Thursday, April 18, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiThái Lan hoãn mua tàu ngầm Trung Quốc

Thái Lan hoãn mua tàu ngầm Trung Quốc

Thái Lan gác lại để cân nhắc lợi ích; trong khi đó, Myanmar có khả năng mua 16 máy bay chiến đấu Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác chế tạo.

Thái Lan tạm thời gác lại kế hoạch mua 3 tàu ngầm Trung Quốc

Tân Hoa xã ngày 16 tháng 7 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan ngày 15 tháng 7 cho biết, Thái Lan quyết định gác lại việc mua sắm tàu ngầm trị giá 1 tỷ USD của Trung Quốc.

Trang mạng “Liên hợp buổi sáng” Singapore ngày 15 tháng 7 dẫn báo Anh cho rằng, quyết định này của Thái Lan cũng khiến cho người ta đặt ra nghi vấn đối với quyết tâm mua tàu ngầm của Thái Lan.

Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan đầu tháng 7 từng cho biết, Hải quân Thái Lan đã phê chuẩn đơn đặt hàng khoảng 1 tỷ USD mua sắm 3 tàu ngầm của Trung Quốc.

Theo bài báo, về truyền thống, Thái Lan là đồng minh của Mỹ, nhưng cùng với vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương gia tăng trong những năm gần đây, cấp khoản vay và viện trợ hạ tầng cơ sở cho khu vực này, Thái Lan cũng đã tăng cường đối thoại và trao đổi với Trung Quốc. Đặc biệt là sau khi chính biến quân sự xảy ra ở Thái Lan vào năm 2014 đã làm cho quan hệ Thái Lan-Mỹ trở nên căng thẳng.

Tàu ngầm thông thường Type 039B Trung Quốc sau cải tiến (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Ông Prawit Wongsuwan cho biết, họ gác lại kế hoạch mua sắm để hải quân có thể xem xét lại vai trò và giá thành của tàu ngầm.

Được biết, bản thân ông Prawit Wongsuwan mạnh mẽ ủng hộ kế hoạch mua sắm tàu ngầm. Ông cho hay, hiện nay trước hết tạm thời gác lại việc trình lên nội các kế hoạch phê chuẩn mua sắm tàu ngầm.

Ông cho biết thêm, hiện nay, Hải quân Thái Lan cần phải xem xét lại phải chăng đáng để mua sắm những tàu ngầm này, chúng sẽ đem lại bao nhiêu lợi ích cho Hải quân Thái Lan.

Từ năm 1990, Thái Lan đã cân nhắc mua tàu ngầm của Đức và Hàn Quốc, nhưng lại chưa có bất cứ kết quả nào.

Tháng 11 năm ngoái, người phụ trách Hải quân Thái Lan cho biết, ông xem xét lại kế hoạch mua sắm tàu ngầm.

Các quan chức Thái Lan cho hay, Thái Lan cần cân nhắc mua sắm tàu ngầm về mặt chiến lược, bởi vì nó sẽ có lợi cho đảm bảo tự do đi lại ở vịnh Thái Lan, đặc biệt là nếu tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông gay gắt thêm.

Tàu ngầm thông thường Type 039B Trung Quốc sau cải tiến (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Việt Nam đã sở hữu 4 tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo, còn 2 chiếc nữa đang tiếp tục chế tạo.

Singapore sở hữu 4 tàu ngầm cũ và đã đặt mua 2 tàu ngầm của Đức. Indonesia cũng đã đặt mua 3 tàu ngầm của Hàn Quốc.

Được biết, năm nay, Trung Quốc đã vượt Đức, Pháp và Anh, trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba trên thế giới.

Myanmar có thể mua 16 máy bay chiến đấu Kiêu Long

Tờ “The News Teller” Pakistan đưa tin, Myanmar trở thành khách hàng đầu tiên mua sắm máy bay chiến đấu JF-17 Thunder do Pakistan sản xuất. Myanmar sẽ mua 16 máy bay chiến đấu, nhưng Pakistan muốn Myanmar mua 24 chiếc.

Được biết, căn cứ vào thỏa thuận, sau khi Myanmar mua sắm, công nghệ máy bay chiến đấu và dịch vụ bảo trì sau bán hàng sẽ do Pakistan toàn quyền phụ trách. Để thúc đẩy vụ mua bán này, Quân đội Pakistan và Myanmar trong tháng 3 đã bắt đầu tham vấn thỏa thuận mua sắm.

Tàu ngầm thông thường Type 039B Trung Quốc trước khi cải tiến (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tại Triển lãm hàng không Paris diễn ra từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 6, máy bay chiến đấu JF-17 Thunder cũng đã tiến hành bay biểu diễn, khi đó, Pakistan cho biết, đã nhận được đơn đặt hàng mua máy bay chiến đấu của một nước châu Á, nhưng không tiết lộ nước nào.

Gần đây báo chí Pakistan mới chính thức tiết lộ khách hàng này là Myanmar. Theo báo chí các nước, máy bay chiến đấu Thunder do Pakistan và Trung Quốc hợp tác nghiên cứu chế tạo, trong khi đó, trang bị của Myanmar có rất nhiều máy bay chiến đấu do Trung Quốc sản xuất,

như 48 máy bay cường kích NAMC A-5C (Q-5), 52 máy bay chiến đấu Chengdu F-7M (J-7M4), 4 máy bay vận tải Y-8 và một số máy bay huấn luyện, vì vậy mua máy bay chiến đấu JF-17 là hợp lý.

Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder là máy bay chiến đấu hạng nhẹ 1 chỗ ngồi, 1 động cơ, do Tập đoàn 1 Công nghiệp hàng không Trung Quốc và Không quân Pakistan cùng bỏ vốn, do Viện nghiên cứu thiết kế máy bay Thành Đô, Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô và doanh nghiệp tổng hợp hàng không Pakistan hợp tác nghiên cứu chế tạo.

Tàu ngầm thông thường Type 039B Trung Quốc trước khi cải tiến (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Máy bay này dài 14,93 m, sải cánh 9,46 m, trọng lượng rỗng 6.586 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 12.383 kg, tốc độ bay tối đa 1.960 km/giờ, hành trình tối đa 3.482 km.

Trang bị 1 khẩu pháo 2 nòng 23 mm GSh-23-2, có 7 điểm treo ngoài, có thể lắp các tên lửa không đối không như PL-9, PL-12, cũng có thể lắp tên lửa, đạn thông thường hoặc các loại bom dẫn đường GPS, bom phá đường băng và bom bi, khả năng treo ngoài lên tới 3,6 tấn.

Truyền thông Pakistan hoàn toàn không công bố giá cả mua sắm của Myanmar, nhưng dư luận cho rằng, máy bay chiến đấu Thunder rẻ hơn rất nhiều so với đơn giá 16 – 18 triệu USD của máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất. Được biết, máy bay chiến đấu Thunder mà Myanmar mua sẽ bắt đầu lần lượt bàn giao từ năm 2017.

Tàu ngầm thông thường Type 039B Trung Quốc sau cải tiến từng được cho là Type 039C (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu ngầm thông thường Type 039B Trung Quốc sau cải tiến (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu ngầm thông thường Type 039B Trung Quốc sau cải tiến (nguồn mạng sina Trung Quốc)

 

RELATED ARTICLES

Tin mới