Tuesday, April 23, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnChính sách Ngoại giao “cây gậy nhỏ' của Trung Quốc ở Biển...

Chính sách Ngoại giao “cây gậy nhỏ’ của Trung Quốc ở Biển Đông

BienDong.Net: Trong khi kiên trì lập trường cứng rắn đối với vấn đề Biển Đông, Trung Quốc gần đây đã sử dụng cái mà báo chí phương Tây gọi là “ Chính sách ngoại giao cây gậy nhỏ”, để áp đặt yêu sách chủ quyền biển phí lí của họ.

Bằng chứng là suốt một tháng căng thẳng xung quanh bãi đá Scarborough/Hoàng Nham, Trung Quốc vẫn tỏ ra kiềm chế, khi chủ yếu chỉ đưa các tàu tuần tra được trang bị vũ khí hạng nhẹ hoặc không trang bị vũ khí trong đội tàu ngư chính, hải giám và các cơ quan dân sự khác tới khu vực.

 

Hành động này được cho là có chủ ý nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột và hạn chế phản ứng của các nước.

Một nhóm binh sĩ và chính trị gia Philippines thăm Scarborough năm 1997 ( Ảnh Internet)

Ông Thẩm Đinh Lập, chuyên gia về an ninh tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, nói các loại tàu này đóng vai trò biểu trưng cho “quyền lực mềm”.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh sẽ nhượng bộ.

Các phân tích gia an ninh đều nhận xét rằng các vụ tranh chấp kiểu như Bãi cạn Scarborough sẽ còn tiếp diễn, chừng nào Philippines hay các quốc gia khác chưa chứng tỏ được rằng họ có thể đương đầu với thách thức.

Tuần trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã có động thái bất ngờ là lên tiếng bác bỏ thông tin đang chuẩn bị chiến tranh. Thế nhưng tờ báo của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lại cảnh báo nghiêm khắc Philippines, rằng nước này đang mắc “sai lầm nghiêm trọng”.

Sau hai thập kỉ tăng ngân sách quốc phòng trên 10%, Trung Quốc cũng đang mở rộng và củng cố hạm đội tàu chiến, tàu ngầm và máy bay chiến đấu của họ.

Tuy nhiên, Bắc Kinh hiểu rằng hung hăng quá sẽ chỉ khiến các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines, xích lại gần với nhau, cũng như xích lại gần với Hoa Kỳ.

Những toan tính trên khiến cho Bắc Kinh duy trì chính sách gửi đi thông điệp mạnh, nhưng thông qua đội tàu dân sự, trong khi vẫn duy trì hạm đội tàu chiến ở phía sau.

Christian Le Miere, chuyên viên về an ninh hàng hải tại Viện Nghiên cứu chính sách Quốc tế tại London, nhận xét: “Tàu dân sự dùng để bảo vệ chủ quyền thì sẽ đỡ bị nguy cơ leo thang bạo lực hơn [là tàu chiến]”.

Tàu hải giám Trung quốc ( Ảnh Internet )

Trung Quốc được cho là đã sử dụng các tàu dân sự một cách hữu hiệu.

Người ta vẫn còn nhớ sự cố liên quan đến tàu Impeccable của Hoa Kỳ hồi đầu năm 2009, khi tàu này bị một số tàu Trung Quốc quấy nhiễu ngoài Biển Đông.

Ông Le Miere cho rằng nếu hồi đó, thay vào các tàu dân sự, Trung Quốc điều tàu chiến ra gây hấn với Impeccable thì phản ứng của Hoa Kỳ đã rất khác.

Các chuyên gia hàng hải Trung Quốc vì vậy đang kêu gọi Bắc Kinh tăng cường đội tàu bán dân sự đang đảm trách nhiệm vụ “ bảo vệ chủ quyền”.

Hiện thời quản lý đội tàu này ở Biển Đông và nhiều vùng duyên hải khác là một loạt cơ quan của nhà nước, như Cục An toàn hàng hải, Cảnh sát biển, Tổng cục Hải quan và Cục Hải dương, chưa kể còn có các cơ quan địa phương của các tỉnh.

Tình hình này đã gây ra những sự chỉ trích trong nội bộ Trung Quốc, cho rằng nó lãng phí, chồng chéo và thiếu thống nhất.

Thiếu tướng La Viện, một chuyên gia hoạch định chính sách của Quân Giải phóng Trung Quốc, hồi tháng Ba kêu gọi Trung Quốc thiết lập một lực lượng tuần duyên chung giống Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nga, để tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả.

Tổ chức nghiên cứu International Crisis tại Brussels, Bỉ, tháng trước cũng ra phúc trình cảnh báo rằng việc nhiều cơ quan thiếu phối hợp cùng tham gia quản lý sẽ dễ gây căng thẳng tại các nơi còn tranh chấp.

BDN ( Theo BBC )

RELATED ARTICLES

Tin mới