Cuộc so găng giữa hai cường quốc đang hồi gay cấn
- Ngày đăng 26-11-2020
- H.Đ
Mặc cho Trung Quốc phản đối gay gắt, Chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ Michael Studeman vẫn “lén lút” thăm Đài Loan (Theo bình luận của truyền thông Trung Quốc). Và ông Studdeman đã kết thúc chuyến thăm Đài Loan kéo dài ba ngày vào tối 24/11.
Như các bạn đã biết, Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả trong trường hợp xấu nhất phải dùng đến vũ lực. Mấy tháng trước đây Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ bằng cách điều tiêm kích áp sát Đài Loan sau chuyến thăm của Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar (vào tháng 8) và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach (vào tháng 9).
Còn lần này, khi biết tin Chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ bí mật đến Đài Loan, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết: “Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ hình thức trao đổi nào giữa các quan chức Mỹ và Đài Loan,hoặc quan hệ quân sự giữa hai nước”.Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ thừa nhận mức độ nhạy cảm của vấn đề Đài Loan.
Tờ South China Morning Post dẫn lời một số chuyên gia ở Trung Quốcvề chuyến thăm này. Đáng chú ý là các nhận định:
Một, trong hai tháng tới sẽ thử thách sự kiên nhẫn và bình tĩnh của chính phủ Trung Quốc. Sự kiên nhẫn ấy đã“đến mức cùng cực”khi chính quyền sắp mãn nhiệm ở Nhà Trắng có thể sẽ kích động Bắc Kinh bất cứ khi nào có cơ hội.
Hai,Bắc Kinh đã rất thận trọng để giữ cho mối quan hệ Trung - Mỹ ổn định sau chuyến thăm bí mật được của Chuẩn đô đốc Michael Studeman. Thực chất ông này Giám đốc tình báo của Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Ba,một nguồn tin trong quân đội ở Bắc Kinh cho biết, việc cử một sĩ quan tình báo đến Đài Loan là nhằm kiểm tra các giới hạn của nhà cầm quyền Trung Quốc. Nếu như Bắc Kinh thực hiện một động thái trả đũa quyết liệt, mối quan hệ Trung - Mỹ có thể dẫn tới nguy cơ xung đột.
Bốn,các trao đổi tình báo giữa Mỹ và Đài Loan thường được giữ bí mật. Điều này giải thích tại sao không có cơ quan chính phủ nào muốn xác nhận rằng Studeman đã đến thăm Đài Loan.
Còn theo các nhà bình luận quốc tế, chuyến thăm của Studeman hẳn liên quan đến việc thực hiện các thỏa thuận cần thiết. Đó là thỏa thuận về việc triển khai hoạt động tình báo, an ninh và chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trước thời điểm chuyển giao của chính quyền Mỹ”.
Chuyến thăm Đài Loan của ông Studeman diễn ra giữa lúc có nhiều bàn tán về khả năng Trung Quốc lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại một khu vực nào đó ở Biển Đông.
Đầu tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Nghiêm Đức Phát nhận xét, các hoạt động của máy bay Trung Quốc ở tây nam Đài Loan thời gian qua có thể liên quan đến kế hoạch thiết lập ADIZ ở phía tây eo biển Ba Sỹ.
Nếu mức độ và cường độ của các hoạt động hàng không quân sự nước ngoài tiếp tục tăng cao thì việc Bắc Kinh thiết lập ADIZ ở Biển Đông là điều hoàn toàn có thể xảy ra.Điều này nhằm giải quyết xung đột trên vùng trời xung quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố ADIZ ở Biển Đông sẽ được thiết lập, tùy theo nhu cầu an ninh và mức độ của các mối đe dọa trên không. Biết đâu chuyến thăm bí mật tới xứ Đài của nhà tình báo Mỹ lại là cái cớ để Bắc Kinh nổi giận và quyết định lập vùng ADIZ?
Cũng khó mà đoán được cái đầu bốc lửa của Tổng thống mãn nhiệm kỳ Donald Trump đang nghĩ gì? Điều gần như chắc chắn là ông ta sẽ dùng con bài Đài Loan để “chơi Bắc Kinh một vố”, khi cánh cửa tái cử một nhiệm kỳ Tổng thống ngày càng hẹp lại.
Cho nên cái việc ngài tình báo Mỹ xuất hiện “mờ mờ nhân ảnh” ở Đài Loan như một cái gai chọc vào mắt nhà đương cục Bắc Kinh. Khi đã kiên nhẫn “đến mức cùng cực” thì việc lập vùng ADIZ chỉ là thời điểm.
Cuộc so găng giữa hai cường quốc đang hồi gay cấn.
Tin mới
- TQ sử dụng chiến thuật gây hấn ở Biển Đông tới biên giới Ấn Độ - 01/12/2020 03:00
- Úc và đồng minh hóa giải “nước cờ” của TQ - 30/11/2020 02:00
- Việt Nam phải thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh - 29/11/2020 05:00
- Ưu tiên hàng đầu của Joe Biden vẫn là “dẹp loạn” trên Biển Đông - 28/11/2020 14:00
- Sáng kiến Vành đai, con đường của TQ bị chậm lại - 26/11/2020 07:00
Các tin khác
- Nước Mỹ không thay đổi, TQ cần phải thay đổi - 25/11/2020 14:05
- Liệu biển Hoa Đông có giảm nhiệt khi ngoại trưởng TQ thăm Nhật Bản? - 25/11/2020 01:00
- Một dự luật quái gở! - 23/11/2020 09:00
- Biển Đông và “lá bài tên lửa” của Nga - 23/11/2020 08:00
- “ASEAN đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông” - 22/11/2020 07:00

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
345 Khách đang Online