Friday, April 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mới“Trung Quốc tỏ ra rất hiếu chiến ở khu vực Trường Sa”

“Trung Quốc tỏ ra rất hiếu chiến ở khu vực Trường Sa”

altKhi đề cập tới tranh chấp chủ quyền ở
Biển Đông, Tiến sỹ Thomas Jandl của Đại học American University- Mỹ, cho rằng
Trung Quốc tỏ ra rất hiếu chiến ở khu vực Trường Sa và  nhận xét: “qua  đường lưỡi bò, Trung Quốc muốn biến khu vực
này thuộc sở hữu của mình và khi có tranh chấp Trung Quốc sẽ coi đó là lý do để
bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình”.

 –  Đã nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam, ông có cảm
giác gì khi nghe  tin Trung Quốc cắt cáp
tàu thăm dò của Việt Nam?

Tôi cảm thấy không có gì đáng ngạc nhiên vì trong mấy
năm gần đây Trung Quốc tỏ ra rất hiếu chiến ở khu vực Trường Sa. Tuy nhiên, sự
kiện này đặc biệt vì diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt
Nam, quá gần bờ biển Việt Nam.

– Ông đánh
giá thế nào về phản ứng của Việt Nam trước hành động đó của Trung
Quốc?

Nước nào khi bị xâm hại như vậy đều đưa ra tuyên bố
phản đối. Tuy nhiên, sẽ khó cho Việt Nam vì Trung Quốc là một nước rất
lớn và có lực lượng hải quân hùng hậu. Điều mà Việt Nam đã làm được trong mấy năm gần
đây là đã quốc tế hóa được các chính sách đối ngoại của mình bằng cách thông
báo cho ASEAN và quốc tế biết các vấn đề tranh chấp qua các hội nghị ASEAN+. Việc
quốc tế hóa rõ ràng là một ý tưởng tốt vì Trung Quốc thường  muốn giải quyết các vấn đề theo cách song
phương. Việc Việt Nam cũng như các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc cùng
nhau khiếu nại sẽ giúp tạo ra một mối quan tâm chung của khu vực với vấn đề
này.

– Vậy theo
ông,  động cơ chính của Trung Quốc khi họ
cố  tình gây ra vụ việc ngày 26-5 là gì?

–  Điều Trung
Quốc thực sự quan tâm là các nguồn tài nguyên trong vùng biển này, đặc biệt là
dầu mỏ, chứ không hoàn toàn chỉ là các hòn đảo và các dải đá ngầm. Trước đây,
khi chưa phát hiện ra dầu mỏ và nhu cầu về dầu mỏ chưa cao thì không mấy ai
quan tâm nhiều tới vùng biển này. Trung Quốc rất hăng hái trong việc mở rộng
vùng tài nguyên và cũng lo ngại tới việc phương Tây kiểm soát nguồn năng lượng
của mình do đó họ cũng tiến hành những hoạt động mạnh mẽ ở Trung Đông và cả ở
châu Phi để chủ động về năng lượng. Trung Quốc đã thấy tiềm năng của các vùng
tài nguyên này với sự phát triển kinh tế của họ. Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ
lớn và Trung Quốc là một nước lớn và họ nghĩ họ có thể chiếm được nguồn dầu mỏ
ở đây.

–  Vậy đó là lý do chính Trung Quốc đưa ra  tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông với “đường lưỡi
bò”?

– Mỹ đã tuyên bố khu vực Biển Đông là vùng biển quốc
tế, vùng thương mại quốc tế và phải tuân thủ theo luật pháp quốc tế. Mỹ cũng
muốn có tự do hàng hải ở khu vực này để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Lợi
ích quốc gia là điều rất quan trọng vì qua “đường lưỡi bò” Trung Quốc muốn biến
khu vực này thuộc sở hữu của mình và khi có tranh chấp Trung Quốc sẽ coi đó là lý
do để bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình.

Vậy ai có bằng chứng tốt nhất để khẳng định chủ quyền
ở vùng biển này. Không bên nào. Khu vực này không phải là đất liền mà chủ yếu
là những rặng san hô. Và theo luật quốc tế, san hô thì không phải là đất liền
do đó không nước nào có được cơ sở tốt để tuyên bố chủ quyền. Tuy vậy, lời
tuyên bố chủ quyền ở khu vực này của Trung Quốc là thiếu cơ sở nhất vì nó rất
xa Trung Quốc, không có các bằng chứng lịch sử và điều duy nhất mà Trung Quốc
có thể nói là họ lấy được một phần từ Việt Nam trong thời chiến.

Giải pháp khả thi là các nước ASEAN phải cùng bàn luận
và có thể mời Trung Quốc cùng tham gia để có được giải pháp phù hợp, cùng khai
thác tài nguyên ở khu vực này. Nếu làm được như vậy thì Trung Quốc cũng chắc sẽ
quan tâm và khó có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ 3.

Trung Quốc sẽ làm điều họ có thể làm. Một chính khách
Trung Quốc đã từng nói rằng Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là
những nước nhỏ. Trong khi đó, ở phương Tây ai cũng biết câu trong thần thoại Hy
Lạp: Kẻ lớn làm điều họ có thể và kẻ nhỏ phải chịu đựng điều họ phải chịu. Và
tôi nghĩ điều này tương tự với thái độ của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thể,
họ sẽ làm và nếu họ không thể, họ sẽ không làm. Để tránh điều này, Việt Nam cần
phải có một mặt trận chung và quốc tể thì mới có thể có được thương lượng để Trung
Quốc không tiếp tục có những hành động khác.

– Mỹ cũng
đang có lợi ích ở vùng Biển Đông và Mỹ cũng là một nước lớn?

           Tất nhiên là Mỹ không đồng tình với thái độ hiếu
chiến của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt là tự đo đi lại trong khu vực này.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã từng tuyên bố sẽ đảm bảo tự do hàng hải và việc họ
tuyên bố chủ quyền là nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên. Mỹ không đòi quyền lợi về
tài nguyên ở Biển Đông và với việc Trung Quốc đảm bảo có được tự do hàng hải là
một điều trấn an với quyền lợi của Mỹ.

Mặc dù vậy, Mỹ đã từng tuyên bố ủng hộ các sáng kiến
của ASEAN để đảm bảo có được tự do hàng hải ở khu vực này. Và Mỹ ủng hộ ASEAN
nói chung chứ không chỉ riêng vấn đề ở Biển Đông để cho Trung Quốc thấy Mỹ sẽ
là đối trọng ở đây. Điều này không có nghĩa Mỹ sẵn sàng tham chiến với Trung Quốc
vì chẳng nước nào muốn có một cuộc chiến tranh vì các nguồn tài nguyên ở Biển
Đông.

– Vậy ông có
cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ bắt tay nhau thỏa hiệp trên lưng  ASEAN?

  Vấn đề ở đây là sẽ giải quyết tranh chấp này
theo hướng nào. Dưới thời Tổng thống Mỹ Bush, quan hệ Mỹ – Trung rất căng thẳng
nhất là sau vụ Trung Quốc bắn máy bay không người lái của Mỹ. Nhưng dưới thời Obama,
Mỹ đã có những hoạt động tích cực và thân thiện hơn Trung Quốc và ASEAN qua
phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ tại Hà Nội năm ngoái.

Tôi không nghĩ sẽ có chuyện Mỹ bắt tay với Trung Quốc
để thỏa thuận trên lưng ASEAN vì Mỹ cũng muốn tham gia trong các sáng kiến của
ASEAN. Thế nhưng Mỹ càng gần gũi với các nước ASEAN thông qua các cơ chế ASEAN+
thì Trung Quốc càng không vui. Và nếu Trung Quốc càng hiếu chiến với các nước
hàng xóm của mình, Mỹ sẽ càng gần gũi với các nước đó hơn. Đó là một thực thế
thú vị.

 Long Trịnh
RELATED ARTICLES

Tin mới