Thursday, March 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTHỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN, ĐẢO LIÊN QUAN BIỂN ĐÔNG...

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN, ĐẢO LIÊN QUAN BIỂN ĐÔNG BẰNG TRỌNG TÀI QUỐC TẾ

BienDong.Net: Ngày 21-1-2013, Tổng thống Phiippines thông qua quyết định khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế theo các quy định của Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Nội bộ Philippines hoan nghênh việc làm của Tổng thống.

Cả Thượng viện và Hạ viện nước này ngay lập tức thông qua các Nghị quyết bày tỏ sự ủng hộ đối với việc khởi kiện.

Dư luận quốc tế và khu vực nhất trí rằng bước đi đó của Manila là khôn khéo, đúng bài bản trong bối cảnh giới cầm quyền Trung Nam Hải (Trung Quốc) tăng cường sử dụng vũ lực, gây hấn với các nước láng giềng ven Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Chỉ có Bắc Kinh lên tiếng công kích quyết định của Manila, lu loa rằng Manila đã đi nhầm bước và gây phức tạp thêm tình hình Biển Đông. Đến ngày 19-2-2013, Bắc Kinh quyết định trả lại đơn kiện cho Manila và tìm mọi cách gây áp lực để Manila rút đơn kiện.

Sự thật: Chính Bắc Kinh mới là bên uống nhầm thuốc trong việc đánh giá quyết định khởi kiện của Manila cũng như trong việc họ từ chối tham gia vụ kiện. Bởi lẽ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng các biện pháp hoà bình, trong đó có Trọng tài quốc tế là một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại. Hiến chương Liên hợp quốc mà Trung Quốc là một bên tham gia cũng khẳng định nguyên tắc này trong Điều 33. Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc mà chính Trung Quốc tham gia ký kết cũng quy định nghĩa vụ của các bên giải quyết các tranh chấp nảy sinh bằng các biện pháp hoà bình theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc. Căn cứ điều khỏan mang tính nguyên tắc đó, Công ước đề ra các thủ tục chi tiết để đưa vụ tranh chấp ra Trọng tài quốc tế và Tòa án quốc tế.

Từ góc độ thức tiễn, giải quyết tranh chấp liên quan biển, đảo bằng trọng tài quốc tế là một cách thức đã được nhiều nước sử dụng và sử dụng rất có hiệu quả. Các phán quyết của Toà Trọng tài quốc tế không phải lúc nào cũng làm hài lòng các bên tranh chấp. Nhưng cuối cùng các bên tranh chấp đều tuân thủ và thực thi phán quyết của Trọng tài quốc tế vì các phán quyết của Trọng tài mang tính khách quan, giúp các bên kết thúc được các tranh chấp phức tạp liên quan biên giới, lãnh thổ. Điều đáng nhấn mạnh là các tranh chấp biển, đảo liên quan Biển Đông cũng từng được các nước ven Biển Đông đưa ra Trọng tài quốc tế giải quyết,

Trường hợp thứ 1 giải quyết tranh chấp biển đảo liên quan Biển Đông bằng trọng tài quốc tế.

Năm 1906 xảy ra tranh chấp giữa Mỹ và Hà Lan về chủ quyền đối với hòn đảo Palmas nằm giữa Philippines và Indonesia. Xét về tiềm lực kinh tế và quân sự thì Mỹ vượt trội Hà Lan. Nếu dùng vũ lực như luật pháp quốc tế lúc đó cho phép thì chắc chắn Mỹ đã dành được hòn đảo. Lúc đó Mỹ và Hà Lan chưa bị ràng buộc bởi khuôn khổ pháp lý đa phương như Công ước về Luật Biển năm 1982. Nhưng Mỹ đã đồng ý với Hà Lan đưa vụ kiện ra Tòa Trọng tài để giải quyết. Năm 1925, hai bên thỏa thuận yêu cầu ông Max Huber, nhà ngoại giao kỳ cựu của Thụy Sĩ và là thành viên của Toà Trọng tài thừơng trực La Hay là trọng tài viên duy nhất ra phán quyết về chủ quyền đối với hòn đảo. Năm 1928 Tòa Trọng tài ra phán quyết khẳng định hòn đảo thuộc chủ quyền của Hà Lan vì Hà Lan đã thực sự chiếm hữu và quản lý hòn đảo một cách hoà bình, thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài. Phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ tranh chấp này là một phán quyết mang tính lịch sử khẳng định nguyên tắc xác lập chủ quyền đối với các mảnh đất vô chủ. Sau khi Indonesia và Philippines giành được độc lập thì hòn đảo trở thành lãnh thổ của Indonesia. Philippines cũng tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài.

Trường hợp thứ 2 giải quyết tranh chấp biển, đảo liên quan Biển Đông bằng trọng tài quốc tế.

Vào những năm cuối của thế kỷ XX, xảy ra tranh chấp giữa Malaysia và Singapore liên quan việc khai thác và sử dụng Biển Đông. Malaysia và Singapore là hai nước láng giềng và đều là thành viên của Tổ chức Liên hợp quốc, Tổ chức khu vực ASEAN và thành viên Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ theo Hiến chương Liên hợp quốc Hiến chương ASEAN và Công ước năm 1982, năm 2003 hai nước quyết định đưa vụ kiện ra Toà Trọng tài theo Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc để giải quyết. Trong trường hợp này, thành phần Tòa Trọng tài gồm 5 Trọng tài viên. Năm 2005, Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện. Theo đó, Singapore bồi thường 374.000 ringis cho ngư dân Malaysia về thiệt hại; Singapore và Malaysia lập Nhóm công tác liên hợp về môi trường xung quanh eo biển Joho và trao đổi thông tin. Malaysia và Singapore tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài.

Trường hợp thứ 3 giải quyết tranh chấp biển, đảo liên quan Biển Đông bằng trọng tài quốc tế.

Năm 2009 Bắc Kinh chính thức đưa yêu sách đường lưỡi bò phi lý ra Liên hợp quốc. Ngay lập tức Hà Nội gửi công hàm cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định bác bỏ yêu sách đó vì yêu sách đó hoàn toàn trái với Công ước về Luật Biển năm 1982 mà Bắc Kinh tham gia, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của 5 nước ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei. Sau đó Malaysia, Indonesia và Philippines lần lượt gửi công hàm cho Liên hợp quốc bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Bắc Kinh. Bất chấp dư luận, Bắc Kinh triển khai các hành động phi pháp trên thực địa để hiện thực hoà yêu sách phi lý này. Đỉnh điểm là 3 hành động mang tính xâm lược của Bắc Kinh trong các năm 2011 và 2012: tháng 5-2011, Bắc Kinh cho tàu hải giám cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngay trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Tháng 4 – 2012 Bắc Kinh cản trở hoạt động của ngư dân Philippines ở khu vực bãi ngầm Scarborough trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Sau đó Bắc Kinh còn huy động hàng chục tàu chiến gây căng thẳng với Philippines. Cuối tháng 6 – 2012, Bắc Kinh mời quốc tế đấu thầu thăm dò dầu khí tại 9 lô trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Tháng 3-2013 Bắc kinh lại cho lính bắn cháy cabin tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngài, Việt Nam khi tàu này đánh cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động của Bắc Kinh vi phạm nghiêm trọng lời văn và tinh thần của Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Bắc Kinh ngang ngược chà đạp chủ quyền biển, đảo của hai nước láng giềng Philipines và Việt Nam.

Trong bối cảnh như vậy, mọi người đều thấy rõ việc Manila khởi kiện Bắc Kinh ra Tòa Trọng tài là việc làm hết sức cần thiết, phù hợp đạo lý và hoàn toàn có cơ sở. Philippines nêu ra 13 vấn đề để Tòa Trọng tài ra phán quyết, trong đó có 2 vấn đề đáng chú ý. Một, quyền của Trung Quốc đối với các vùng biển ở Biển Đông cũng tương tự như quyền của Philippines là phải căn cứ Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Hai, yêu sách đường lưỡi bò của Bắc Kinh trái với Công ước về Luật Biển năm 1982. Tương tự như vụ trọng tài giữa Malaysia và Singapore, Tòa Trọng tài sẽ có 5 trọng tài viên. Dư luận có chung nhận định rằng Tòa Trọng tài chắc chắn sẽ ra phán quyết cụ thể về 2 vấn đề tử huyệt đó. Bắc Kinh cũng dự đoán rằng chỉ riêng câu trả lời của Tòa về 2 vấn đề đó sẽ hoàn toàn bất lợi cho họ. Đó là lý do họ trốn tránh việc ra Tòa Trọng tài.

Nhận xét Cho đến nay đã có 3 vụ tranh chấp biển, đảo liên quan các nước ven Biển Đông được đưa ra Trọng tài quốc tế để giải quyết. Các vụ kiện khác nhau cả về nội dung kiện cả về phương thức và thành phần Tòa Trọng tài. Vụ kiện thứ 1 liên quan xác định chủ quyền đối với đảo, còn 2 vụ kiện sau là giải thích và vận dụng Công ước năm 1982 về Luật Biển của Liên hợp quốc. Cách thành lập Toà Trọng tài trong vụ kiện thứ 1 do các bên tranh chấp thỏa thuận, còn trong 2 vụ kiện sau cách lập Toà Trọng tài đã được quy định trong Công ước về Luật Biển năm 1982. Hai vụ kiện đã dứt điểm, còn vụ kiện thứ 3 đang tiếp diễn.

Tuy có sự khác nhau về mặt này mặt kia, nhưng các vụ kiện tại trọng tài quốc tế liên quan 5 nước ven Biển Đông đang tạo thành một xu thế để giải quyết các tranh chấp về biển, đảo liên quan vùng biển này. Có 5 nước ven Biển Đông dính líu đến các vụ kiện ở Tòa Trọng tài, nhưng cách tiếp cận chia thành hai hướng đối lập nhau. 4 nước ASEAN gồm Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia chủ trương giải quyết các tranh chấp liên quan Biển Đông bằng phương cách hiòa bình, theo khuôn khổ pháp lý chung của cộng đồng quốc tế. Còn Trung Quốc là một siêu cường, một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhưng lại chọn cách đi ngược lại xu thế chung của cộng đồng quốc tế. Họ không đếm xỉa đến các cam kết quốc tế mà họ đã chấp nhận theo Hiến chương Liên hợp quốc cũng như các thể chế quốc tế như Công ước về Luật Biển năm 1982 nói chung và thủ tục Trọng tài quốc tế nói riêng. Một điều dễ nhận thấy là trong vụ kiện do Philippines khởi xướng, việc Bắc Kinh không ra hầu tòa là một thất bại bước đầu của họ. Bắc Kinh định dùng con bìa đàm phán về COC để ép Philippines rút đơn kiện. Ở khía cạnh này, họ cũng đã thất bại. Không chỉ Manila không chấp nhận mà các thành viên khác của ASEAN cũng không thể đồng ý với cách đặt vấn đề của Bắc Kinh. Theo dự đoán phải 2-3 năm nữa Tòa Trọng tài mới có thể ra phán quyết về vụ kiện, nhưng xét theo nội dung vụ kiện mà Phillippiné theo đuổi, Bắc Kinh sẽ không thể tranh khỏi thất bại.

Là nạn nhân số 1 của chính sách hiếu chiến của Bắc Kinh ở Biển Đông, Việt Nam cần nghiền ngẫm nghiêm chỉnh về kinh nghiệm của các nước láng giềng trong các vụ kiện liên quan Biển Đông. Sử dụng bên thứ 3 cụ thể là Tòa Trọng tài quốc tế và các Tòa án quốc tế để giải quyết các tranh chấp biển, đảo sẽ được các quốc gia vận dụng nhiều. Việt Nam cần thiết chuẩn bị kỹ để lúc cần kiện Bắc Kinh ra Tòa Trọng tài quốc tế theo Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới