Saturday, October 5, 2024
Trang chủThâm cung bí sửMao Trạch Đông và những người đàn bà (kỳ 8)

Mao Trạch Đông và những người đàn bà (kỳ 8)

Sau khi sống chung. Giang Thanh không còn lúc nào cũng quấy rầy Mao về những chuyện vặt vãnh, khiến Mao tập trung cho công tác Đảng, trổ hết quyền cước trong Đảng, phân hóa địch ta.

Tôn Duy Thế (giữa) trong một bức ảnh chụp ở Liên Xô

Tôn Duy Thế đáng yêu

 Từ năm 1941, Mao có quan hệ thân mật với Lưu Thiếu Kì, để Lưu Thiếu Kì làm “Đại diện đường lối đúng đắn ở khu trắng”, còn bản thân Mao là “Đại diện đường lối đúng đắn trong khu Xô viết”, hình thành sự liên minh hai thế lực lớn. Mao dựa vào Bành Đực Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Nhiệm Bật Thời, La Vinh Hằng, nắm vững Chu Ân Lai, Chu Đức, Hạ Long, Nhiếp Vinh Trăn, trung lập Trương Văn Thiên. Trần Nghị, Lưu Chí Đan, Cao Cương, Từ Hướng Tiền; cô lập Trương Quốc Đào, Vương Minh, Bác Cổ, Hà Khải Phong. Đến năm 1942, bắt đầu cuộc vận động chỉnh phong Diên An nổi tiếng, trong Đảng triệt tiêu đường lối của Trương Quốc Đào, Vương Minh,

Lúc này, trong tay Mao có hai quân át chủ bài, thứ nhất là nắm chức chỉ huy tối cao quân đội, thứ hai là thông qua Khang Sinh khống chế chặt chẽ hệ thống tình báo bảo vệ. Mao là tay cao thủ phát động những cuộc vận động chính trị nội bô Đảng, những cuộc vận động lớn lồng ghép với vận động nhỏ, cuộc “vận động chỉnh phong Diên An” lồng ghép với “vận động trừ gian nội bộ” và “vận động cứu vớt cán bộ”. Mục đích của những cuộc vận động này là vặt sạch vây cánh thân tín của Trương Quốc Đào, Vương Minh, Bác Cổ. Khang Sinh là một tay Béria (1), thừa lệnh Mao, cố tình mở rộng diện trừ gian, cho tất cả những thanh niên yêu nước tìm đến Diên An vào một rọ “nội gián”, đánh đập, tra khảo, bức cung, khiến cho Diên An một thời náo loạn, ai cũng khiếp sợ. Cho đến năm 1944, Mao thấy vây cánh của Trương Quốc Đào và Vương Minh đã bị vặt tương đối sạch, Trương Quôc Đào bỏ chạy, Vương Minh, Bác Cổ cúi đầu nhận tội, mới ra lệnh dừng cuộc “vận động trừ gian nội bộ”. Mao triệu tập đại hội, bản thân đứng ra xin lỗi các đồng chí bị hiểu nhầm, bị bắt giam, bị tra khảo, đánh đập, một mặt dẹp yên sự phẫn nộ của quần chúng, tranh thủ lòng người, mặt khác, bao che cho Khang Sinh thoát tội.

Năm 1945, Lưu Thiếu Kì lần đầu tiên đề xướng “lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm phương châm công tác trong toàn Đảng”; còn Mao Trạch Đông thì ra sức cổ vũ cuốn sách “Bàn về sự tu dưỡng của người đảng viên Cộng sản” của Lưu Thiếu Kì, lấy đó làm sách giáo khoa, mọi đảng viên đều

phải học.

Vậy là, sau Đại hội lần thứ sáu “của Đảng (họp tại Mạc Tư Khoa năm 1928), tròn mười bảy năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc mới họp đại hội lần thứ Bảy (1945). Đây là đại hội ca tụng công đức, sùng bái Mao, Mao được đẩy lên vị trí “lãnh tụ tối cao” của Đảng, kiêm nhiệm các chức vụ: “Chủ tịch” Bộ chính trị trung ương Đảng, , “Chủ tịch” Ban chấp hành trung ương Đảng, , “Chủ tịch” Ban bí thư trung ương Đảng, “Chủ tịch” Quân ủy trung ương, “Chủ tịch” Bộ biên tập báo chí của Đảng, Mao nghiện chức “Chủ tịch”. Từ đấy, Mao bắt đầu sự thống trị độc tài, thâu tóm đại quyền, tiểu quyền cũng không chia cho bất cứ ai.

Năm 1946, có sự trung gian hòa giải của Mĩ, hai đảng Quốc Dân và Cộng sản đàm phán, hiệp thương dân chủ, xây dựng đất nước. Mao đáp máy bay đến Trùng Khánh, ở lại đấy hơn bốn tháng trời, cùng Tưởng Giới Thạch kí Hiệp định “song thập” (Mùng mười tháng Mười). Nhưng chỉ mấy tháng sau, hiệp định bị xé bỏ, bắt đầu cuộc nội chiến. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, tại Bắc Kinh, Mao tuyên bố thành lập “nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, Trung Cộng giành quyền thống trị đại lục.

Từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Trung Quốc một đảng theo chủ nghĩa Mác -Lênin do Liên Xô xuất tiền, xuất người, xuất súng đạn, sau khi giành chính quyền, tất nhiên phải coi Liên Xô là “ông anh cả”, về ngoại giao, về chính trị phải học tập, làm theo ông anh cả Liên Xô, “nhất biên đảo” (Ngả về một bên). Tháng 12 năm 1949, Mao đích thân dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng sang Mạc Tư Khoa bái kiến và hội đàm với Staline. Phó trưởng đoàn là Thủ tướng Chu Ân Lai.

Mao và Chu cùng các đoàn viên trong đoàn đáp tàu hỏa riêng, xuất phất từ Bắc Kinh, đi qua vùng bình nguyên Hoa Bắc, Đông Bắc, qua Mãn Châu Lí, từ đấy băng qua thảo nguyên Xibia rộng lớn. Toàn bộ hành trình phải mất sáu ngày sáu đêm. Người phiên dịch cho doàn là Tôn Duy Thế – một trong bốn đại mĩ nữ trong Viện Bình kịch ở Diên An thời trước – sau đấy cô được đưa sang Mạc Tư Khoa học tiếng Nga. Năm 1949 tốt nghiệp, cô về nước, lúc này đã là một cô gái xinh đẹp mới ngoài hai mươi tuổi. Tôn Duy Thế là con gái nuôi của Chu Ân Lai.

Trên chuyến tàu đặc biệt đi Mạc Tư Khoa, Tôn Duy Thế tạm thời làm cô giáo dạy tiếng Nga cho Mao. Nhưng Mao, một người biết rất nhiều thơ ca cổ của Trung Quốc, rất điêu luyện “quyền thuật cung cấm” của các đế vương Trung Hoa, nhưng học ngoại ngữ thì dốt đặc. Thời kì còn học trung học, Mao chưa hề đỗ tiếng Anh; thời kì ở Diên An, tuy được Smedley, Ngô Quảng Huệ dạy mãi cũng không vào. Sau đấy, bên cạnh Mao luôn có một thư kí Anh văn. Đến cách mạng văn hóa thì Mao đã lớn tuổi, vẫn do các người đẹp Đường Văn Sinh, Chương Hàm Chi dạy tiếng Anh cho ông ta. Có thể nói ông ta suốt đời học tiếng Anh, nhưng suốt đời cũng giống như Giang Thanh, không phân biệt nổi sự khác nhau giữa Good evening và Good nigth.

Nước đến chân mới nhảy, sắp bái kiến đại nguyên soái Staline vĩ đại mà vẫn không biết tiếng Nga nói “đồng chỉ” “chào buổi sáng”, “chào buổi tói”… thế nào! Tôn Duy Thế ngây thơ lãng mạn, đành làm cô giáo bất đắc dĩ, kiên nhẫn dạy từng chữ cho Mao.

Đường dài, thảo nguyên mênh mông, phong cảnh nước Nga, hàng ngày Mao cùng với Chu Ân Lai và các chuyên viên về Liên Xô hội họp một lần nghiên cứu những vấn đề trong quan hệ hai đảng, hai nhà nước, ví dụ vấn đề quân đội Liên Xô rút khỏi vùng Đông Bắc Trung Quốc, Liên Xô trả lại con đường sắt cho Trung Quốc, vấn đề cho Liên Xô thuê quân cảng Lữ Thuận, vân vân. Thời gian còn lại, Mao ở trong toa tàu vừa làm thư phong vừa là phòng ngủ, được người đẹp Tôn Duy Thế dạy tiếng Nga. Một buổi tối, Mao cầm bàn tay mềm mại của Tôn Duy Thế, tâm thần bất định, tỏ vẻ buồn bã.. Với tấm lòng của người con gái, với thân phận là lớp người đi sau, Tôn Duy Thế vốn rất kính trọng “lãnh tụ vĩ đại”, liền hỏi “Chủ tịch” có điều gì không vui. “Chủ tịch” thở dài, dần dần thổ lộ những bất hòa với Giang Thanh. Lúc Giang Thanh mới sống chung với Mao tỏ ra rất tốt, nền nếp, biết điều, nhưng sau mấy năm làm vợ hiền, mẹ tốt… vài năm nay, vì đã lên phu nhân, địa vị được tôn quí, quên bổn phận, hiện rõ bản tính, tai quái, ngang ngược, động một tị là khóc lóc ầm ĩ, dọa chết, cãi nhau liên tục. Hạ Tử Trân về Thiên Tân, không được lên Bắc Kinh. Gần đây bác sĩ phát hiện Giang Thanh có khối u trong tử cung, sẽ đi Mạc Tư Khoa, nhờ bác sĩ Liên Xô phẫu   thuật. Quan hệ vợ chồng ngày một nhạt nhẽo. Bản thân ông ta thì một lời nói, một chữ viết ra cũng là đại diện cho toàn đảng, toàn quân bởi vậy rất buồn, thiếu một người bên cạnh…

Tôn Duy Thế là một người con gái thật thà, giàu tình cảm, nghe những lời thổ lộ của “Chủ tịch” kính yêu, cô vừa ngượng vừa đồng cảm. Cô đã được ngồi trên lưng ngựa, được các chiến sĩ Hồng quân cõng trên lưng, đi suốt cuộc trường chinh vạn dặm. Cô chịu ảnh hưởng của các cô, các chú Hồng quân, rất đồng cảm với Hạ Tử Trân, rất ghét Giang Thanh. Lúc này nghe “lãnh tụ vĩ đại” thổ lộ tâm tình, bất chợt cô nắm chặt bàn tay. Nhân vật vĩ đại cũng có chuyện buồn phiền và bất hạnh ư? Lúc tấm thân vĩ đại kia dựa vào người cô, cô cũng để yên, có điều tim thì đập loạn nhịp. Cô ngước đôi mắt sáng lên nhìn “Chủ tịch”, hai má hồng như trái táo, hình như nói: thưa “Chủ tịch”, “Chủ tịch” đã từng chỉ huy thiên binh vạn mã, đã giành được cả giang sơn, thế mà vẫn không xử lí được chuyện riêng tư… “Chủ tịch” chớp chớp mắt, nhìn cô gái. Mắt ““Chủ tịch”” sáng lên, đôi mắt khá đẹp, Bỗng Tôn Duy Thế đứng dậy, định về toa tàu của mình, nhưng “Chủ tịch” nắm chặt tay cô, không chịu buông, bảo cô ngồi chơi một lúc nữa, đừng về, đừng về., còn nhiều chuyện chưa nói, còn nhiều chuyện nữa, có thể bàn thảo… Tay “Chủ tịch” rất ấm, dịu dàng. Lò sưởi trong toa tàu cũng rất ấm… Cô gái bỏ chạy nhanh ra cửa toa xe. Nhưng không biết cửa đã khóa từ lúc nào, không tài nào mở ra nổi… chỉ còn nghe tiếng xình xịch của bánh sắt con tàu nghiến trên đường ray, tiết tấu đều đều… Đôi cánh tay “Chủ tịch” ôm ghì lấy cô, sờ nắn khắp người cô. Toàn thân cô run rẩy, mềm nhũn… Hơi ấm trong toa tàu thật dễ chịu, trên người cô chỉ mặc mỏng manh. Cô mê man, như đang nằm mơ. Giấc mơ đau khổ hay là giấc mơ vui vẻ? Một người con gái biến thành đàn bà!

Tối hôm ấy, Tôn Duy Thế cứ đê mê, mơ hồ dâng hiến tấm thân trinh trắng cho “lãnh tụ vĩ đại”. Ông ta còn ngạo mạn khinh đời, buông một câu “Ba chiến dịch lớn, cùng lên tiên cảnh”. (Ý nói làm tình ba lần, khoái cực điểm).

Sáng sớm hôm sau Tôn Duy Thế mới biết mình đang ngủ trên giường của ai, đã xảy ra chuyện gì. “Nhân vật vĩ đại” đang ngáy, tiếng ngay thật to khác thường. Cô vội mặc áo quần. Toàn thân đau nhức, ê ẩm, hai đùi như bị thương, đi đứng khó khăn. Tối hôm qua cửa không sao mở được, lúc này mở rất nhẹ nhàng, cô chạy ra ngoài…

Cách một toa tàu là phòng làm việc kiêm phòng ngủ của bố nuôi Chu Ân Lai. Cửa phòng của bố đã mở. Bố đang ngoảnh mặt ra phía cửa sổ có những cảnh tuyết trắng trên thảo nguyên, tập thể dục buổi sáng. Tôn Duy Thế gục đầu vào lòng bố, khóc lóc đau khổ. Bố không biết chuyện gì đã xảy ra với con gai, ông liền đóng cửa lại, hỏi con gái, hồi lâu sau con gái mới nức nở , ấp úng kể lại chuyện đêm hôm qua.

– Không còn ra thể thống gì nữa! Không còn ra sao! Con gái tôi là lớp cháu con, con nuôi của Hồng quân, vậy mà ông ta cũng làm cái chuyện đó!

Bố tức giận giẫm chân, mặt tái nhợt. Ông dùng tiếng phổ thông chuẩn nói mấy câu. Nhưng Tôn Duy Thế thông minh hơn người, điều cô sợ nhất là làm bố phải bực tức. Từ nhỏ cô đã yêu mến bố mẹ có công nuôi nấng cô khôn lớn. Cô cũng hiểu được rằng, việc của mình bố cũng chỉ nén giận trong lòng, liệu bố còn biết nói gì hơn?.Làm ầm ĩ, phản đối, đi vạch mặt ông ta ư? Từ năm 1936, sau khi đến Thiểm Bắc ít lâu, bố giao binh quyền cho “Chủ tịch”, bản thân làn trợ thủ, làm phó, tất cả đều vì đại cục, một đời phục vụ đại cục

Đối với con gái, Chu Ân Lai chỉ biết đau lòng, chỉ biết khuyên nhủ, nhịn nhục, chịu tổn thương tinh thần. Suốt hai ngày trời, mặt Chu Ân Lai giận dữ tím tái nhưng vẫn làm việc bình thường, không ai biết đã có chuyện gì xảy ra. Rất may, chuyện ấy cũng không ảnh hưởng đến quan hệ giữa Chu Ân Lai và Mao. Từ Mạc Tư Khoa trở về, Mao cũng nghĩ đến lấy Tôn Duy Thế, nhưng vợ chồng Chu Ân Lai đã từ chối khéo, lí do là bản thân Tôn Duy Thé không đồng ý. Hơn nữa, chuyện của Hạ Tử Trân vẫn chưa giải quyết, không thể lấy nhau được, bây giờ lại thêm một Tôn Duy Thế nữa hay sao? Mao đúng như Hàn Tín dụng binh, không sợ phiền hà. Mao vẫn thường nói, con gái lớn không nên để mãi trong nhà. Sau đấy ít lâu, vợ chồng Chu Ân Lai chủ trì, gả con gái nuôi cho Kim Sơn, một nhà nghệ thuật sân khấu nổi tiếng. Kim Sơn những năm 1930 ở Thượng Hải cũng đã có cuộc vui chăn gối với Gang Thanh, cũng coi như sự báo ứng, ngang nhau.

Năm 1950, Giang Thanh sang Mạc Tư Khoa phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Bà ta rất sợ mình trở thành một Hạ Tử Trân thứ hai, bị bỏ rơi ở Liên Xô, không thể về nước. Bà ta chỉ có với Mao một cô con gái, đặt tên là Lí Nạp. Bà rất muốn có với “Chủ tịch” một cậu con trai, nhưng không thể. Tất nhiên, sau khi Mao trở thành “lãnh tụ vĩ đại”, cả nước trên dưới cùng nhìn vào, không thể không kiểm điểm hành vi của mình, phải “gương mẫu” mọi mặt. Cho nên, Giang Thanh may mắn gấp nhiều lần Hạ Tử Trân, chỉ ít lâu sau đó được về Trung Nam Hải. Nhưng không may là, sau khi mổ cắt bỏ tử cung, sinh lí có sự thay đổi, chuyện sinh hoạt vợ chồng giảm dần không nói làm gì, bà ta còn bị rụng tóc, teo vú! Lúc bấy giờ bà mới ba mươi sáu tuổi!

Giang Thanh vô cùng sợ hãi. Càng ngày càng không thể kiểm soát nổi tính tình, thường xuyên nổi cáu. Tất nhiên máu ghen càng ngày càng bốc cao. Bà ta biết rằng, bản thân không có danh phận, địa vị gì trong Đảng, không ai coi bà ta ra gì, một khi Mao bỏ rơi, bà ta sẽ trở thành mảnh giẻ rách.

Cho nên, bà ta rất hận tiểu yêu tinh Tôn Duy Thế. Chuyện của Mao và Tôn Duy Thế đến tai bà ta. Tôn Duy thế trẻ, đẹp, thế hệ sau, giỏi ngoại ngữ, tốt nghiệp đại học Mạc Tư Khoa, lại là cô gái ai trông thấy cũng yêu quí. Hơn nữa, Chủ tịch có máu thi sĩ, rất lãng mạn đối với gái đẹp. Nếu chỉ trăng hoa, chơi bời một đêm sẽ không đe dọa vị trí của Giang Thanh, bà ta có thể làm ngơ. Một vị quân vương cần tìm khoái lạc cứ để mặc ông ta tìm khoái lạc.

Nếu Tôn Duy Thế trở thành mối đe dọa thì rất có thể thay thế vị trí bà ta bất cứ lúc nào.

Nhưng trải qua những năm tháng khổ cực ở Diên An, Giang Thanh cũng học được nhiều điều, bà ta biết rằng Mao cũng phải chú ý đến danh tiếng. Đáng tiếc, sư phụ Khang Sinh về quê làm Bí thư tỉnh ủy Sơn Đông. Vấn đề Tôn Duy Thế là ở bố nuôi Chu Ân Lai và chị cả Đặng Dĩnh Siêu. Vạy là Giang Thanh trông cậy ở chị cả Đặng Dĩnh Siêu, đến nhà Chu Ân Lai khóc lóc thảm thiết. .

Chu Ân Lai có thể nói với Giang Thanh điều gì? Tất cả phải vì đại cục, vì uy tín của “Mao Chủ tịch”, vì uy tín của Đảng. Cách duy nhất là cho Tôn Duy Thế lấy chồng, coi như xong.

Giang Thanh không sao quên nổi Tôn Duy Thế, bà ta phải cắn răng chờ thời.. Hơn nữa đành để “Chủ tịch” chơi bời, thỉnh thoảng đấu tranh với Chủ tịch những chuyện nho nhỏ, đòi quyền đòi chức, lấy đấy để thỏa hiệp với nhau.

Sự thỏa hiệp lớn nhất của Giang Thanh đó là mùa Hè năm 1958, chấp nhận để Trương Dục Phượng, mới mười chín tuổi, quê ở Cáp Nhĩ Tân, làm y tá bên cạnh Mao. Còn Mao cho Giang Thanh thực thi quyền cước nhỏ trên vũ đài quyền lực trong Đảng.

Thời cơ đã đến! Mùa Hè năm 1966, Mao phát động cuộc “Đại cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản” nhằm mục đích đánh bật Lưu Thiếu Kì một vị đệ nhất khai quốc công thần, bổ nhiệm Giang Thanh làm Phó Chủ tịch thứ nhất tiểu tổ Cách mạng văn hóa của Trung ương Đảng. Tổ trưởng là Trần Bá Đạt (Từ năm 1968 Giang Thanh thay Trần Bá Đạt làm Tổ trưởng), cố vấn là Khang Sinh. Mao dùng “tiểu tổ cách mạng văn hóa” để xóa bỏ quyền lực của Ban bí thư. Quyền lực của Giang Thanh làm nghiêng ngả đất nước. Ngay cả Thủ tướng Chu Ân Lai cũng phải kính nể.

Giang Thanh nắm trong tay đại quyền của Đảng, tất nhiên không quên những mối thù xưa. Giang Thanh liền liên kết đồng minh với Diệp Quần, vợ Phó thống soái Lâm Bưu, một con hổ cái sân sau quyền lực của Đảng, cùng nhau trao đổi danh sách kẻ thù, cùng giúp nhau trả những mối thù cũ.

Hàng loạt nhân sĩ kiệt xuất trong giới sân khấu – điện ảnh cánh tả trong những năm Ba mươi, có người biết lịch sử dơ dáy của tiểu thư Lam Bình, có người đã từng là ngôi sao thân thiết chung đụng xác thịt với bà ta, chỉ một đêm họ bị tống ngục, lần lượt chết một cách oan ức.

Chết thê thảm nhất phải kể đến Tôn Duy Thế. Tôn Duy Thế bị biệt giam trong một nhà tù ở Bắc Kinh, chịu đủ cực hình. Trong phòng giam chỉ có một đống cỏ khô, bị lột hết áo quần, toàn thân đầy những thương tích, đơn độc rời khỏi thế giới này. Lúc ấy, Tôn Duy Thế mới hơn ba mươi tuổi.

Tất cả sai lầm của Tôn Duy Thế chỉ là bị “lãnh tụ vĩ đại” đưa lên giường, phá trinh. Mà Thủ tướng Chu Ân Lai, người cha nuôi dưỡng cô khôn lớn, lúc bấy giờ đang giơ cao sách đỏ, đi đến đâu cũng tung hô: Học tập đồng chí Giang Thanh! Kính chúc đồng chí Giang Thanh!

( Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới