Thursday, March 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChút sự thật về Thời báo Hoàn cầu? (Kì I)

Chút sự thật về Thời báo Hoàn cầu? (Kì I)

Một trong những công cụ truyền thông hung hăng nhất cố súy cho tư tưởng Đại Hán, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, và nổi tiếng với những trò vu cáo, “ gắp lửa bỏ tay người”, đó chính là tờ Thời báo Hoàn cầu – ấn phẩm phụ của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ai cũng biết báo chí Trung Quốc được đặt dưới sự kiểm duyệt gắt gao của Đảng CSTQ, ấy vậy mà, mỗi khi có quốc gia nào phản ứng về luận điệu sai trái của Thời báo Hoàn cầu, thì các lập tức được trả lời : Đó là ấn phẩm phụ, chứ không phải báo chính.
Điều đó có nghĩa là “ thằng bố “ Nhân dân Nhật báo, mặc cho “thằng con”, Thời báo Hoàn cầu – trở thành lưu manh, côn đồ trong giới truyền thông.
Biendong.net xin cung cấp cho độc giả chút sự thật về tờ “phụ bản” này.

Kỳ I: Những con số biết nói
Sau gần 13 năm thành lập (3-1-1993), ngày 2-1-2006, tờ Thời báo Hoàn cầu chính thức chuyển thành báo nhật báo (từ thứ hai đến thứ bảy). Khi mới thành lập tờ này có tên gọi Văn tuý (đàn) Hoàn cầu và đến năm 1997 mới chính thức đổi thành Thời báo Hoàn cầu với 2 sản phẩm báo giấy và điện tử bằng tiếng Trung (www.huanqiu.com) và tiếng Anh (www.globaltimes.cn). Thời báo Hoàn cầu là tờ báo đứng thứ ba ở Trung Quốc với 2,4 triệu người đọc báo in/ngày và 10 triệu lượt độc giả đọc báo mạng/ngày.
Thời báo Hoàn cầu là nhật báo khổ nhỏ do Nhân dân nhật báo quản lý, được in tại 34 điểm và số lượng phát miễn phí trên máy bay tăng từ 80.000 tờ/ngày lên 100.000 tờ/ngày, kể từ năm 2007. Trong năm 2014, giá bán lẻ của Thời báo Hoàn cầu là 1,5 NDT/tờ (từ thứ 2 đến thứ 6), còn thứ bảy là 1 NDT/tờ bởi chỉ có 8 trang, bằng một nửa số trang của 5 ngày trước. Điều đáng nói là, trong khi bản tiếng Trung có khoảng 1.500.000 độc giả/số báo/ngày, thì bản tiếng Anh chỉ có khoảng 100.000 độc giả/số báo/ngày.

Thời báo Hoàn cầu

Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu là Hồ Tích Tiến, nguyên phóng viên chiến trường, chuyên viết xã luận, từng học về đối ngoại quốc phòng ở Nam Kinh và lấy bằng Thạc sĩ văn học Nga của Đại học Bắc Kinh. Trang cá nhân của ông Hồ Tích Tiến trên mạng Weibo (giống Twitter) có tới 1,4 triệu người theo dõi. Trụ sở của Thời báo Hoàn cầu nằm trong tổng hành dinh của Nhân Dân nhật báo, ở số 2, đường Kim Đài Tây, Quận Triều Dương, Bắc Kinh.
Giới chuyên môn coi việc Thời báo Hoàn cầu xuất bản bằng tiếng Anh (phát hành từ ngày 20-4-2009, là tờ báo tiếng Anh có lượng phát hành lớn thứ 2 Trung Quốc, được in tại 5 điểm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Tây An và Vũ Hán) là một phần trong chiến dịch trị giá 45 tỷ NDT (khoảng 6,6 tỷ USD) nhằm cạnh tranh với truyền thông hải ngoại. Riêng tờ tiếng Anh của Thời báo Hoàn cầu đã có hơn 350 phóng viên, cộng tác viên đặc biệt tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì tờ Thời báo Hoàn cầu chủ yếu đưa tin về những vấn đề quốc tế, nên nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới (như AP, Reuters, AFP, Kyodo News…) trao đổi thông tin và được các tờ báo hàng đầu thế giới đăng lại.
Theo giới truyền thông, xu hướng của Thời báo Hoàn cầu là tờ báo đại chúng và quan điểm của họ không nhất thiết là quan điểm của chính phủ Trung Quốc, nhưng đưa khá đậm, thậm chí cổ xúy tinh thần dân tộc cực đoan, cũng như ủng hộ tư tưởng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi nên thường tạo những đề tài gây tranh luận trong xã hội. Đối tượng độc giả của Thời báo Hoàn cầu là giới trẻ, công chức, quản lý doanh nghiệp, công nhân và giới chuyên gia, chiếm tới 89% tổng số độc giả.
Một số học giả Trung Quốc coi Thời báo Hoàn cầu là công cụ kinh doanh chủ nghĩa dân tộc của những người Trung Quốc cực đoan.
Theo thống kê, chỉ trong vòng chưa tới 2 tháng (từ tháng 6 đến tháng 7-2012), nhưng người dân Trung Quốc đã bị bội thực khi Thời báo Hoàn cầu viết hơn 10 bài báo về tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc với những quốc gia hữu quan theo kiểu hiếu chiến, gây hấn, khiêu khích, xuyên tạc sự thật, vu khống, bôi nhọ, kích động chủ nghĩa dân tộc và hướng dư luận theo quan điểm “Trung Quốc là người bị hại”. Bởi những biên tập viên cao cấp của Thời báo Hoàn cầu hàng ngày tới văn phòng được canh gác chặt chẽ để làm việc cần mẫn 14 giờ/ngày.
Cách đây gần 4 năm, tạp chí Foreign Policy (Mỹ) số phát hành tháng 10-2011 từng dẫn lời nhà bình luận Michael An Thế, người Mỹ gốc Trung Quốc, cho rằng: Thời báo Hoàn cầu lấy chủ nghĩa dân tộc làm mốc định vị trên thị trường để thu lợi nhuận. Gình luận gia Michael An Thế thậm chí còn so sánh Thời báo Hoàn cầu, tuy là phụ trương của tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng chẳng khác gì những tờ lá cải của “Vua truyền thông” Rupert Murdoch, người Mỹ gốc Australia và về cơ bản giống Đài truyền hình Fox News của Mỹ trong việc bảo vệ quan điểm bảo thủ và thành kiến chính trị. Chuyên gia về báo chí Trung Quốc Jeremy Goldkorn, người sáng lập trang mạng Danwei.org ở Mỹ cho rằng, phong cách gây hấn trong các bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu là sản phẩm của 2 xu hướng. Thứ nhất, cổ xúy cho chủ nghĩa dân tộc. Thứ hai, do tính chất cấp bách phải tìm kiếm lợi nhuận do bị chính phủ giảm ngân sách bao cấp.
Trong khi đó, tờ Asia Sentinel (Hongkong) so sánh Thời báo Hoàn cầu giống như “van xả an toàn” khi cho phép những dồn nén của chủ nghĩa dân tộc cực đoan có nơi để giải tỏa và là “máy ủi về chính sách đối ngoại của Trung Quốc”. Còn tạp chí Nhân Vật của Trung Quốc từng dẫn lời Trưởng ban xã luận của Thời báo Hoàn cầu Vương Văn thừa nhận: Thời báo Hoàn cầu bán chạy nhờ thúc đẩy và cổ xúy chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

(Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới