Có thể dúng tám chữ “đáng khen, đáng thương, đáng buồn, đáng hận” để tóm tắt cuộc đời Giang Thanh.
Giang Thanh ở Diên An
Ngôi sao Lam Bình đáng thương
Giang Thanh họ Lí, tên Vân Hạc, lại còn có tên Lí Thanh Vân, nghệ danh là Lam Bình, về sau gọi là Lí Tiến, Tuấn Lĩnh, sinh năm 1914, người Chư Thành, tỉnh Sơn Đông. Khang Sinh, người đứng đầu ngành tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng quê và có tác dụng tạo nên những cơn sóng trong cuộc đời đầy sóng gió của bà ta. Nhưng thắng hay bại đều không ra sao. Năm 1976, sau bốn mươi năm sống bên Mao Trạch Đông, Khang Sinh trước khi chết, nhờ cháu gái Mao là Vương Hải Dung nói nhỏ với Mao, trong lịch sử, Giang Thanh là tên phản bội, diễn một màn hoạt kịch đằng sau bức màn sắt của Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Đó là lời nói sau cùng.
Có thể nói, cô gái Lí Vân Hạc có khuôn mặt xinh đẹp, thân hình thon thả, từ nhỏ không thích học hành, chỉ ham chơi bời. Từ năm mười bốn tuổi, Vân Hạc đã yêu đương sôi nổi lắm rồi, cặp bồ hết anh này lại đến anh khác. Một nữ kí giả người Mĩ đã từng phỏng vấn bà ta sau cuộc đại cách mạng văn hóa. Theo lời kể của Giang Thanh, lúc về Mĩ, bà ta viết cuốn sách “Hồng đô nữ hoàng” đã kể rõ họ tên từng người đàn ông đã từng chung đụng xác thịt với nhau, tính ra có đến hơn một chục người. Trong đó, những người chính thức kết hôn với bà đáng nhớ nhất là bốn người.
Người chồng đầu tiên là Ngụy Hạc Linh, bạn học với bà khi còn học ở Học viện kịch nghệ thực nghiệm Sơn Đông, lấy nhau được ít lâu, bị bà ta bỏ rơi;
Người chồng thứ hai là Du Khởi Uy, tức Hoàng Kính (Về sau là thị trưởng Thiên Tân dưới thời Cộng sản), do chung sống mà lấy nhau không quá ba năm, cũng bởi bà ta yêu một người khác nên bỏ ông này;
Người chồng thứ ba là Đường Nạp, lúc ấy (tháng 4/1935) bà đã đến Thượng Hải, vào làm việc ở Công ti điện ảnh Điện Thông, đổi tên là Lam Bình. Đường Nạp là nhà phê bình điện ảnh có khả năng hô phong hoán vũ trong giới. Trước khi lấy nhau, bà rất cần được Đường Nạp “lăng-xê”. Lấy nhau được một tháng, bà bắt đầu ngoại tình với Chương Dân, một đạo diễn nổi tiếng;
Người thứ tư bà công khai sống với nhau là Chương Dân, đạo diễn điện ảnh, một người đã có vợ. Sau sự kiện Mồng 7 tháng 7, toàn dân kháng chiến bắt đầu, Chương Dân rời Thượng Hải, còn Lam Bình thì đi Tây An, hai người chia tay nhau. Từ Tây An, Lam Bình chuyển về thánh địa cách mạng Diên An. Bốn người đàn ông không ai bỏ cô ta mà đi, chỉ có cô ta bỏ “nhà” ra đi, vứt họ lại. Đúng là nữ trung hào kiệt, anh hùng son phấn, làm nên điều ngước lại của truyền thống nam tôn nữ ti.
Đầu những năm Ba mươi, Lam Bình đã có những ngày tháng trong giới điện ảnh – kịch trường tả khuynh ở Thượn Hải, có quan hệ ân ái với những người khác như Sử Đông Sơn, Đặng Quân Lí, Triệu Đơn, Kim Sơn, Viên Mục…
Lam Bình đến Diên An vào mùa đông năm 1937. Gặp đúng lúc Mao ra lệnh đuổi ba người phụ nữ, kể cả Hạ Tử Trân vợ ông ta đi khỏi Diên An. Lúc ấy, Lam Bình mới hai mươi bốn tuổi, giống như một trái cây vừa chín đến, khao khát yêu đương, thêm vào đó là kinh nghiệm tình dục của mười mấy, hai chục người đàn ông, đúng là con người bách chiến, xinh đẹp lãng mạn, vô cùng yêu kiều.
Thoạt đến Diên An, Lam Bình vào làm giáo viên tại Học viện nghệ thuật Lỗ Tấn do Chu Dương phụ trách. Chỉ ít lâu sau, Lam Bình đã yêu Từ Nhất Tân, một cán bộ cấp vụ. Dùng một câu của giới điện ảnh – kịch trường thường nói là, “Lam Bình luyến ái, áo dài có dây”. Lưu Nhất Tân là người du học ở Liên Xô về, là một trong số “hai mươi tám người nửa Bôn-sê-vích”, là người phụ trách giảng dạy nghệ thuật. Nhưng Từ Nhất Tân được Lam Bình tiếp xúc nơi này nơi khác, phát hiện Từ là kẻ rỗng tuyếch, về chính trị không có đường phát triển, về tình yêu, chỉ là để lấp chỗ trống trong lúc khát khao tình cảm, tình dục. Lam Bình lại là người từ năm mười bốn tuổi lúc nào cũng cần có đàn ông yêu đương, nâng niu, chiều chuộng. Ở đây, Lam Bình làm quen với Khang Sinh, trùm tình báo của Cộng sản Trung Quốc. Lam Bình nhận ông ta là đồng hương. Lúc ấy Khang Sinh mới bốn mươi tuổi, đã có gia đình, đang nắm “Bộ Trừ gian” vô cùng lợi hại của Đảng, về sau bộ này được đổi tên thành “Bộ Tình báo xã hội”. Khang Sinh là kẻ đa mưu túc kế, bán rẻ Vương Minh là cấp trên của mình để tỏ lòng trung thành với Mao, diệt trừ những người không ăn cánh, giết người không ghê tay. Ở Diên An, ai cũng gọi y là “Khang bộ trưởng”.
Khang Sinh chỉ thoáng cái đã nhận ra tiểu thư Lam Bình, tuy trên đầu đội mũ tám cạnh, mặc đại cán, nhưng vẫn lộ vẻ thướt tha, thân hình ngọc ngà, khuôn mặt trái xoan trắng hồng, đôi mắt vừa to vừa sáng, sống mũi cao, vành môi đầy đặn. Đặc biệt nhất là, nụ cười của Lam Bình làm say lòng người, hai lúm đồng tiền ngọt ngào trên hai má. Đó chẳng phải là một “long vật” kinh dâng Chủ tịch hay sao? Thông qua cặp kính dày cộp, Khang Sinh đã sẵn mưu tính. Trong bụng đã định rồi, trước một “sắc đẹp ăn được” như thế này, Khang Sinh cũng chỉ có thể no con mắt mà thôi. Lần này thì phải để Chủ tịch suốt đời không quên chiến công “gái đẹp”, ha ha ha.
Tết năm ấy, Lam Bình tham gia buổi biểu diễn trong cơ quan trung ương Đảng, Bốn đại mĩ nữ Diên An là Tôn Duy Thế, Phùng Phượng Danh, Quách Lan Anh, Trương Tỉnh Phượng cùng múa hát. Mao Trạch Đông, Trương Văn Thiên, Chu Ân Lai, Bác Cổ, Nhiệm Bật Thời và các vị lãnh đạo khác cùng dự liên hoan. Có thể coi đây là lần đầu Mao gặp mặt Lam Bình. Nhưng lần gặp mặt này, Lam Bình không để lại ấn tượng nào cho Mao. Phần lớn thời gian, ánh mắt Mao đều đổ dồn vào Tôn Duy Thế và Phùng Phượng Danh. Lam Bình thực sự khiến Mao phải chú ý đó là mùa hè năm 1938. Vẫn là “Khang bộ trưởng” mách bảo, cố ý xếp đặt. Hồi ấy, Diên An có mấy trường “đại học”. Ngoài “Đại học Hồng quân” – về sau đổi tên là “Đại học Kháng Nhật” -, “Học viện nghệ thuật Lỗ Tấn”, ngoài ra còn có “Học viện Mác – Lê” chuyên bồi dưỡng cán bộ trung, cao của Đảng. Để tạo dựng hình ảnh lãnh tụ, uy tín lí luận, Mao luân phiên đến giảng bài ở các trường “đại học” ấy, đồng thời kiêm luôn chức “Hiệu trưởng”, “Viện trưởng” ở mấy trường ấy. Lúc Mao giảng bài bằng tiếng quan thoại pha giọng Tương Đàm, các cán bộ giảng dạy của các trường khác đều có thể đến nghe.
Dần dần, Mao chú ý, mỗi lần lên bục giảng bài, ngồi ngay hàng ghế đầu tiên có một nữ đồng chí xinh đẹp, mắt nhìn Mao không chớp, tỏ ra rất sùng kính. Trong đám nữ bát lộ quân quê mùa, Lam Binh đúng là chim công giữa đàn gà. Hơn nữa, nữ đồng chí xinh đẹp này cũng rất chăm chú nghe giảng, thỉnh thoảng đứng dậy nêu câu hỏi, đề nghị “Chủ tịch” giải đáp. Cuối cùng Mao cũng phải động lòng. Có lần, giảng bài xong, Mao xuống hàng ghế thứ nhất bắt tay, nói chuyện với nữ đồng chí xinh đẹp này. Khang Sinh lập tức giới thiệu: đồng chí này tên là Lam Bình, là minh tinh màn bác của điện ảnh cánh tả Thượng Hải, đến Diên An đầu quân cách mạng, chưa có chồng.
Mao là một vĩ nhân trong lòng vốn sẵn tình ý, ngày lúc ấy hỏi: “Đồng chí Lam Bình, còn vấn đề gì nữa không? Rất hoan nghênh đồng chí đến chỗ tôi để chúng ta cùng thảo luận.”
Chủ tịch gọi, lẽ nào không đến? Từ nửa năm trước, Mao đã tức giận đuổi ba người đàn bà, đang trông trải thiếu thốn, giường không lạnh lẽo. Tiểu thư Lam Bình tấm thân ngọc ngà ngát hương, thuộc loại ăn chơi, đang muốn vươn lên, tốc độ còn nhanh hơn việc Mao gặp Hạ Tử Trân mười một năm trước ở huyện Vĩnh Tân tỉnh Giang Tây: lần gặp đầu tiên đã giữ lại ăn cơm thường rượu nhạt, chuyện trò thân mật, ăn xong giữ lại ngủ. Lam Bình từ ngày toàn thân giải phóng, đủ chuyện phong tình. Nhận ra ngay có thể Mao chưa bao giờ được vui sướng như vậy. Mà cô ta cũng chưa bao giờ cuồng điên như vậy. Chiến đấu thâu đêm suốt sáng. Trời sáng rõ, Mao mới ôm nàng làm một giấc. Trước khi ngủ Mao còn nói đùa một câu: “Từ nay quân vương không thiết triều buổi sáng nữa.”
Hạ Tử Trân, nữ anh hùng Hồng quân còn ở Mạc Tư Khoa vẫn là vợ danh chính ngôn thuận của Mao, lúc này Mao không tuyên bố như mười một năm trước: ông ta và đồng chí Lam Bình từ “tình đồng chí” chuyển thành “tình chồng vợ”. Bởi vậy, Lam Bình qua lại với Mao chỉ có thể là để “cầu học”, cùng nghiên cứu chủ nghĩa Mác, bí mật hành lạc, chơi trò mèo vờn chuột. Có lần, sau lúc vui vẻ, Mao ngâm cho Lam Bình nghe bài thơ Đường ngũ ngôn “Tương linh cổ sắt”. Bài thơ này kết thúc bằng câu: “Giang thượng số phong thanh”, Mao đọc xong rồi lấy hai chữ đầu và cuối của câu thơ, đổi tên Lam Bình thành Giang Thanh. Tuy trên giường là một cao thủ, nhưng với kiến thức hạn chế, Lam Bình chưa thể hiểu nổi bài thơ kia.
Những cuộc truy hoan vụng trộm, gấp gấp, khiến tình dục của họ càng thêm mạnh mẽ. Nhưng chẳng mấy lúc đã có chuyện. Sáng nào cũng vậy, Lam Bình cũng nhảy qua cánh cổng trước căn nhà hầm của Mao, cảnh vệ thấy một bóng đen, nghi là kẻ gian định sát hại “Chủ tịch”, liền xông tới định bắt. Lam Bình ngã cũng không dám kêu khóc. ”Chủ tịch” rất cảnh giác, nghe thấy bên ngoài có tiếng động liền chay ra giải cứu.
Lam Bình không biết xấu mặt, quyến rũ Chủ tịch của chúng ta.
Tin tức không cánh mà bay, cứ lặng lẽ lan truyền khắp Diên An. Cán bô cơ quan trung ương và chiến sĩ, ai cũng tỏ ra phẫn nộ. Sự đông tình và lòng chính nghĩa của họ đều đứng cả về phía Hạ Tử Trân. Hạ Tử Trân cùng họ băng qua núi tuyết, đông cỏ, một sống mười chết, đúng là một nữ anh hùng hồng quân.
Có một câu tục ngữ dân gian, cười người không cười gái điếm, chửi gái không ai chửi đàn ông. Trong Quốc là một xã hội đàn ông làm chủ, thần dân có tâm lí truyền thống, bất cứ ở đâu có chuyện trai gái lén lút vụng trộm, sẽ tạo nên dư luận xã hội, trong đó có cả những người phụ nữ, đều nguyền rủa chửi mắng rằng không biết nhục. Tóm lại, “dâm phụ” chứ không phải “gian phu”. Đối với những người đàn ông có thể quyến rũ người con gái, dù sao trong lòng mọi người đều tỏ ra kính nể, khâm phục anh ta có tài, có thủ đoạn hay.
Diên An năm 1938 đúng như vậy. Cán bộ trong cơ quan trung ương, chiến sĩ trong đội cảnh vệ, đại bộ phận là những người sống sót qua cuộc vạn lí trường chinh, xuất thân nghèo khổ, trình độ văn hóa thấp, tỉnh cảm giai cấp chân thành, rất sùng bái lãnh tụ, trung thành với cách mạng. Lam Bình bị mọi người chỉ trích, ai cũng nghiến răng gọi là yêu tinh, thủ phạm phá hoại “hạnh phúc gia đình của chị cả Trân”.. Các chiến sĩ hồng quân có thể không nghĩ, trong chuyện trai gái lén lút vụng trộm, “Mao Chủ tịch” phải chịu phần trách nhiệm chính,
Một cán bộ hông quân già, xuất thân trí thức, nhớ lại câu chuyện ăn chơi thòi bấy giờ ở Diên An, than thở:
– Giang Thanh và Mao có quan hệ mờ ám, thật sự không ra sao. Bà ta chịu mọi lời chê trách, chửi rủa. Hồi bấy giờ, các cơ quan, học viện, trường học trực thuộc trung ương, trong các tổ học tập, trong sinh hoạt chi bộ, mọi người đều bàn luận chuyện Giang Thanh, nguyền rủa Giang Thanh, ngôi sao điện ảnh đến từ Thượng Hải, con yêu tinh tư sản, quyến rũ Chủ tịch của chúng ta, phá họai hạnh phúc gia đình Hạ Tử Trân… Đúng là con hồ li nghìn người cưỡi!
Không sao kể hết tội Giang Thanh, dù có nhảy xuống sông Hoàng cũng không tẩy rửa hết tội.”
Có lần, vị cán bộ hồng quân xuất thân là một trí thức, đến một trạm y tế trực thuộc trung ương để xếp hàng khám bệnh, lĩnh thuốc, Giang Thanh xếp hàng ngay trước mặt ông. Ông thấy, tất cả bác sĩ, y tá hồng quân đều nhìn cô ta bằng cặp mắt khinh bỉ.
– Cô tên gì?
– Giang Thanh.
– Trong sổ dăng kí của chúng tôi không có ai tên là Giang Thanh.
– Cô tên là Giang Thanh à?
– Thay tên đổi họ rồi sao? Cô là Lam Bình, diễn viên điện ảnh cơ mà?
– Chị Hạ Tử Trân biết cô thay tên đổi họ chưa?
– Nhân viên phát số thứ tự cũng ghét cô ta.
– Như vậy gọi là leo lên cành cao làm phượng hoàng à?
– Người khỏe mạnh nõn nà như vậy còn đi xin thuốc? Hay là có rồi?
– Không thể cho thuốc vớ vẩn được!
Giang Thanh cúi đầu, mặt đỏ, để rơi mấy giọt nước mắt. Cô ta không chịu nổi nữa, bật khóc to, không lấy thuốc nữa mà cứ thế bỏ ra cửa.
Bác sĩ và y tá vẫn chưa chịu tha, chửi theo mấy câu:
– Mặt dày như mảnh sành, vậy mà cũng biết khóc.
– Chị Hạ Tử Trân về sẽ tìm con yêu tinh này hỏi tội.
Bị mọi người ghét bỏ, Giang Thanh rất khó ở Diên An. Mà Mao cũng khó xử. Vì các cán bộ trung ương, tướng lĩnh cao cấp cũng có những lời chê trách về quan hệ giữa Mao và Giang Thanh. Trong Bộ Chính trị có những nhân vật chống Mao như Bác Cổ, Hà Khải Phong, nhân chuyện này họ đều có ý kiến, gia tăng áp lực với Mao. Trong hàng ngũ tướng lĩnh có Hạ Long, Bành Đức Hoài tỏ ra bất bình thay cho Hạ Tử Trân.
Sự việc đã đến nước này rồi, ngay cả Khang Sinh đa mưu túc kế cũng đành bó tay.
Lúc bấy giờ, tuy Mao nắm quyền chỉ huy quân sự tối cao, giữ chức “Chủ tịch quân ủy trung ương”, Nhưng ở địa vị lãnh tụ tối cao, ghế vẫn chưa vững, mà cũng chưa chính danh. Chức Tổng bí thư vẫn còn trong tay Trương Văn Thiên. Mao yêu nước, nhưng cũng rất yêu gái đẹp. Nếu phải chọn một trong hai điều đó, tất nhiên Mao chọn đất nước mà vứt bỏ gái đẹp. Có giang sơn đất nước rồi, có gì phải buồn vì không có gái đẹp? Quyền hành cũng có cái tốt cái xấu, cuối cùng Mao đã có quyết sách sáng suốt, đưa Giang Thanh sang bên kia sông Hoàng, đến Tổng bộ Bát Lộ quân ở núi Thái Hàng làm một số việc thực tế, rèn luyện, để ngọn lửa chiến tranh kháng Nhật tẩy sạch những thói xấu của giới trí thức, giai cấp tiểu tư sản.
Vậy là Mao lại đuổi người phụ nữ thứ tư khỏi thánh địa Diên An!
Giang Thanh tức lắm! Giang Thanh là người phụ nữ mới phản đối mạnh mẽ ý thức hệ phong kiến, Nhưng lại rơi vào giữa đám cán bộ, chiến sĩ Hồng quân công nông mang đậm ý thức hệ phong kiến, để trở thành vật hi sinh. Giang Thanh không muốn rời Diên An, không muốn xa Mao. Bà ta biết rằng một khi mình bỏ đi, lập tức sẽ có người đẹp thế vào khoảng giường còn trống bên Mao, bản thân sẽ không thể quay về nổi. Bà ta vẫn chưa chịu thôi.
Cũng may, Diên An nghèo khổ, son phấn không sẵn, Giang Thanh là người đẹp nổi tiếng, giơ tay giơ chân, chỉ một nụ cười cũng hơn hàng chục, hàng trăm lần đám con gái hồng quân quê mùa, xanh xao vàng vọt vừa vượt vạn dặm trường chinh. Hay là đi tìm chi hai Đặng Dĩnh Siêu và Phó Chủ tịch Chu Ân Lai xem? Hai vợ chồng Chu Ân Lai – Đặng Dĩnh Siêu là những người hiền lành nổi tiếng ở Diên An, họ cũng rất thân thiết, dễ chịu, quan tâm mọi người. Họ không có con, nhưng nhận nuôi người người mô côi trong hồng quân.
Nghĩ đến đây, Giang Thanh tội nghiệp tưởng như tìm được cơ hội xoay chuyển tình thế. Bà ta không dám mạo muội hành động, trước tiên phải đi hỏi ý kiến “Khang bộ trưởng”.
Được Khang Sinh gật đầu, Giang Thanh làm ra vẻ giản dị, nhu mì. Gặp vợ chồng Chu Ân Lai – Đặng Dĩnh Siêu, Giang Thanh khóc lóc thảm thương, tựa như người con gái cô đơn, chịu mọi oan ức, khổ cực ở đời.
Liêu có ai vô tình với ngọc ngà ngát hương, không quan tâm đến người đẹp? Chu Ân Lai đồng ý ngay, ông còn giúp cả Giang Thanh và Mao thu xếp một số việc. Hạ Tử Trân đi Mạc Tư Khoa, vừa học tập vừa chữa bệnh, một vài năm chưa thể về nước, đồng chí Mao cũng cần có người phụ nữ ở bên cạnh để chăm sóc. Người chứ không phải cỏ cây, cần phải có tình cảm. Tốt nhất là để một phụ nữ cố định đánh trận địa chiến với Mao, như vậy có lợi cho cách mạng, còn hơn cứ để Mao đánh du kích với đám con gái, thỉnh thoảng lại lan truyền những tin tức không hay, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và của Bát Lộ quân.
Ở núi Tĩnh Cương, Chu Ân Lai rất được Lí Đức một vị cố vấn người Nga tím nhiệm, Chu toàn quyền lãnh đạo Hồng quân, là cấp trên của Mao. Ông cùng Chu Đức, Trần Nghị hai lần kỉ luật cách chức “chính ủy Hồng quân” và đình chỉ công tác của Mao. Vị cố vấn người Nga chỉ huy phía sau, cuộc chiến phá vây lần thứ năm của Hồng quân trung ương thất bại. Ba mươi vạn hồng quân rút lui, Chu Ân Lai dần dần mất uy tín chỉ huy toàn quân. Đến Thiểm Bắc, hoàn thành hai vạn năm nghìn dặm vạn lí trường chinh, nhất là tháng 12 năm 1936 sau sự kiên Tây An, quyền chỉ huy quân đội của ông được chuyển sang tay Mao, đồng thời dặt mình vào vị trí trợ lí của Mao, mọi việc phải nghe theo lệnh của Mao. Mọi học vấn, trí tuệ hơn người của ông đều dồn cả vào những vòng đàm phán với các chính đảng, các nhân vật, suốt đời ông không mệt mỏi với công việc đó.
Đây cũng là cơ hội điều chỉnh các mối quan hệ, loại bỏ những oán thù cũ.
Để tác hợp cho Mao và Giang Thanh, nhiều lần Chu Ân Lai đưa Giang Thanh ra bờ sông Diên đua ngựa, Đua ngựa là thú vui mà Giang Thanh có được sau khi đến Diên An, mà cũng là nhu cầu của thời chiến. Nhưng cái số của Giang Thanh không tốt, có lần, bà ta và Chu Ân Lai cưỡi ngựa đi song song bên nhau, bất ngờ buông lỏng dây cương trong tay, con ngựa đập đầu vào đầu ngựa Chu Ân Lai đang cưỡi, khiến Chu bị ngã, bị gãy xương cánh tay trái. Thiết bị y tế ở Diên An rất kém, không thể điều trị nổi vết thương của Chu, Chu phải đi Cam Túc, qua Tân Cương để sang Liên Xô điều trị. Nhưng vì thời gian đi đường quá lâu, một bác sĩ rất giỏi đề nghị chặt bỏ cánh tay. Chu kiên quyết phản đối, đành phải điều trị để giữ lại cánh tay. Từ đấy, cánh tay trái của Chu Ân Lai bị gãy ở phía trên khuỷu tay, không thể duỗi thẳng.
Giang Thanh ở Diên An được mọi người đặt cho nhiều cái tên mới: yêu tinh thối, hồ li lẳng lơ, bạch hổ tinh, yêu tinh cán chổi… quyến rũ Chủ tịch của chúng ta chưa đủ còn làm gãy tay Phó Chủ tịch Chu Ân Lai.
Chuyện đến đây, có thể vì nghiệp chướng từ kiếp trước, kiếp này báo oán, liệu còn gì để nói nữa? Bản thân Mao cũng lòng lang dạ thú, đuổi Giang Thanh đi chỗ khác. Đúng lúc, tổ chức một phân đội qua sông Hoàng, hộ tống mấy vị cán bộ đến tổng bộ Bát Lộ quân ở núi Thái Hàng, thuộc tỉnh Sơn Tây, Giang Thanh được phiên chế vào đơn vị này để ra mặt trận, có cơ hội thử thách.
Buổi tối trước khi lên đường, Mao đích thân chuẩn bị thức ăn, mở tiệc chiêu đãi tiễn biệt. Bữa ăn đạm bạc, lời tiễn sâu xa: ra tiền tuyến phải cố gắng rèn luyện, hòa mình với công nông, làm một chiến sĩ cách mạng thực sự. Cặp mắt đưa tình, khóe mắt vương hận, cũng là nỗi khổ đau trai gái li biệt Cả hai trong lòng đều hiểu, trong những năm tháng chiến tranh lửa đạn đầy trời, sống chết khó biết, không biết ngày nào mới gặp lại nhau. Buổi tối cuối cùng ấy, Giang Thanh rất chân thành dâng hiến, giải phóng toàn thân, loan điên phượng đảo, oanh kêu yến hót, đưa Chủ tịch vào cõi thần tiên.
Sáng sớm hôm sau, nghe quân lệnh, Giang Thanh bật dậy, đến địa điểm tập hợp. Tất nhiên Mao không ra tiễn. Giang Thanh ngoan ngoãn theo phân đội rời Diên An, cũng không đến nối mỗi bước đi ba lần ngoảnh lại. Lòng những đau khổ, buồn bã biết thổ lộ cùng ai?
Đơn vị ngày đi đêm nghỉ lại, hai ngày thì đến bờ tây sông Hoàng. Đơn vị lên những cái bè kết lại bằng da cừu, Hoàng hà sóng nước mênh mông, gào thét như sấm rền, bờ bên kia là địa bàn của Diêm Tích Sơn, “vua Sơn Tây”.
Từ ngày Quốc Cộng hợp tác tan rã, trung ương Đảng dùng phương thức “đấu tranh vũ trang” để chống lại Chính phủ trung ương Quốc Dân đảng. Sau sự cố Tây An, Quốc Cộng hợp tác lần thứ hai, phương thức đấu tranh vũ trang càng được hợp pháp hóa. Trung ương đảng đóng đô ở Diên An. Diên An cử cán bộ đi khắp các căn cứ địa trong cả nước. Nếu Trung ương cần triệu tập người phụ trách các căn cứ địa về họp phải làm thế nào? Trung ương có một hệ thống đường dây liên lạc cực kì bí mật, cực kì cao siêu, gọi là liên lạc đơn tuyến, giao nhận người ở các trạm liên lạc. Kể cả vùng bị Nhật chiếm đóng, vùng Quốc Dân đảng cai quản cũng có những trạm liên lạc bí mật. Mỗi trạm có một giao liên. Cán bộ đêm đi ngày nghỉ, ở các trạm sẽ do giao liên đưa đi. Cho dù giao giao liên bị bắt, phản bội, đầu hàng kẻ địch cũng không gây tổn thất bao nhiêu, vì anh ta chỉ biết trạm liên lạc phía trước, còn nữa không hay biết gì. Tổ chức bí mật của trung ương lại thiết lập đường dây khác, cử những giao liên mới.
Lại nói về phân đội của Giang Thanh sau khi qua sông Hoàng, gặp ngay lúc máy bay Nhật ném bom, bắn phá, đánh trúng trạm liên lạc, giao liên chết. Vậy là phân đội mất liên lạc với phía trước. Mấy cán bô được phân đội bảo vệ hộ tống cũng không đến được Bộ Tổng chỉ huy Bát Lộ quân ở núi Thái Hàng, lại qua sông quay về Diên An.
Đối với Giang Thanh, đúng với câu nói trước đó của “Khang bộ trưởng” Trời không diệt Tào!
Về đến Diên An, Giang Thanh xông thẳng đến hang động của Mao. Giang Thanh đi rồi, Mao đang buồn, bỗng như tiên nữ trong mơ bất thần hiên ra ngay trước mặt, liền ôm chầm lấy Giang Thanh, không chịu buông. Mao không hề rơi nước mắt trước những cuộc sinh li tử biệt, Nhưng lúc này nước mắt lưng tròng, nói: “Ông trời thưởng cho tôi một tiên nữ, phải không?”
Từ đấy, Giang Thanh luôn ở bên Mao, làm một con chim nhỏ dựa vào con người một thời gian ngắn.
Mao cũng chẳng còn phải băn khoăn gì, công khai sống chung với Giang Thanh, gạo đã nấu thành cơm, tất cả đã là sự thật. Một nguyên nhân quan trọng là, giữa hai cuộc giường chiếu, bà ta cũng lắm chiêu trò, khiến Mao chưa bao giờ được thỏa mãn như thế. Những người như Đào Tư Vịnh, Dương Khai Tuệ, Hạ Tử Trân, Ngô Quảng Huệ không thể nào so sánh được với Giang Thanh.
Mao tự nhận bản thân có tướng hổ lại có tướng khỉ, tướng hổ là chủ yếu. Về chuyện Giang Thanh đã thể hiện đầy đủ tướng khỉ của Mao. Ông ta không vì một người đàn bà mà làm công chúng phẫn nộ, phải làm tốt mọi mặt công tác, thậm chí phải thỏa hiệp một vài bước. Người đẹp mất có thể có người đẹp khác, đất nước mất thì không thể lấy lại. Không thể vì Giang Thanh mà ảnh hưởng đến địa vị “lãnh tụ tối cao”. Cuối cùng, Hạ Tử Trân vẫn là vợ danh chính ngôn thuận, được các tướng lĩnh, binh lính Hồng quân đồng tình, quí mến.
Ít lâu sau, Chu Ân Lai điều trị vết thương từ Liên Xô trở về. Chu là con người thẳng thắn, không nể nang Giang Thanh, vẫn tác hợp Giang Thanh với Mao. Thêm vào đó, đứng sau là “Khang bộ trưởng” hiến kế, vạch đường chỉ lối đối với Mao, mời Chu Ân Lai làm công tác với Hạ Long, để Lưu Thiếu Kì thuyết phục ông bạn đồng hương Bành Đức Hoài Phó Tổng tư lệnh, để mấy vị Trương Văn Thiên, Chu Đức, Nhiệm Bật Thời thuyết phục các vị Bác Cổ, Hà Khải Phong giảm bớt những lời trách móc, chỉ trích. Bản thân Mao chịu hạ mình, đồng ý để Bộ Chính trị đưa ra ba điều cấm đối với Giang Thanh:.
1. Giang Thanh không được coi mình là vợ Mao;
2. Giang Thanh chỉ có thể làm những việc chăm sóc Máo, không được tham gia các hoạt động chính trị trong nội bộ Đảng;
3. Đây là quyết định cuối cùng. Các đồng chí trong đảng phải nghiêm chỉnh chấp hành..
Nghe nói, những qui định của Bộ Chính trị là thắng lợi của Bác Cổ, Hà Khải Phong, là một lần kỉ luật cảnh cáo đối với Mao. Mao và Giang Thanh cũng kí vào bản qui ước đó. Lúc bấy giờ họ chỉ mong được ở bên nhau, còn nữa không cần. Hoặc Mao và Giang Thanh đã hiểu lòng nhau, đã thỏa thuận ngầm, tất cả chờ thời cơ. Ân ân oán oán mãi tận hai ba chục năm sau mới có cơ trả thù. Đáng tiếc, Bác Cổ, Hà Khải Phong đã chết; bị trả thù nặng nhất là Bành Đức Hoài và Hạ Long.
( Còn tiếp)