Thursday, April 18, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ thận trọng ở châu Á, các đồng minh không thể chờ...

Mỹ thận trọng ở châu Á, các đồng minh không thể chờ đợi Washington?

Trong khi ngày càng cảnh giác với một Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, nhiều quốc gia ở châu Á đã không còn chắc chắn với những cam kết của Washington.

Tàu sân bay Mỹ ghé thăm cảng Subic, cửa ngõ của Philippines ở Biển Đông.

Theo Reuters, sau 3 năm chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chiến lược “xoay trục sang châu Á”, các đồng minh của Mỹ ở khu vực đang dần bày tỏ những hoài nghi.

Trong khi không thể phủ nhận rằng việc đối phó với Trung Quốc và căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng vẫn nằm trong mối quan tâm hàng đầu của Washington, vấn đề này dường như đang dần bị lu mờ bởi những ưu tiên khác. Đặc biệt là diễn biến phức tạp ở Trung Đông và đối đầu với Nga. Hai vấn đề mang tính lịch sử này vẫn tiếp tục trở thành tâm điểm của các chương trình nghị sự.

Hệ quả của việc Washington do dự trong việc đưa ra các chiến lược ở châu Á đã thể hiện rõ. Các quốc gia vốn lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc như Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ, Australia… đang ngày xích lại gần nhau hơn. Các nước châu Á cho rằng cần phải tự lực giải quyết các vấn đề thay vì trông chờ vào sự giúp đỡ của Washington.

Điển hình là việc Nhật Bản và Australia có thể ký hợp đồng mua bán tàu ngầm cũng như thỏa thuận chia sẻ các thông tin mật. Trong một dấu hiệu khác cho thấy liên minh quân sự trong khu vực đang dần hình thành, Ấn Độ đã mời Nhật Bản tham gia cuộc tập trận “Malabar” cùng với Mỹ. Cuộc tập trận nhằm phô diễn sức mạnh hải quân của New Delhi tại Ấn Độ Dương.

Thị trưởng thành phố Davao (Philippines), Rodrigo Duterte ngày 2/8 đã gặp gỡ các tùy viên quân sự của Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ và Singapore để trao đổi về chủ đề an ninh.

Tại đây, ông Duterte cho rằng: “Mỹ sẽ không chấp nhận hi sinh vì Philippines. Nếu Hoa Kỳ quan tâm, họ đã gửi tàu sân bay và tàu chiến đến khu vực tranh chấp ngay sau khi Trung Quốc tiến hành xây dựng đảo nhân tạo.

Sau khi Quốc hội phủ quyết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hồi tháng Sáu, Ngoại trưởng Singapore đã phát biểu tại Washington rằng nước Mỹ đang dần đánh mất tầm ảnh hưởng trong khu vực.

“Sự lựa chọn là hết sức rõ ràng. Mỹ có muốn trở thành một phần trong khu vực hay muốn bị loại bỏ khỏi khu vực?”, Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam phát biểu. Quốc hội Mỹ sau đó đã thông qua TPA, trao quyền thúc đẩy đàm phán nhanh TPP cho Tổng thống Obama.

Mỹ không thể chỉ tập trung vào châu Á

   Mỹ thận trọng ở châu Á, các đồng minh không thể chờ đợi Washington? - Ảnh 2

Mỹ điều máy bay trinh sát P-8A Poseidon tham gia tuần tra Biển Đông hồi tháng Năm.

Washington hiện vẫn duy trì sức mạnh hải quân quy mô ở châu Á ngay cả khi Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hạm đội. Rõ ràng, Mỹ vẫn là đối tác quan trọng nhất đối với các đồng minh trong khu vực.

Ngay cả Ấn Độ vốn không có mối liên hệ trực tiếp giữa Đông và Tây cũng đang xích lại gần hơn với Washington, đặc biệt dưới thời Thủ tướng Narendra Modi. Cuộc tập trận Malabar với sự tham gia của lực lượng Mỹ là ví dụ điển hình.

Tuy nhiên, đây là thời điểm mà nước Mỹ bị phân tán bởi những mục tiêu khác nhau. Hoa Kỳ phải ngăn chặn Nga và Trung Quốc tấn công các đồng minh của Mỹ trong khi không làm mất lòng Moscow và Bắc Kinh.

Lực lượng Mỹ và các chính sách ngoại giao chủ yếu tập trung ở Trung Đông. Điển hình là cuộc chiến tranh với lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), thỏa thuận hạt nhân với Iran hay nỗ lực hòa bình giữa Israel-Palestine. Những sự phân tán này là hoàn toàn dễ hiểu và rất khó để tránh khỏi. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ tập trung vào chiến lược đối với các nước láng giềng.

Cùng thời điểm, tham vọng thống trị quân sự của Mỹ đang bị thách thức bởi những cường quốc khác trong khi chi tiêu cho quốc phòng đang có chiều hướng giảm. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quốc phòng MỸ đã giảm 20% so với mức cao nhất năm 2010, mặc dù vẫn hơn 45% so với năm 2001.

Các quốc gia châu Á lại là những nước chi tiêu cho quốc phòng tăng vọt trong những năm qua. Australia đạt mức tăng 6,7% chỉ trong năm 2014. Hàn Quốc và Ấn Độ lần lượt tăng 2,3% và 1,8%. Trong tháng Giêng năm nay, Nhật Bản công bố ngân sách quốc phòng lớn nhất kể từ sau Thế Chiến II.

    Mỹ thận trọng ở châu Á, các đồng minh không thể chờ đợi Washington? - Ảnh 3

Tàu sân bay trực thăng Izumo của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.

Việc các quốc gia ở châu Á sẽ triển khai hợp tác quốc phòng như thế nào cũng như Mỹ sẽ đóng vai trò gì trong hệ thống này vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ. Trung Quốc với mức ngân sách quốc phòng tăng 9,7% so với năm ngoái, lo ngại về một liên minh quân sự giống như NATO, mặc dù điều này khó có thể xảy ra ở thời điểm hiện tại.

Tại Washington, một số quan chức cũng như các nhà phân tích lo ngại về việc Mỹ mất khả năng tổ chức ở khu vực trong khi vẫn lo ngại về viễn cảnh bị kéo vào xung đột với Trung Quốc.

Trong khi ít người cho rằng Bắc Kinh mong muốn xung đột xảy ra, Trung Quốc rõ ràng sẽ tiếp tục xây đảo nhân tạo ở Biển Đông cũng như việc tăng cường sức mạnh hải quân và không quân trong khu vực.

Ngay tại Trung Đông, nơi mà Mỹ tập trung lực lượng quân sự và ngoại giao nhất,các đồng minh vùng Vịnh và Saudi Arabia cũng đặt câu hỏi về cam kết của Mỹ. Saudi Arabia đã nâng mức ngân sách quốc phòng tăng 17% vào năm ngoái, đạt mức cao nhất trên thế giới.

Kết quả là Hoa Kỳ đang gặp khó khăn trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng đối với các đồng minh. Chiến dịch quân sự do Saudi dẫn đầu chống lại phiến quân Houthi ở Yemen là một ví dụ điển hình. Điều tương tự cũng xảy ra tại khu vực bị chi phối bởi nhiều nhóm quyền lực khác nhau ở Libya.

Cuộc đối đầu ở châu Á chưa thể dẫn đến xung đột quân sự hay ảnh hưởng đến khía cạnh kinh tế, thương mại hay không gian mạng. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của Washington rõ ràng sẽ giảm dần nếu không có các “làn sóng cường độ lớn” tiếp theo. Tương lai của châu Á về bản chất sẽ vẫn phụ thuộc vào vai trò của các cường quốc trong khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới