Đông Nam Á cảnh giác trước bẫy nợ
- Ngày đăng 11-07-2018
- BDN
Một số thành viên ASEAN đang cân nhắc giảm quy mô hoặc hủy những dự án cảng, đặc khu kinh tế và đường sắt có đầu tư từ Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asian Review, Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính Myanmar Soe Win cho biết nước này sẽ giảm bớt quy mô dự án đặc khu kinh tế tại thị trấn Kyaukpyu (bang Rakhine) với kinh phí vay từ Trung Quốc lên đến 10 tỉ USD (229.000 tỉ đồng). Theo kế hoạch ban đầu, tại đặc khu này, Trung Quốc sẽ xây dựng một hải cảng thuộc hàng lớn nhất Myanmar và một khu công nghiệp 1.000 ha.
Tuy nhiên, chính phủ Myanmar ngày càng lo ngại về khoản vay từ Trung Quốc để thực hiện dự án này. “Chúng tôi rút ra được nhiều bài học từ các quốc gia khác, theo đó đầu tư quá mức đôi lúc không mang đến kết quả tốt đẹp”, ông Soe Win cho hay. “Vấn đề đặt ra là chúng tôi có đủ khả năng trả nợ hay không? Chúng tôi sẽ phải cắt giảm quy mô và tất cả chi phí không cần thiết của dự án”, ông Soe Win khẳng định. Hiện vẫn chưa rõ chính phủ Myanmar sẽ giảm quy mô dự án đến mức nào. “Điều này tùy thuộc vào các cuộc đàm phán, nên chúng tôi không thể nêu cụ thể. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc phải có trách nhiệm đảm bảo lợi ích cho hai bên”, theo Bộ trưởng Soe Win. Tính đến cuối năm 2017, nợ nước ngoài của Myanmar là 9,6 tỉ USD, trong đó 40% từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Malaysia cũng đang xem xét lại tất cả dự án với Trung Quốc. Cuối tuần trước, Reuters dẫn lời Thủ tướng Mahathir Mohamad cho biết “những điều khoản không công bằng” trong các dự án với Trung Quốc sẽ là vấn đề thảo luận chính trong chuyến thăm của ông đến Bắc Kinh vào tháng 8. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Kuala Lumpur đình chỉ 3 dự án với kinh phí vay từ đối tác, được ký kết từ thời cựu Thủ tướng Najib Razak. Trong đó bao gồm tuyến đường sắt bờ biển phía đông (20 tỉ USD) và 2 đường ống dẫn dầu (2,3 tỉ USD). Các công ty nhà nước Trung Quốc chịu trách nhiệm phát triển cả ba dự án này. “Có nhiều vấn đề phát sinh trong các dự án bao gồm những điều khoản thiếu công bằng, không có lợi cho Malaysia. Chúng tôi cũng lo ngại lãi suất cho vay quá cao”, ông Mahathir nói.
Tin mới
- TQ: Nga-Mỹ là một phần của phương Tây - 14/07/2018 01:00
- TQ "toát mồ hôi hột" vì bị Mỹ liên tiếp "đánh" vào điểm nhạy cảm nhất - 12/07/2018 03:00
- TQ giăng bẫy nợ, Đông Nam Á dè chừng - 12/07/2018 02:00
- Đi ngược lại với TQ, Đài Loan trở thành mảnh đất lưu giữ văn hoá Thần truyền - 12/07/2018 01:00
- Phương Tây nổi đóa vì Nhật không vào hùa chống Nga - 11/07/2018 14:00
Các tin khác
- Fed lo lắng về chiến tranh thương mại Mỹ - TQ - 10/07/2018 05:00
- TQ khó dùng 'chiêu' tẩy chay hàng Mỹ nếu có chiến tranh thương mại - 10/07/2018 04:00
- Giải mã chiêu trò mới của TQ ở Hoàng Sa - 10/07/2018 03:30
- Mỹ-NATO đối đầu vì Nga: Ai thắng? - 10/07/2018 02:30
- Mối lo sợ của Mỹ từ vũ khí không gian Nga - Trung - 09/07/2018 03:30

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
07 Tháng 1 2011
0 bình luận
Lượt xem:131475

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
19 Tháng 7 2011
0 bình luận
Lượt xem:123132
660 Khách đang Online