Tuesday, April 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNghiên cứu Việt NamĐề xuất ‘Khu vực Hòa bình’: Giải pháp đảo ngược đi đúng...

Đề xuất ‘Khu vực Hòa bình’: Giải pháp đảo ngược đi đúng hướng

BienDong.Net: Tranh chấp chủ quyền Biển Đông đòi hỏi giải pháp công bằng, phù hợp luật pháp quốc tế. Trong khi tìm kiếm sự nhất trí chung, đã có những đề xuất và những ý kiến gợi ý xung quanh vấn đề này. Để rộng đường dư luận, BienDong.Net xin trân trọng giới thiệu bài viết của hai tác giả Lê Trung Tĩnh và Dương Danh Huy đăng trên báo quốc nội VietNamNet.

Ngày 22-23 tháng 9 năm 2011, các chuyên gia luật biển của 8 trong 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) họp để thảo luận đề xuất của Philippines về việc Biển Đông thành một “Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác.”

 

Kết quả thảo luận của họ sẽ được báo cáo ở Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN, Hội nghị này sẽ đưa ra các khuyến nghị cho các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN trước ngày Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 19 được tổ chức vào tháng 11 năm 2011 sắp tới tại Bali.

Tại cuộc họp, Phó Tổng thống Philippines Jejomar Binay phát biểu rằng, đề xuất của Philippines tập trung vào việc khoanh vùng các khu vực tranh chấp ở Biển Đông mà các bên tranh chấp sau đó có thể thoả thuận để cùng hợp tác phát triển ở đó. Những khu vực không đang trong tình trạng tranh chấp sẽ là vùng đặc quyền riêng của các quốc gia đang sở hữu chúng.

Đề xuất của Philippines thể hiện một nỗ lực nhằm chế ngự một cuộc xung đột khó giải quyết trong nhiều thập kỉ, với cách tiếp cận này Philippines tin rằng sẽ có rất nhiều khả năng được nhiều nước chính trong cuộc chấp nhận nhất. Để hiểu được những lợi điểm của đề xuất này, cần xem xét cách tiếp cận thông thường trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, và sau đó so sánh nó với giải pháp nghịch. Giải pháp nghịch chính là nguyên tắc cơ bản ẩn sau đề nghị này.

Cách tiếp cận thông thường: trước hết phải xác định quyền sở hữu đảo

Cách tiếp cận thông thường để giải quyết tranh chấp Biển Đông, trước tiên phải xác định quyền sở hữu của các đảo có tranh chấp, rồi sau đó mới xác định có bao nhiêu phần biển thuộc mỗi đảo này.

Vì hầu như không có khả năng các bên tranh chấp sẽ từ bỏ yêu sách của mình đối với các đảo, nên hi vọng hiện thực duy nhất để xác định quyền sở hữu đảo là đưa các vụ tranh chấp ra tòa án quốc tế. Ví dụ, Tòa án Công lý quốc tế đã xử nhiều trường hợp tranh chấp đất liền và đảo. Sau đó, độ rộng vùng biển thuộc mỗi đảo sẽ được xác định hoặc thông qua thương lượng hoặc bằng cách đưa vấn đề ra một tòa án quốc tế. Trong hai cách [xác định vùng biển] này, cách nào có thể cũng sẽ sử dụng Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và các luật pháp quốc tế khác liên quan về phân định ranh giới trên biển.

Tuy nhiên, do TQ chống lại việc sử dụng tòa án quốc tế để giải quyết các tranh chấp, và không có nước nào từ bỏ yêu sách của mình đối với các đảo nếu không có phán quyết của tòa án; cho nên, triển vọng giải quyết vấn đề quyền sở hữu đảo rất bé. Vì vậy, mặc dù trên lí thuyết phương pháp tiếp cận truyền thống này có thể giải quyết tranh chấp hoàn toàn, nhưng trong thực tế giải pháp truyền thống không giúp giải quyết được gì.

Vấn đề của tình trạng này nằm ở chỗ các bên tranh chấp bị vướng mắc vĩnh viễn ngay tại bước đầu tiên, điều đó có nghĩa là họ không bao giờ đi đến được vòng xác định vùng biển thuộc mỗi đảo. Điều này cho phép Trung Quốc hành động như thể hầu như toàn bộ Biển Đông đều trong tình trạng tranh chấp, do đó bãi James, một phần của biển Natuna, Bãi Cỏ Rong, bãi cạn Vanguard, lô 127 và 128 ngoài khơi bờ biển Việt Nam bị liệt vào loại “lãnh thổ có tranh chấp”.

Cách tiếp cận nghịch: xác định vùng biển  thuộc mỗi đảo trước

Qua các vấn đề còn tồn tại đã nêu trên bởi cách tiếp cận truyền thống, các bên ở Đông Nam Á bắt buộc phải sử dụng cách tiếp cận khác trong việc giải quyết các tranh chấp.

Thay vì cứ chờ đợi câu trả lời cho câu hỏi về quyền sở hữu đảo, các bên tranh chấp nên theo giải pháp nghịch: đó là xác định phạm vi vùng biển thuộc về mỗi đảo tranh chấp trước. Điều này có thể được thực hiện qua đàm phán hoặc bằng cách đưa vấn đề ra tòa án quốc tế. Một đảo có vùng biển của nó rộng mức nào là tuỳ thuộc vào tình trạng địa lí của nó chứ không phải phụ thuộc vào ai sở hữu nó. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi này sẽ độc lập và không bị định kiến đối với câu hỏi về quyền sở hữu hòn đảo.

Một khi độ rộng vùng biển thuộc mỗi đảo đã được xác định, phạm vi tranh chấp Biển Đông cũng sẽ được xác định: các tranh chấp sẽ chỉ bao gồm các đảo tranh chấp và vùng biển thực sự thuộc về mỗi đảo đó mà thôi.

Cần giải pháp hoà bình cho Biển Đông ( Ảnh minh hoạ của TTVH)

Dĩ nhiên, những vùng biển không thuộc các đảo tranh chấp phải được coi là các khu vực không có tranh chấp. Những vùng biển này sẽ thuộc về các nước xung quanh Biển Đông bằng cách áp dụng UNCLOS và luật pháp quốc tế về phân định ranh giới biển, không bị các tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ảnh hưởng tới.

Mặc dù xác định phạm vi các tranh chấp ở Biển Đông không giải quyết được hoàn toàn các tranh chấp, nhưng đó sẽ là tiến bộ đáng kể nhất trong chế ngự các tranh chấp trong nhiều thập kỉ qua.

Ví dụ, dù có rất nhiều bàn luận về Tuyên bố ứng xử năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC) và ý tưởng về một Bộ quy tắc ứng xử mới(COC), những công cụ này có một thiếu sót cơ bản nếu chúng không xác định ra phạm vi của các tranh chấp. Rõ ràng, các cách ứng xử khác nhau mong muốn tùy thuộc vào vùng biển liên quan là một vùng biển có tranh chấp hay không có tranh chấp; vì thế, khái niệm về một cách ứng xử thích hợp cho tất cả mà không có sự phân biệt khu vực tranh chấp và không có tranh chấp sẽ không hữu ích. Do đó, cần xác định rõ phạm vi của các khu vực có tranh chấp, cách ứng xử mong muốn cho những khu vực đó, và một cách ứng xử khác cho các khu vực không có tranh chấp.

Một ví dụ khác, xem xét đề nghị của Trung Quốc “gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác các nguồn tài nguyên”. Về lí thuyết, đề nghị này nghe có vẻ hợp lí. Trong thực tế, nó chỉ hợp lí nếu cùng nhau khai thác trong khu vực tranh chấp, và các phạm vi của khu vực tranh chấp đã được tất cả các bên sự đồng ý. Hiện nay, Trung Quốc còn yêu cầu khai thác chung rất tùy tiện, cả trong các khu vực cách xa bờ biển TQ tới 700 hải lí, nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí từ bờ biển Philippines và Việt Nam, và gần các vùng lãnh thổ không thể tranh cãi của hai nước này hơn là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp. Điều này rõ ràng là bất hợp lí và đó là lí do tại sao đề nghị của Trung Quốc dường như hợp lí lại không khả thi. Cách tiếp cận nghịch, tức là, trước tiên xác định khu vực tranh chấp một cách phù hợp với luật pháp quốc tế, đây là điều kiện tiên quyết cho ý tưởng “gác lại tranh chấp chủ quyền, cùng nhau khai thác các nguồn tài nguyên” để khiến chúng có thể được thực thi.

Xác định phạm vi các khu vực tranh chấp cũng sẽ cải thiện tình hình an ninh trong vùng Biển Đông. Trước hết, các tranh chấp sẽ nằm trong các khu vực được xác định thay vì lây lan tùy tiện. Thứ hai, đồng ý về những gì là tranh chấp làm giảm thiểu các bất tương xứng về kì vọng của các nước tranh chấp, chính điều này cũng làm giảm khả năng xảy ra các sự cố liên quan đến việc sử dụng vũ lực.

Đề nghị về “Khu vực Hòa bình” của Philippines

Đề nghị về “Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác” của Philippines dựa trên việc xác định các khu vực tranh chấp và các khu vực không tranh chấp ở Biển Đông. Như phân tích này cho thấy, mặc dù cách tiếp cận đó tự nó không giải quyết được tranh chấp, nó lại là cơ sở cần thiết cho việc chế ngự chúng.

Bản thân đề nghị này vẫn còn chứa một số chi tiết mà các bên tranh chấp khác có thể không chấp nhận và vẫn cần thương lượng thêm. Tuy nhiên, nguyên tắc chính của nó, đó là khoanh vùng Biển Đông thành các khu vực tranh chấp và các khu vực không có tranh chấp theo luật pháp quốc tế, là hợp lí, và cách tiếp cận này đáng để được tất cả các bên tranh chấp xem xét và đàm phán nghiêm túc.

Các nước Đông Nam Á có tranh chấp có vẻ ủng hộ đề nghị này, ít nhất là trên nguyên tắc, nhưng Trung Quốc thì không.

Trung Quốc phản đối cuộc họp ngày 22-23 tháng 9 của các chuyên gia luật biển ASEAN, bề ngoài với lí do rằng cuộc họp này cũng có các chuyên gia luật biển từ các nước không có tranh chấp bên ngoài tham dự. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên ASEAN cũng có quyền tham khảo ý kiến nhau và quyết định liệu họ có đồng ý hay không đồng ý với nhau, lí do Trung Quốc viện dẫn là không hợp lí. Có nhiều khả năng dẫn đến sự phản đối của TQ bắt nguồn từ lí do sâu xa hơn, đó là họ chống lại việc khoanh vùng phân biệt các khu vực tranh chấp và các khu vực không tranh chấp theo luật pháp quốc tế, bởi vì làm như vậy gần như chắc chắn sẽ loại trừ ra bất kì yêu sách chủ quyền biển nào tương đương với đường chữ U về mặt địa lí.

Trước đó, vào tháng 7, Philippines đã đề xuất với Trung Quốc cùng ra Toà án quốc tế về Luật Biển để làm rõ các khu vực đang tranh chấp và không. Đề nghị tháng 7 đó đã không được TQ chấp nhận.

Qua đó ta thấy Trung Quốc dường như muốn phản đối sự khoanh vùng các khu vực tranh chấp và các khu vực không có tranh chấp ở Biển Đông bằng ngoại giao lẫn pháp lý.

Dù có sự phản đối của Trung Quốc chăng nữa, các bên tranh chấp ASEAN vẫn nên tiếp tục bàn thảo, đàm phán và đi đến một thỏa thuận với nhau về vấn đề này. Một thỏa thuận sẽ đem lại cho họ một lập trường chung trong việc đối phó với Trung Quốc, và điều đó sẽ cho thế giới nói chung và người dân Trung Quốc nói riêng thấy những gì là hợp lí và những gì bất hợp lí.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

Đề nghị về”Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác” của Philippines là một sáng kiến quan trọng đi đúng hướng. Các câu hỏi được đặt ra bây giờ là liệu các bên tranh chấp ASEAN có đủ tầm nhìn và kĩ năng để vượt qua những khác biệt nhỏ trong việc khoanh vùng các khu vực tranh chấp và không có tranh chấp ở Biển Đông hay không? và nếu TQ Quốc tiếp tục phản đối thì liệu các nước này có đủ ý chí để tiến hành những gì họ cho là đúng và trọng yếu trong việc bảo vệ quyền lợi của họ hay không? Các nước không tranh chấp bên ngoài với lợi ích hợp pháp có thể có trong vùng Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS, cũng nên hỗ trợ các nỗ lực để đạt tiến bộ trong theo hướng này.

Bạch Đằng (theo VietNamNet)

RELATED ARTICLES

Tin mới