sẽ chỉ đạo để có giải pháp bổ sung hợp đồng và sẽ có hướng đưa dự án đi vào hoạt động.
Tuy nhiên đến bây giờ những vấn đề đó không những còn bộc lộ thêm, mà nguyên nhân lại không chỉ có vậy và còn lộ ra nhiều nguyên nhân khác.
Vấn đề bây giờ là, trách nhiệm quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, theo chức trách thẩm quyền phải được làm rõ và phải được xử lý theo quy định.
Thứ hai, phải kể đến trách nhiệm của đơn vị quản lý trực tiếp dự án, cũng cần đề cập rõ vai trò về tư vấn, thiết kế, tham mưu, đề xuất...
Điều quan trọng là khi làm rõ trách nhiệm, xử lý được trách nhiệm sẽ giảm thiểu, hạn chế được những lãng phí tương tự sau này.
Chủ đầu tư một dự án đã từng nói rằng, mặc dù khi hoàn thành, đưa vào sử dụng có thể không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, nhưng lại có hiệu quả rất lớn về mặt xã hội khi tạo ra hàng nghìn công ăn việc làm cho người lao động.
PV: Ông thấy sao về quan điểm này?
Ông Đỗ Mạnh Hùng: Đã là những dự án phát triển kinh tế thì phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo quan trọng, còn nếu lấy những hiệu quả khác để bao biện cho việc thua lỗ kéo dài, không có hiệu quả kinh tế thì chắc chắn phải cân nhắc.
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải rà soát thật kỹ trước khi quyết định.
Một dự án mà nói thu hút lao động, tạo ra nhiều công ăn việc làm mà càng làm càng lỗ thì không thể duy trì. Còn trong trường hợp chỉ cầm chừng hòa vốn, hoặc lãi ít thì cơ quan chức năng cũng cần phải có câu trả lời.
Trong trường hợp ấy cần phải tính đến hiệu quả toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội.
PV: Cảm ơn ông.
Tin mới
- Mở kho 500 tấn vàng trong dân: Chỉ được làm khi... - 24/05/2016 02:45
- Vũ khí sát thương là gì? - 24/05/2016 02:30
- Sữa giả gây bệnh lạ ở TQ - 23/05/2016 14:00
- TQ với giấc mộng khống chế thị trường tài chính toàn cầu - 23/05/2016 11:30
- Xã luận Thời báo Hoàn Cầu xuyên tạc quan hệ Việt - Mỹ - 23/05/2016 09:41
Các tin khác
- Siêu dự án sông Hồng: Phải hiểu là không đồng ý - 22/05/2016 08:00
- Đường nghìn tỷ lún do trời...nắng: Không sửa xong, đừng thu phí - 22/05/2016 05:00
- Máy bay Ai Cập mất tích có thể do bị tấn công khủng bố - 22/05/2016 04:00
- Pháp nhắc khủng bố tăng sau tai nạn máy bay Ai Cập - 21/05/2016 14:00
- Nga lập trạm GLONASS ở Indonesia, Việt Nam vẫn đang chờ đợi - 21/05/2016 07:00

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
776 Khách đang Online