Thursday, March 28, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTrung Quốc phóng tàu thăm dò mặt trăng

Trung Quốc phóng tàu thăm dò mặt trăng

BienDong.Net: Ngày 2/12, tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Hằng Nga 3 với sứ mệnh khảo sát thực địa Mặt Trăng. Đây là lần thứ ba có một xe tự hành do con người chế tạo đáp trên Mặt Trăng. Theo Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Không gian Thượng Hải, nơi chế tạo xe tự hành này, Thỏ Ngọc nặng 120 cân có thể leo lên những dốc nghiêng 30 độ và có tốc độ di chuyển 200m một giờ.

 alt

Hình ảnh vụ phóng tàu vũ trụ Hằng Nga 3 (Photo: AP/Li Gang, Xinhua)

Giáo sư Âu Dương Tự Viễn ở Viện Khoa học Trung Quốc nói với biên tập viên khoa học của BBC David Shukman rằng sứ mạng trên Mặt Trăng lần này sẽ thử nghiệm một số công nghệ then chốt và tiến hành các thí nghiệm khoa học.

alt

Xe tự hành và bộ phận đổ bộ dùng năng lượng được tạo ra từ các tấm pin Mặt trời nhưng một số nguồn tin cho rằng chúng cũng có các bộ phận đốt nóng bằng đồng vị phóng xạ có chứa plutonium – 238 để giữ ấm trong màn đêm lạnh giá của Mặt Trăng.

Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn của Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp phục vụ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: Tàu Hằng Nga 3 là ‘sứ mạng phức tạp nhất và khó khăn nhất cho đến nay trong chương trình thám hiểm không gian của Trung Quốc’ và có sử dụng nhiều công nghệ mới.

Đổ bộ xuống Mặt trăng sau tàu của Nga và Hoa Kỳ hàng chục năm, xe tự hành của Trung Quốc đem theo những thiết bị phức tạp hơn, trong đó có radar thâm nhập vào lòng đất để thu thập số liệu về đất đá của Mặt Trăng.

Trong một bài báo mới đây, các phi hành gia Eugene Cernan và ‘Buzz’ Aldrin từng bay trên tàu Apollo của Mỹ đã nhận xét rằng bộ phận đổ bộ sử dụng trong sứ mạng của Tàu Hằng Nga 3 lớn hơn cần thiết rất nhiều nếu xét về kích thước chiếc xe tự hành.

Theo các phi hành gia này thì đây có thể là công nghệ dẫn đường cho một sứ mạng đưa người lên Mặt Trăng sau này.

Sứ mạng của Thỏ Ngọc là giai đoạn thứ hai trong chương trình mặt trăng của Trung Quốc.

Thành công của nó sẽ tạo điều kiện để Trung Quốc để bước vào giai ba, theo đó một rô bốt khác sẽ được đưa lên mặt trăng có thể là vào năm 2020 để tìm kiếm kim loại quí, và thiết lập một trạm không gian thường trực trên quỹ đạo Trái Đất.

Trung Quốc đã và đang chi hàng tỷ đô la để thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” trên vũ trụ, một cuộc phiêu lưu bao hàm cả phương diện khoa học và quân sự.

Trung Quốc đã trở thành nước thứ ba sau Nga và Hoa Kỳ đưa du hành gia vào không gian một cách độc lập từ năm 2003.

Trong khi các thành tựu nghiên cứu mặt trăng của Trung Quốc có vẻ đang lặp lại những thành tựu của Mỹ và Nga cách đấy nhiều thập kỉ, Bắc Kinh coi chương trình không gian của nước này, do quân đội điều hành, là niềm tự hào quốc gia, và là một dấu hiệu cho thấy vị thế đang lên trên toàn cầu và sức mạnh công nghệ tăng lên không ngừng của họ.

BDN (nguồn: BBC, RFI và US Today)

RELATED ARTICLES

Tin mới