Thursday, April 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnPhá cáp, Trung Quốc có ý đồ gì?

Phá cáp, Trung Quốc có ý đồ gì?

Sau khi cho lưu hành “hộ chiếu lưỡi bò”, một nhóm tàu đánh cá Trung Quốc đã vây quanh và gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang làm nhiệm vụ trong vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam.

 Đây không phải là lần đầu tiên phía Trung Quốc ngang ngược, trắng trợn lộng hành và gây hấn với các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.


Năm 2011, tàu Bình Minh 02 và Viking II bị gây đứt cáp ngay trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Sự việc này tiếp tục tái diễn trong năm nay.

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về tính chất sự việc, Đất Việt đã có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông) về vấn đề này.

PV – Thưa ông, tàu Bình Minh 02 bị gây đứt cáp ở vị trí như thế nào?

Ông Dương Danh Huy – Trong khu vực tàu Bình Minh 02 bị gây đứt cáp, tức là ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, chưa có ranh giới đường đặc quyền kinh tế (EEZ) giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng so với đường trung tuyến giữa Việt Nam và đảo Hải Nam, không tính quần đảo Hoàng Sa, điểm này cách 20 hải lý về phía Việt Nam. Điểm này nằm cách xa Hoàng Sa, và cũng cách xa vạch đầu tiên của đường chữ U về phía Bắc.

– Theo ông, mục đích đằng sau sự việc này là gì? Hành động gây đứt cáp này có vi phạm luật pháp quốc tế không?

Hiên nay Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán phân định và hợp tác cho vùng biển này. Khả năng là Trung Quốc không muốn phân định, vì một ranh giới hợp lý ở vùng này sẽ là một thách thức cho đường chữ U, và như thế thì họ sẽ muốn đẩy đàm phán về hướng cùng khai thác. Có thể đây là cách của Trung Quốc để gây áp lực lên Việt Nam trong đàm phán.

Nhưng nếu thực tế là tàu cá Trung Quốc đang lộng hành trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì không cần mục đích trên cũng có thể có sự việc này.

Ngày 5/6/2011 thì tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Viking II ở vùng Nam Côn Sơn. Có vẻ như tàu cá Trung Quốc đang lộng hành từ cửa Vịnh Bắc Bộ đến Nam Côn Sơn. Dĩ nhiên là điều đó có gây tổn hại cho ngư dân Việt Nam.

alt

Việc gây thiệt hại kinh tế cho Việt Nam và cản trở hoạt động kinh tế của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế là vi phạm UNCLOS 1982. Ngoài ra, Tổ chức Hàng hải Quốc tế của Liên Hợp Quốc, mà Việt Nam và Trung Quốc là thành viên cũng có “Công ước phòng ngừa đâm, va trên biển” (COLREGs) với mục đích tránh va chạm trên biển. Nhiều khả năng, các tàu cá Trung Quốc đã cố ý gây va chạm và vi phạm Công ước đó.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị cho biết, ngày 3/12/2012, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm kiên quyết phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt ngay những việc làm sai trái đó và không để tái diễn những hành động tương tự.Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm một ngày trước đó để phản đối Trung Quốc về những hành động sai trái gần đây, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Theo TTXVN

 

 

– Thông thường, Trung Quốc gây hấn với Việt Nam từ khoảng tháng 5 tới tháng 8 hàng năm, bắt đầu bằng lệnh cấm đánh bắt cá. Năm nay việc gây đứt cáp diễn ra vào cuối năm, nhất là sau khi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN mới kết thúc. Có điều lạ gì ở đây không?

– Lệnh cấm đánh cá mùa hè, bản thân nó là một cách của Trung Quốc để gây hấn, nhưng sự thật là Trung Quốc gây hấn với ngư dân Việt Nam quanh năm. Tương tự việc Trung Quốc cản trở và phá hoại các hoạt động dầu khí của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta cũng không hề đợi đến mùa hè. Hiện nay, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vừa kết thúc. Có thể Trung Quốc tính toán rằng những lời phản đối sẽ bị cân bằng phần nào bởi những ngôn từ ngoại giao của sự kiện.

– Đây là lần thứ 2 tàu Bình Minh 02 bị gây đứt cáp, liệu sự việc này có trở thành “thông lệ”? Việt Nam cần làm gì?

– Việt Nam phải bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình. Bộ Ngoại Giao Việt Nam cần có một trang mạng về chuỗi các sự kiện tàu Trung Quốc gây hấn với tàu Việt Nam, có đầy đủ thông tin cho thế giới và người Trung Quốc. Việt Nam cần phải phản đối Trung Quốc và đòi bồi thường thiệt hại và cũng phải đưa vấn đề ra các diễn đàn quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới