Tuesday, April 23, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiHọc giả quốc tế khẳng định: Việt Nam không hung hăng ở...

Học giả quốc tế khẳng định: Việt Nam không hung hăng ở Biển Đông

Học giả Gregory B. Poling nói rằng, so với Trung Quốc, hoạt động cải tạo của Việt Nam chỉ là một “giọt nước” so với một “xô nước”.

Hải quân Việt Nam tuần tra bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông

Tờ wantchinatimes của Đài Loan đưa tin cho biết, trong một bài báo gần đây đăng trên tạp chí Lợi Ích quốc gia danh tiếng có trụ sở tại Washington, Hoa Kỳ, học giả Gregory B. Poling từ chương trình Sáng kiến đối tác Thái Bình Dương và nghiên cứu Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược Mỹ (CSIS) đã khẳng định rằng Trung Quốc mới là nước hung hăng thật sự trên Biển Đông mặc dù Việt Nam có 48 điểm đóng (outposts) trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trong khi Trung Quốc có 8 điểm.

Bài viết của tác giả Gregory B. Poling trên tạp chí Lợi Ích quốc gia được công bố không lâu sau khi hôm 18/6/2015 vừa qua, nhà nghiên cứu, tiến sỹ Greg Austin thuộc Viện Đông Tây ở New York có bài viết gây hiểu nhầm khi cáo buộc một cách chủ quan, trong đó cho rằng “Việt Nam là “kẻ hung hăng nhất ở Biển Đông”. (link bài viết ở ĐÂY)

Bài viết có nội dung không đúng này sau đó vài ngày đã gây tranh cãi và đã nhận được những phản hồi gay gắt của các học giả quốc tế cũng như Việt Nam chuyên nghiên cứu về Biển Đông.

Trên bài viết của mình học giả Gregory B. Poling nhấn mạnh rằng tính chất của các hoạt động cải tạo đất giữa Việt Nam và Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) là hoàn toàn khác nhau.

Trong chuyến thăm đến Việt Nam vào đầu tháng 6/2015, Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter cũng đã lên tiếng yêu cầu các bên dừng hoạt động cải tạo đất đá, đặc biệt là hoạt động cải tạo phi pháp trên quy mô lớn và nghiêm trọng đến từ Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

Đầu tiên, khi so sánh về tính chất nghiêm trọng giữa việc cải tạo đất (phục vụ nhu cầu cơ bản, không làm thay đổi nguyên trạng, không đe doạ hoà bình và thuộc phạm vi, lợi ích chính đáng của Việt Nam – PV) của Việt Nam và hoạt động cải tạo đất trên quy mô lớn, phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa, tác giả Gregory B. Poling nói rằng “so với Trung Quốc, hoạt động cải tạo của Việt Nam chỉ là một “giọt nước” so với một “xô nước””.

Học giả Gregory B. Poling nói rằng Việt nam không bao giờ cố cải tạo đất đá trên các bãi, thực thể cạn thành các bãi hoặc đảo nhân tạo như Trung Quốc đã làm.

Gregory B. Poling nói cụ thể rằng nếu đem diện tích cải tạo của tất cả các điểm đóng, cơ sở của Việt Nam ở Trường Sa cộng lại cũng chỉ có tổng diện tích khoảng 3,5 héc ta.

Trong khi đó, học giả này chỉ ra rằng chỉ riêng khu vực Bãi Đá Chữ Thập Trung Quốc đã mở rộng diện tích kéo dào 2 hải lý với tổng diện tích bao trọn khoảng 8 héc ta, đủ chỗ cho nhiều căn cứ quân sự hình thành.

Gregory B. Poling nhấn mạnh, nhiều thực thể Trung Quốc kiểm soát (một cách phi pháp-PV) trên quần đảo Trường Sa đã bị cải tạo, mở rộng lớn tới mức đã có kích thước lớn hơn cả đảo Ba Bình (đảo lớn nhất ở Trường Sa hiện nay do Đài Loan đang đóng quân trái phép-PV).

Cuối cùng, học giả Gregory B. Poling cho rằng Hoa Kỳ cần cung cấp thêm các thông tin cụ thể, chi tiết hơn về những gì đang thực sự xảy ra ở Biển Đông nếu không sẽ bị bài tuyên truyền sai trái từ phía Trung Quốc lấn át.

RELATED ARTICLES

Tin mới