Thursday, April 25, 2024
Trang chủThâm cung bí sửMao Trạch Đông và những người đàn bà (kỳ 3)

Mao Trạch Đông và những người đàn bà (kỳ 3)

Tôi mất bạn Dương người mất Liễu. Dương Liễu tênh tênh lên thẳng chín tầng trời. Thăm hỏi Ngô Cương gì có nhỉ? Ngô Cương bưng rượu quí ra mời. Quạnh quẽ Hằng Nga tung áo thụng. Muộc dặm trời xa múa lượn trùng hồn. Bỗng sao dưới trời đã dẹp hổ. Lệ bay phút chốc thành mưa tuôn.

Mao Trạch Đông và Dương Khai Tuệ

Mao xác nhận Dương Khai Tuệ   là đệ nhất phu nhân

 Đây là bài thơ “Điệp luyến hoa” của Mao tưởng niệm Dương Khai Tuệ, là bài thơ giàu tình cảm nhất trong tất cả các bài thơ và từ của ông, mà cũng là bài thơ đậm tình người nhất. Sự việc xảy ra hồi tháng 5, năm 1957 bà giáo trung học Lí Thục Nhất ở Trường Sa, đến Tử Cấm Thành thăm Mao Trạch Đông chí cao vô thượng, quyền khuynh nhất quốc. Ông Liễu Tuân, chồng bà Lí Thục Nhất, lại là chiến hữu của Mao trong phong trào nông dân Hồ Nam hồi giữa những năm Hai mươi, đã từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư trưởng Hiệp hội nông dân Hồ Nam, năm 1927 bị quân phiệt Hứa Khắc Tường ra lệnh tử hình tại Hồ Nam. Sự việc đã qua hơn ba mươi năm, vợ của bạn tuổi cung đã ngoài năm mươi; bà Dương Khai Tuệ người vợ yêu thương của Mao cũng đã sớm rời tràn thế, bỗng Mao có cảm xúc viết ra bài thơ “Điệp luyến hoa” được mọi người ngợi ca.

Dương Khai Tuệ còn có tên Hà, tự Vân Cẩm, sinh ngày 26 tháng 9 năm 1901 theo Âm lịch, người trong làng Bản Thương gọi là “cô Hà”.. Trong Cách mạng văn hóa, công xã nhân dân Bản Thương đổi tên thành công xã “Phi Hà” để kỉ niệm Dương Khai Tuệ. Sau Cách mạng văn hóa, lại lấy lại tên làng Bản Thương như xưa.

Ông Dương Xương Tế, cha của Dương Khai Tuệ còn có tên là Hoài Trung, là học giả nổi tiếng Hồ Nam hồi cuối nhà Thanh, đầu thời Dân Quốc, đã từng du học Nhật Bản Anh Quốc chín năm. Ông về nước năm 1913 giữa cuộc cách mạng Tân Hợi. Lúc bấy giờ, Đốc quân Hồ Nam là Đàm Đình Đậu mời ra làm Giám đôc Giáo dục tỉnh, Nhưng ông từ chối, chỉ nhận dạy học ở Trường Sư phạm sớ Một tỉnh Hồ Nam. Từ năm 1913 đến năm 1918, ông Dương Xương Tế dạy học ở Trường Sa được năm năm, đó cũng là thời gian Mao học tại đây. Mao và hai học sinh lớp trên là Thái Hòa Sâm và Tiêu Du thường đến nhà thầy bàn chuyện thế sự và nói chuyện tình yêu với Duơng Khai Tuệ còn nhỏ tuổi. Cha của Mao phản đối con đi học, ông đã cắt đứt nguồn kinh tế, cuộc sống của Mao vô cùng khốn khó, phải dựa vào nguồn chi viện của những bạn học gia đình giàu có hoặc phải đi làm thuê kiếm tiền.

Mùa Xuân năm 1918, ông Dương Xương Tế được phong hàm giáo sư luân lí tại Đại học Bắc Kinh, Dương Khai Tuệ theo cha về Bắc Kinh. Để tổ chức những hoạt động vừa học vừa làm của hội viên “Tân dân học hội”, Mao cũng lên Bắc Kinh, thiếu tiền đi đường, tiếng Anh quá kém, Thêm vào đó, thành tựu lập chí cũng yếu, không đủ tiền học tập, bởi vậy giáo sư Dương Xương Tế giới thiệu Mao vào làm trợ lí tại thư viện đại học Bắc Kinh. Thời bấy giờ, Hiệu trưởng đại học Bắc Kinh là giáo sư Thái Nguyên Bồi, Giám đôc thư viện là Lí Đại Chiêu, tất cả đều là những nhân vật trí thức nổi tiếng.

Dương Khai Tuệ yêu Mao từ năm 1818 sau khi đến Bắc Kinh. Giáo sư Dương là ân nhân của Mao, Mao theo đuổi cô con gái yêu của ông từ năm mười bảy tuổi cũng là điều dễ hiểu. Nhưng theo kí ức của những người cùng thời với Mao, Dương Khai Tuệ không thật yêu Mao, nhiều lắm chỉ có tình cảm mà thôi. Còn Mao lai là nhân viên cấp thấp tại thư viện, rất bất đắc chí. Năm 1919, Mao bỏ trường Đại học Bắc Kinh. Dường như Mao không từ biệt gia đình giáo sư Dương Xương Tế, cùng bạn học đến Thiên Tân, xuống Phố Khẩu, Thượng Hải, rồi từ Thượng Hải về lại Trường Sa. Mao ở Bắc Kinh nhiều lắm cũng chỉ nửa năm. Về đến Hồ Nam, Mao như cá được nước, tụ tập với đám bạn bè trong “Tân dân học hội”, chủ biên tạp chí “Tương Giang bình luận”, triển khai hoạt động cách mạng. Đúng luc ấy, Mao và Đào Kì Vịnh mở “Hiệu sách Văn hóa” ở Trường Sa, cùng đắm chìm trong yêu đương, thòi gian ít nhất là một năm.

Ngày Mười bảy tháng Giêng năm 1920, ông Dương Xương Tế lâm bệnh và mất ở Bắc Kinh. Ít lâu sau, Dương Khai Tuệ theo mẹ về Trường Sa, vào học ở trường nữ trung học “Tương Phúc” do giáo hội Mĩ mở. Lúc bấy giờ, những người bạn cùng quê của Mao như Thái Hòa Sâm, Tiêu Du, Trần Xương, Hướng Cảnh Dự… đều kéo nhau sang Pháp, ở lại Trường Sa chỉ còn một mình Mao hô phong hoán vũ. Dương Khai Tuệ có tình cảm với Mao cũng không có gì là kì lạ. Về phía Mao, thầy giáo ơn nghĩa tạ thế, để lại bà vợ và cô con gái nặng tình nặng nghĩa, Mao thường đến chơi nhà thầy giáo cũ, lâu ngày lửa gần rơm cũng bén, Mao phản bội lại mối tình sâu nặng với Đào Tư Vịnh .Cho đến mùa thu năm 1920, hình thành mối tình tam giác Mao – Đào – Dương. Cuối cùng, Đào Tư Vịnh rời Trường Sa coi như xong.

Mao hơn Dương Khai Tuệ tám tuổi. Con trai lớn tuổi thường thích những cô gái ít tuổi. Những cô gái ít tuổi thường dịu dàng, đáng yêu, .

Không giống như những cô gái chênh lệch về tuổi tác và học thức, luôn luôn đòi được bình đẳng, tự do, Dương Khai Tuệ lấy Mao vào mùa Xuân năm 1921. Một năm sau, Dương Khai Tuệ theo Mao hoạt động cách mạng, trở thành một phụ nữ tiến bộ, lại là một người vợ hiền, có văn hóa truyền thống, rất chăm sóc Mao, vợ chồng yêu thương nhau.

Tháng Mười năm 1922, Dương Khai Tuệ sinh Mao Ngạn Anh; năm 1923, sinh Mao Ngạn Thanh; năm 1926 sinh thêm cậu con trai thứ ba là Mao Ngạn Long. Dương Khai Tuệ sinh con vào thời buổi khó khăn, ăn bữa sáng phải lo bữa tối, Nhưng hai vợ chồng vẫn sống hòa thuận, yêu thương nhau. Thời gian đó, Mao đi lại giữa Thượng Hải, Quảng Châu, Trường Sa, tham dự Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc, tham gia hợp tác Quốc Cộng lần thứ nhất, giữ chức Ủy viên trung ương Quốc Dân đảng, tự nhân là Bộ trưởng Tuyên tuyền trung ương Quốc Dân đảng thời đó.

Khoảng thời gian trước và sau sinh cậu con trai thứ ba Mao Ngạn Long, Mao ngoại tình, dẫn đến mâu thuẫn gia đình.

Người thứ ba can dự vào gia đình họ là ai, có phải là vợ Lí Lập Tam, lúc bấy giờ hai gia đình ở cùng khuôn viên? Chuyện này chỉ có Mao ở dưới suối vàng mới biết.

Tháng 4 năm 1974, hai phái Quốc Công chia tay, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc thanh trừng nội bộ. Ngày Một tháng Chín khởi nghĩa Nam Xương, lấy đấu tranh vũ trang đối chọi lại với Quốc Dân đảng. Tháng Chín cùng năm, Mao lãnh đạo cuộc “bạo động Thu Thu” của nông dân Hồ Nam, kéo quân lên núi Tĩnh Cương lập căn cứ địa. Dương Khai Tuệ đi theo mẹ, đem theo ba con nhỏ, sống những năm tháng trốn tránh cực khổ ở Bản Thương, Trường Sa quê nhà. Bà không trách cứ chồng mà bằng mọi cách để liên lạc được với chồng “tên đầu sỏ thổ phỉ Cộng sản ” đang ở vùng núi Tĩnh Cương.

Mùa Đông năm 1929, Dương Khai Tuệ cùng ba con nhỏ bị Hà Kiện, tên quân phiệt Hồ Nam bắt. Các môn sinh cũ của ông Dương Xương Tế ở Hồ Nam không quản gì ảnh hưởng chính trị, kinh tế, tổ chức những hoạt động cứu Dương Khai Tuệ. Cuộc đấu tranh có kết quả, tỉnh trưởng Hà Kiện hạ lệnh, chỉ cần Dương Khai Tuệ đăng báo công khai từ bỏ quan hệ với Mao, sẽ được phóng thích.

Nhưng Dương Khai Tuệ trong tủ tỏ ra kiên trinh bất khuất, bà nguyện trung thành với chồng, trrung thành với niềm tin, thà chết không từ bỏ danh phận với Mao Trạch Đông. Bà đã lấy cái chết để bảo toàn tình yêu của mình đối với Mao.

Ngày Mười bốn tháng 11 năm 1930 Hà Kiện hạ lệnh tử hình Dương Khai Tuệ. Năm đó bà mới hai mươi chín tuổi. Ba người con là Ngạn Anh, Ngạn Thanh và Ngạn Long từ đó cũng bị lưu lạc khắp nơi.

Hãy xem Mao trên núi Tĩnh Cương sống như thế nào.

Mùa Thu năm 1927, Mao kéo quan lên núi Tĩnh Cương thành lập căn cứ địa chưa đầy hai tháng, Mao đã sống chung với Hạ Tử Trân, một cô gái xinh đẹp mới mười bảy tuổi, quê ở huyện Thủy Tân, tỉnh Giang Tây. Ngay năm sau, họ có với nhau một cô con gái. Trong khi đó, tháng 11 năm 1930 Dương Khai Tuệ sẵn sàng lãnh án tử hình, quyết không từ bỏ quan hệ vợ chồng với Mao.

Con người vốn có tình cảm. Có thể trong lòng Mao cũng có đôi chút ân hận, cho nên tháng 5 năm 1957 Mao mới viết bài thơ “Điệp luyến hoa”. Tháng 11 năm 1962, thân mẫu của bà Dương Khai Tuệ qua đời ở Trường Sa, thọ hơn chín mươi tuổi, trong bức điện chia buồn, Mao vẫn gọi bà là nhạc mẫu, gọi Dương Khai Tuệ là “người vợ yêu quí”.

( Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới