Thursday, April 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiThấy gì từ Dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc -...

Thấy gì từ Dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan?

TQ PAKISTAN

Hôm 20/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Islabamad bắt đầu chuyến thăm hai ngày giữa những biểu ngữ ca ngợi tình hữu nghị Trung Quốc – Pakistan “cao hơn núi, sâu hơn biển, ngọt hơn mật ong và chắc hơn thép”.

Những từ ngữ hào nhoáng mang tính lễ tân này thực ra cũng có thể minh họa kì vọng mà cả hai bên đặt ra trong mối quan hệ lợi ích khi hai nước ký kết 51 tha thun nguyên tc đphát trin các d án năng lượng và cơ s h tng vi tng vốn đu tư của Trung Quốc lên đến 46 t đô – la, trong đó có dự án mt « hành lang kinh tế “mà Bắc Kinh hy vọng sẽ giúp mở rộng thương mại và tạo ảnh hưởng khắp vùng Trung và Nam Á, cạnh tranh với Hoa Kỳ và Ấn Độ.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng hạt nhân, thủy điện, công nghệ hàng hải, không gian cũng như quốc phòng và chống khủng bố.

Ông Ahsan Iqbal, Bộ trưởng đặc trách Dự án Hành lang Kinh tế nói với hãng tin Pháp AFP rằng, cơ hội thực chất của Dự án này là thay đổi ý nghĩa quan hệ tay đôi Trung Quốc – Pakistan từ địa – chính trị sang địa – kinh tế.

Dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan nối cảng Gwadar của Pakistan trên biển Arap với vùng Tân Cương của Trung Quốc sẽ bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt và đường ống dẫn dầu, giúp giảm được hàng ngàn km so với đường vận chuyển hàng hải truyền thống từ Trung Đông tới Trung Quốc và không phải đi qua lãnh thổ của Ấn Độ, vốn là đối thủ của cả Pakistan lẫn Trung Quốc.

Với hành lang kinh tế mới, Pakistan hi vọng nó sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế tại nhiều khu vực còn nghèo khó ở tỉnh Baluchistan đầy bất ổn. Đón trước dự án này, Bộ trưởng Ahsan Iqbal cho biết Pakistan đã chuyển giao quyền quản lý Hải cảng Gwadar cho một Công ty Trung Quốc vào năm 2013.

Do tầm quan trọng của nó, một Khoản đầu tư 11 tỷ USD đã được dành riêng cho Dự án Hành lang Kinh tế. Đây được coi là dự án lớn nhất của Trung Quốc ở một quốc gia ngoài Trung Quốc, chạy qua suốt chiều dài Pakistan.

TQ PAKISTAN 2

Dự án cảng Gwadar ở Pakistan đã được trao cho một công ty Trung Quốc quản lí

Với các khoản đầu tư mới được hứa hẹn, Pakistan hy vọng có thêm 14.000 megaoat điện, giúp giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng triền miên ở nước này và đưa Pakistan trở thành một trung tâm kinh tế khu vực.

Trung Quốc và Pakistan có mối quan hệ ngoại giao cũng như quân sự thân thiết từ nhiều thập niên qua, tuy vậy quan hệ kinh tế chỉ mới phát triển gần đây. Kim ngạch thương mại hai chiều đạt 12 tỷ USD vào năm 2014 so với mức 2 tỷ USD vào thời điểm 10 năm trước.

Các nhà phân tích cho rằng khi xem xét quan hệ Trung Quốc – Pakistan, hai nhân tố lớn cần tính đến là Ấn Độ và Trung Quốc.

Cả Trung Quốc và Pakistan trong quá khứ đều có chiến tranh với Ấn Độ, và hiện tại hai nước vẫn có tranh chấp với Ấn Đô tại một số vùng lãnh thổ tiếp giáp với Himalaya.

Theo Washington Post, Trung quốc từng giúp Pakistan xây dựng kho vũ khí hạt nhân của họ, và hiện là một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Islamabad, ngay cả khi Mỹ vẫn cam kết một khoản viện trợ quân sự đáng kể cho Pakistan.

Sau khi Tổng thống Obama trở thành khách danh dự của Ấn Độ trong lễ kỉ niệm Ngày Cộng hòa hồi tháng Giêng năm nay, Pakistan cũng đã gửi lời mời ông Tập Cận Bình tới dự lễ duyệt binh nhân ngày Quốc khành của họ hồi tháng Hai. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã khước từ lời mời này vì lí do tế nhị.

Pakistan là một trong nhng đng minh quan trng ca Hoa Kỳ trong « cuc chiến chng khng b », nhưng Islamabad và Washington vn nghi k ln nhau. Nhiu ngh sĩ M thường xuyên lên án Pakistan là « ăn ở hai lòng » vì thái đng h mt s nhóm thánh chiến Hồi giáo, trong khi nước này vn tn công vào nhiu nhóm khác.

Theo các nhà phân tích, với dự án hành lang kinh tế mở sang phía tây, Trung Quốc đang thể hiện vai trò cường quốc toàn cầu. Dự án cũng là một bước cụ thể hóa giấc mơ “Con đường tơ lụa mới” trên biển và trên đất liền của Bắc Kinh. Điều đáng lưu ý là khoản tiền 46 tỉ đô la đầu tư vào Pakistan một khi được triển khai sẽ vượt xa số tiền 31 tỉ mà mỹ đã bơm vào nước này từ năm 2002 đến nay.

TQ PAKISTAN 3

Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay tư lệnh lục quân Pakistan, tường Raheel Sharif tại Islamabad hôm 20/4/2015.

Trên phương diện địa chiến lược, Pakistan ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với Trung Quốc trong bối cảnh những cuộc tiến công khủng bố liên tục xảy ra tại miền Tây Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng khủng bố sẽ là trở ngại lớn nhất đối với nỗ lực của họ nhằm phát triển miền Tây. Theo báo chí Ấn Độ, để đối phó với tình hình này, Trung Quốc đã thiết lập liên minh với Tổ chức hợp tác Thượng Hải SCO để chống lại lực lượng khủng bố ở miền tây bắc Trung quốc, đồng thời phối hợp với Pakistan để làm việc này ở miền Tây nam.

Với việc Hoa kì đã rút khỏi Afganistan về mặt kĩ thuật, Trung Quốc giờ đây trở thành người tham gia cuộc chơi chứ không còn là kẻ đứng ngoài cuộc ở khu vực nóng bỏng của cuộc chiến chống khủng bố. Có tin một số nhóm cực đoan có liên quan đến những phần tử Duy Ngô Nhĩ li khai ở vùng Tân Cương có các trại huấn luyện ở các vùng biên giới hiểm trở giữa Pakistan với Afganistan. Việc bảo đảm sự ổn định ở Afganistan vì vậy có thể đòi hỏi Bắc Kinh phải gây sức ép với Islamabad, vốn có những mối quan hệ rất phức tạp với Taliban.

Việc Trung Quốc gia tăng quan hệ với Pakistan cũng khiến Ấn Độ lo ngại. Hãng tin Ấn Độ PTI dẫn lời Tư lệnh hải quân Ấn Độ, đô đốc Dhowan tuyên bố Ấn Độ theo dõi chặt chẽ hợp tác quân sự Trung Quốc và Pakistan trong đó có thỏa thuận Islamabad mua 8 tàu ngầm chạy điện và diesel của Trung Quốc.

Mặc dù trước chuyến thăm của ông Tập, Trợ lí Bộ trưởng Ngoại giao Trung quốc Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao) khuyên Ấn Độ không nên quá lo lắng về hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan và nói rằng hành lang này không đi qua bất cứ nơi nào nằm trong khu vực tranh chấp giữa Ấn độ và Pakistan song báo chí Ấn Độ đã chỉ rõ nguy cơ tiềm ẩn khi Bắc kinh tiếp sức cho Pakistan, đối thủ hạt nhân của Ấn Độ.

Các nhà phân tích ở New Delhi cũng cho rằng hành lang kinh tế, dự kiến đi vào hoạt động sau ba năm, sẽ cho phép Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược tới Ấn Độ dương và làm thay đổi vĩnh viễn nền tảng quyền lực khu vực. Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều tại Ấn Độ dương cho dù về mặt địa lí nước này không phải là một cường quốc Ấn Độ dương.

Hơn thế nữa, như báo chí Ấn độ chỉ rõ, một khi hoàn tất dự án hành lang kinh tế, sự hiển diện của Trung Quốc trên toàn lãnh thổ Pakistan, kể cả tại vùng Kasmir tranh chấp với Ấn Độ, sẽ rất lớn – và đây là một kịch bản đầy lo ngại đối với các nhà hoạch định chiến lược ở New Dehli.

BDN

RELATED ARTICLES

Tin mới