Wednesday, April 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao Việt Nam “sợ” Trung Quốc ?

Tại sao Việt Nam “sợ” Trung Quốc ?

Tất cả những người Việt sẽ rất khó chịu khi đọc những dòng tít này, bởi lịch sử từ xưa đến nay đã chứng minh rằng Việt Nam chưa bao giờ sợ Trung Quốc và đánh thắng tất cả những lần xâm lược của quân phương Bắc. Điều đó đã được chứng minh trong lịch sử, không cần bàn cãi. Ấy là thời xưa, còn thời nay thì sao. Việt Nam có sợ Trung quốc hay không?

Tàu Trung Quốc hung hãn đâm tàu Việt Nam

 Nói sợ thì không phải bởi Việt Nam đã từng đánh thắng đế quốc Nhật, Pháp, Mỹ; rồi đánh thắng Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, đánh thắng Trung Quốc trong việc Trung Quốc mưu đồ dùng Pol Pot để gây sự với Việt Nam. Như vậy nói Việt Nam sợ Trung Quốc ở thời cận đại này cũng không phải. nhưng nói Việt Nam ở một vài khía cạnh nào đó cũng không sai.

Trước hết từ sau chiến tranh 1979, Việt Nam luôn có thái độ nhường nhịn, thậm chí nhẫn nhục trước tất cả các món “võ bẩn” của Trung Quốc. Từ gây sự ở biên giới phía Bắc cho quân binh và dân binh lấn chiếm từng mét đất rồi giở đủ các trò phá hoại kinh tế.

Ngoài biển thì có lẽ không mấy ngày lại không xảy ra vụ tàu cá Việt Nam bị tàu Trung quốc đâm vỡ hoặc bị cướp hết tài sản, phá tàu, rồi đỉnh cao là cuộc chiến “mini” năm 1988 mà Trung Quốc đã chiếm đảo Gạc Ma, hạ sát 64 người lính công binh Việt Nam.

Có thể nói từ năm 1975 trở lại đây chưa một ngày nào Việt Nam được yên trên biên giới phía Bắc, chưa một ngày nào Việt Nam được yên trên mặt biển. Ấy vậy mà dường như Việt nam đang sợ hãi trước Trung Quốc.

Mỗi khi có tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam thì báo chí lại được lệnh chỉ nói là “tàu lạ”. Rồi những trò gây sự ở biên giới phía Bắc thì báo chí cũng được lệnh không đưa tin, hoặc đưa theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, thậm chí mãi gần đây báo chi mới được nói đến cuộc chiến Gạc Ma, rồi đả động chút ít tới cuộc chiến biên giới 1979, hay những trận chiến ác liệt tại Vị Xuyên Hà Giang năm 1984.

Các báo chính thống của Việt Nam rất ít khi dám lên án Trung Quốc thẳng thừng mà thường phải nói vòng vo tam quốc, cứ qua cách nói này thì mới thấy tâm lý sợ Trung quốc vẫn đang ngự trị trong một bộ phận lãnh đạo Việt Nam. Và để lấp liếm cho nỗi sợ hãi này thì họ bảo rằng phải giữ hòa khí, nhưng họ không biết rằng Trung Quốc chẳng coi Việt Nam là gì cả. Bởi Trung Quốc biết rằng Việt Nam không dám đối đầu về quan sự còn vè kinh tế thì Việt Nam cũng chẳng là gi để Trung Quốc phải lo cả.

Thậm chí trong khi Philippines kiện Trung Quốc ở biển Đông thì Việt Nam im hơi lặng tiếng không dám kiện đã đành nhưng báo chí cũng được lệnh không được ủng hộ Philippines mà chỉ đưa tin một cách chung chung.

Lãnh đạo Trung Quốc cũng đã từng nói vỗ mặt ông Lê Hồng Anh khi sang Trung Quốc với vai trò là đặc phái viên của Tổng Bí thư vào tháng 8 năm ngoái, rằng Việt Nam muốn yên thân thì đừng có kiện, rằng đừng bàn đến chuyện trả lại đảo nọ đảo kia và Việt Nam đừng có nghe những lời đường mật của Mỹ. Với những lãnh đạo Việt nam thì Trung Quốc luôn tỏ thái độ kẻ cả, trịnh thượng. Vừa rồi, giới lãnh đạo Việt Nam cũng hoan hỉ rằng khi ông Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc được đón tiếp cực kỳ trọng thể.

Nhưng than ôi, đoàn ông Trọng vẫn đang trên lãnh thổ Trung Quốc thì đã bị ăn cú tát trời giáng. Ấy là Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố, Hoàng Sa Trường Sa là của Trung Quốc, đừng ai bàn cãi về việc đó. Như vậy có thể khẳng định rằng những lời hoa mỹ, đường mật ngọt ngào, những lời hứa hẹn hòa bình, hữu nghị đều là thứ viển vông.

Thật ra nếu như Trung Quốc bây giờ gây sự bằng sức mạnh quân sự với Việt Nam thì chắc chắn người Việt Nam sẽ nhất tề đứng lên bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Nhưng trong bối cảnh này, Việt Nam đang cần một sự yên ổn để xây dựng phát triển đất nước thì việc giữ hòa khí với Trung Quốc là cần thiết.

Tuy nhiên giữ hòa khí khác với sợ hãi, giữ hòa khí khác với chịu nhẫn nhục.

RELATED ARTICLES

Tin mới