Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHai “ngư ông đắc lợi” trong cuộc chạy đua quân sự tại...

Hai “ngư ông đắc lợi” trong cuộc chạy đua quân sự tại Đông Nam Á

altTheo tạp chí “Time”, các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á đang “đua nhau” hiện đại hóa quân đội và tăng cường tiềm lực quốc
phòng, với việc bắt đầu “mùa mua sắm” vũ khí quy mô lớn chưa từng thấy.

Indonesia
vừa nhận chiếc máy bay tiêm kích đầu tiên trong số 6 chiếc mua của Nga trị giá
300 triệu USD. Thái Lan cũng đã nhận chiếc đầu tiên trong lô hàng 96 xe tải bọc
thép trị giá 125 triệu USD từ Ukraine và một chiếc khác từ lô hàng 6 máy bay
tiêm kích và 2 máy bay của Thụy Điển, với giá 574 triệu USD. Malaysia đã bỏ ra 1 tỷ USD để mua
hai tàu ngầm của Pháp và Tây Ban Nha.

Tạp chí “Time” cho biết trong giai đoạn năm 2000 –
2004 và 2005 – 2009, lượng vũ khí nhập vào Indonesia tăng 84%, Singapore tăng
146% và Malaysia tăng 722%. Năm ngoái, Việt Nam cũng đặt mua của Nga 6 tàu
ngầm trị giá 2 tỷ USD và 12 chiến đấu cơ trị giá 1 tỷ USD.

Cuộc chạy đua quân sự nói trên bắt nguồn từ việc
Trung Quốc không ngừng tăng cường tiềm lực quân sự và tuyên bố chủ quyền ở hầu
hết các khu vực trên Biển Đông, vùng biển có nhiều trữ lượng dầu lửa, khoáng
sản và cũng là nơi chứng kiến nhiều cuộc đụng độ thủy quân trong quá khứ. Cuộc
chạy đua vũ trang này cũng xuất phát từ thực tế bất hòa giữa các quốc gia trong
khu vực, chẳng hạn quan hệ giữa Thái Lan với Myanmar và Cambodia luôn căng
thẳng; tranh chấp lãnh hải giữa Indonesia và Malaysia. Một nguyên nhân nữa là
sự gia tăng ảnh hưởng của giới quân sự trong bộ máy lãnh đạo ở các quốc gia.
Như ở Myanmar,
quân đội lãnh đạo đất nước, chi tiêu quân sự của quốc gia này chiếm 1/3 GDP cả
nước. Còn ở Thái Lan, năm 2006, chính phủ dân cử của cựu thủ tướng Thaksin
Shinnawatra bị lật đổ, chi phí quốc phòng nước này đã tăng đến 5,5 tỷ USD.

Có hai “ngư ông đắc lợi” trong cuộc chạy đua quân
sự giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á là các nhà chế tạo vũ khí và Mỹ.
Tạp chí “Time” nhận định trước sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc, các quốc
gia láng giềng dù luôn phải tìm cách chung sống với Bắc Kinh, nhưng cũng nhắn
nhủ với Washington rằng họ vẫn cần Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc và là
“nhà hòa giải chân thành”.

Theo ông Siemon Wezerman, chuyên gia về châu Á
của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), làn sóng mua vũ khí của
các quốc gia Đông Nam Á sẽ gây mất ổn định và đe dọa hòa bình khu vực. Các quốc
gia Đông Nam Á nên tỏ ra minh bạch trong việc mua vũ khí bằng việc công khai
với các nước láng giềng về các loại vũ khí đã mua và nơi tích trữ. Tuy nhiên,
ông cũng cho rằng các nước luôn ngần ngại công khai tiềm lực quốc phòng và
những mối quan ngại của mình. Hiện nay, mối nguy hiểm nhất vẫn là sự mập mờ của
Trung Quốc trong việc tích trữ vũ khí. Sự mập mờ này có thể làm tăng nguy cơ
hiểu lầm và những toan tính sai lầm; đồng thời nói cũng làm cho an ninh khu vực
thêm bất ổn và kéo theo ngày càng nhiều thương vụ buôn bán vũ khí./.

Hải Trần

 

RELATED ARTICLES

Tin mới