Mỹ muốn rút khỏi TQ, nước nào ‘trải thảm đỏ’?
- Ngày đăng 21-05-2020
- BDN
Một mặt, đại dịch COVID-19 trở thành cơn ác mộng với cả thế giới, nhưng mặt khác lại trở thành vận may của một số nước.
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ không còn là điều mới mẻ. Mấy năm nay, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt tay vào thực hiện mục tiêu giảm phụ thuộc của các ngành công nghiệp Mỹ vào Trung Quốc, và đại dịch COVID-19 càng đẩy nhanh quá trình này.
Ông Trump quyết định chuyển khoảng 27 nhà máy từ Trung Quốc xuống Indonesia và có thể bổ sung thêm danh sách sau khi Tổng thống Indonesia cử Bộ trưởng đầu tư Luhut Binsar Pandjaitan làm việc với các công ty Mỹ để đưa họ về Indonesia. Công viên công nghiệp Brebes ở tỉnh Trung Java, với diện tích khoảng 4.000 héc-ta sẽ là khu vực tiếp nhận các công ty Mỹ dừng chân, The Policy Times đưa tin.
Indonesia cho rằng nguồn nhân lực dồi dào, hạ tầng tốt, diện tích đất rộng, chính sách thuận lợi là những nhân tố giúp Indonesia thu hút được các doanh nghiệp Mỹ muốn chuyển khỏi Trung Quốc.
Indonesia nhận định xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc mang lại lợi ích cho nước này. Không chỉ các công ty Mỹ mà cả châu Âu và Nhật Bản cũng sẽ chuyển khỏi Trung Quốc và thay đổi chuỗi cung ứng. Trong số các nước Đông Nam Á, Indonesia được nhiều công ty Mỹ chọn để phát triển cơ sở mới.
Tại Ấn Độ, chính phủ nước này đang dành quỹ đất rộng gần 462.000 héc-ta để thu hút các doanh nghiệp sẽ chuyển khỏi Trung Quốc, India Times dẫn các nguồn tin nắm được vấn đề cho biết.
Đất đai là một trong những trở ngại lớn nhất đối với các công ty tìm cách đầu tư vào Ấn Độ.
Chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đang làm việc với các chính quyền bang để thay đổi tình hình, nhằm thu hút các công ty muốn giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, sau khi đại dịch COVID-19 khiến các nguồn cung cấp bị gián đoạn nghiêm trọng.
Chính phủ Ấn Độ đã lựa chọn 10 ngành, trong đó có điện tử, dược, thiết bị y tế, công nghiệp nặng, thiết bị năng lượng mặt trời, chế biến thực phẩm, hóa chất và dệt may, là những lĩnh vực trọng tâm thu hút đầu tư. Chính phủ Ấn Độ chỉ đạo các đại sứ quán của nước này tìm hiểu các công ty đang muốn di chuyển sản xuất.
Cơ quan xúc tiến đầu tư của Ấn Độ tiếp nhận yêu cầu chủ yếu từ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc, bày tỏ mong muốn chuyển nhà máy đến nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á, India Times dẫn các nguồn tin cho biết.
Trong khi đó, các nghị sĩ và quan chức Mỹ đang soạn thảo đề xuất nhằm khuyến khích các công ty của nước này chuyển sản xuất hoặc cơ sở cung cấp quan trọng ra khỏi Trung Quốc. Giảm thuế, ban hành quy định mới và trợ cấp là những biện pháp đang được tính đến, Reuters đưa tin.
Tin mới
- Căng thẳng Mỹ-Trung “làm khó” cuộc điều tra độc lập về Covid-19 - 21/05/2020 08:00
- Bị phương Tây quay lưng, TQ cần châu Phi hơn bao giờ hết - 21/05/2020 06:00
- TQ nguy cơ 'ngậm bồ hòn' với chiến lược 'bẫy nợ' - 21/05/2020 05:30
- Hiểu rõ các bước đi của TQ ở biển Đông - 21/05/2020 04:00
- TQ tìm chiến lược mới trong thế giới hậu đại dịch COVID-19 - 21/05/2020 03:30
Các tin khác
- Rộ tin có thêm ngư dân Indonesia chết trên tàu cá TQ, xác bị thả xuống biển - 21/05/2020 01:00
- Toàn cầu hóa thất bại vì Covid-19? - 18/05/2020 19:41
- Thảm họa vỡ đập Tam Hiệp đã được dự báo?! - 18/05/2020 19:36
- Đập Tam Hiệp: ‘Lời nguyền tử huyệt’ bắt đầu ám ảnh TQ? - 18/05/2020 05:00
- Ngoại trưởng Pompeo: TQ đang đặt ra những thách thức cho nước Mỹ - 18/05/2020 03:00

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
07 Tháng 1 2011
0 bình luận
Lượt xem:141135

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
19 Tháng 7 2011
0 bình luận
Lượt xem:127993
508 Khách đang Online