Lo ngại hải quân TQ, đến lượt Úc sắm tên lửa chống hạm tầm xa
- Ngày đăng 13-05-2020
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán 200 tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM), cộng với thiết bị huấn luyện và hỗ trợ, với chi phí ước tính 900 triệu đô la cho Úc. Các tên lửa sẽ được gắn trên máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet của Không quân Hoàng gia Úc, theo bài của National Interest.
Một động lực để phát triển LRASM là khi Mỹ nhận ra rằng tên lửa chống hạm của Nga và Trung Quốc có thể nhắm bắn các tàu Mỹ vượt xa tầm bắn của tên lửa chống hạm Harpoon của tàu chiến Mỹ và phương Tây. Phiên bản mới nhất của tên lửa chống hạm P-800 Onyx của Nga, Onyx-M, được nói là có tầm bắn 800km. Đáng lo ngại và liên quan trực tiếp đến Australia là loại tên lửa chống hạm CJ-10 của Trung Quốc, dựa trên thiết kế tên lửa Nga, trang bị trên tàu khu trục Type 055 mới có tầm bắn ước tính gần 1300km.
Theo báo cáo của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Bộ Ngoại giao Mỹ, Úc dự định gắn các LRASM lên phi đội F-18, nâng cao khả năng nâng bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng.
Malcolm Davis, một nhà phân tích cao cấp tại Viện Chính sách chiến lược Úc, cho rằng cần có LRASM để thay thế các tên lửa cận âm Harpoon do Mỹ sản xuất, ra đời từ thời Chiến tranh Lạnh. Các LRASM phiên bản gắn trên máy bay của Lockheed Martin, mang đầu đạn hơn 450kg, có tầm bắn ít nhất 320km, so với khoảng 112km của Harpoon. Hơn nữa, gắn trên máy bay có nghĩa là tầm bắn của LRASM có thể nói là không giới hạn.
“Tôi nghĩ rằng việc có được LRASM cho các tàu chiến lớp Hobart và Hunter sẽ là một bước hợp lý để thay thế tên lửa Harpoon lỗi thời, chậm và tầm bắn ngắn”, ông Davis nói với National Interest.
Việc mua lại LRASM cho các tiêm kích F/A-18F sẽ tăng cường đáng kể khả năng ASuW [chiến tranh trên mặt biển] của chúng tôi từ nền tảng đó (tàu chiến) và cũng có thể mong đợi từ cả những chiếc P-8”, ông Davis nói. Úc đang đặt mua 15 máy bay tuần tra hàng hải Boeing P-8A Poseidon, cùng với máy bay không người lái tuần tra tầm xa MQ-4C Triton.
Công bằng mà nói, Harpoon chưa bao giờ là vũ khí tầm xa so với các mẫu tên lửa của Liên Xô, ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh. Tên lửa LRASM có khả năng tàng hình, được thiết kế dựa trên tên lửa hành trình phóng từ trên không JASSM-ER, đã trang bị cho các tiêm kích Super Hornets F/A-18E/F của Hải quân Mỹ. Một biến thể, được thiết kế để bắn từ các ống phóng thẳng đứng trên tàu mặt nước, đang được phát triển.
Tin mới
- Chúc mừng bà Thái Anh Văn nhậm chức xong, Mỹ bán 18 ngư lôi cho Đài Loan - 24/05/2020 06:00
- Trung Quốc tuyên bố không tha thứ 'Đài Loan ly khai' - 21/05/2020 12:00
- Bà Thái Anh Văn nhậm chức, gửi thông điệp cứng rắn đến TQ - 21/05/2020 09:00
- Mỹ tái khởi động vũ trang nhằm đánh bật hỏa lực TQ ở châu Á – Thái Bình Dương - 18/05/2020 05:30
- Giọng điệuTQ: VN 'không có quyền' phản đối lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông - 15/05/2020 03:30
Các tin khác
- Mổ xẻ lực lượng tàu ngầm hạt nhân TQ - 13/05/2020 04:30
- Hoàn Cầu thời báo: dù 'yêu hòa bình', Trung Quốc cần có 1.000 đầu đạn hạt nhân - 11/05/2020 01:30
- Tình báo TQ cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự với Mỹ hậu Covid-19 - 09/05/2020 12:00
- Đài Loan nói TQ không có quyền đại diện cho đảo quốc này - 08/05/2020 04:30
- Mỹ thách thức TQ ở eo biển Đài Loan - 27/04/2020 03:30

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
426 Khách đang Online