Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMột “kỳ tích” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Một “kỳ tích” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Để “nói lấy được” rằng Biển Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc từ
lâu đời, nhà cầm quyền các thế hệ của nước CHND Trung Hoa đã tung ra nhiều luận
điệu hoang đường về lịch sử, rằng từ đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, người
Trung Quốc đã “có mặt” …, nhưng thực chất chỉ là  “có trên giấy” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa từ lâu đời rồi.

Những tưởng nhà đương cục Trung Quốc “nói lấy được” đến đó thì thôi.
Nhưng không ngờ là hồi 23 giờ 18 phút ngày 24 tháng 7 năm 2010, nước CHND Trung
Hoa và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tung ra trên mạng của họ một tin giật gân: “Nhân dân Trung Quốc phát hiện sớm nhất các đảo
Nam Hải có thể truy ngược lên tận triều Hán. Dương Phù, Đông Hán trong “Dị chí
vật” có ghi: ‘những mỏm nhô cao ở Trương Hải khi nước cạn có nhiều đá nam châm”
giải thích “Trương Hải” là tên gọi của nhân dân Trung Quốc thời đó đối với Biển
Đông, còn “mỏm nhô cao” là chỉ các đảo, bãi đá ngầm. bãi cát, bãi thuộc Nam Hải
bao gồm quần đảo Tây Sa và Nam Sa”
(dịch đúng nguyên văn)

Vì đã biết một số người Trung Quốc là “bậc thầy thế giới” trong chuyện
cắt xén thêm bớt, xuyên tạc lịch sử nên người viết bài này đã cất công tra cứu.
Kết quả là, theo Bách khoa Bách Độ tiếng
Trung, đúng là có Dương Phù người Phan Ngu, quận Nam Hải (nay là quận Hải Châu,
thành phố Quảng Châu), năm sinh và mất chưa rõ, nhưng biết là ông được tham gia
triều chính từ năm 77 sau Công nguyên, có tác phẩm là “Dị vật chí” được viết thành
sách hồi đầu thế kỷ 2. Đó là cuốn sổ tay đầu tiên ghi chép các loại sản vật
trên đất liền và dưới biển cũng như các loài thực vật, động vật, khoáng sản của
vùng Lĩnh Nam.
Trong đó có những đoạn miêu tả cách trồng mía, ép mía.. chứng tỏ từ thời Đông
Hán người Trung Quốc đã biết sản xuất đường ăn… Xin lưu ý là Bách khoa Bách độ chỉ nói những ý chính
về cuốn “Dị vật chí” như vậy thôi, chứ không hề nhắc tới đoạn ghi chép về
“Trương Hải, đảo bãi..” nói trên. Hơn nữa Bách
khoa Bách độ
còn nói rất có khả năng cuốn sách này đã bị thất tán từ đời Tống.
Và đến cuối đời Mãn Thanh mới có người Hải Nam sưu tầm tư liệu từ một số sách
cũ viết lại cuốn này.

Tra cứu thêm được biết rằng tháng 6 năm 2009, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ
thuật Quảng Đông đã cho xuất bản lần đầu cuốn “Dị vật chí” của Dương Phù. Xin bạn
đọc hãy lưu ý  tới  ngày tháng xuất bản cuốn sách – Nó vừa mới được
ra đời đấy! năm 2009 – Giả dụ người ta có nhét thêm đoạn văn nói trên – dù ai
cũng biết là nó chẳng có giá trị gì đối với việc công nhận chủ quyền của Biển
Đông – vào đó thì trời cũng chẳng kiểm tra nổi. Hơn nữa cho dù người Trung Quốc
hiện đại không sửa chữa thì với việc cuốn sách chỉ được viết lại vào cuối đời
Mãn Thanh, những câu viết trên chẳng còn ý nghĩa lịch sử gì nữa!

 Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại một
lần nữa “chơi trò nói bẩn” về Biển Đông! Nhưng những thông tin nói trên của
chính họ đã đập thẳng vào mấy cái mặt trơ tráo ấy.

Tháng 8 năm 2010

 

RELATED ARTICLES

Tin mới