Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐiểm tinNỗi nhục mang tên Năng suất lao động của người Việt

Nỗi nhục mang tên Năng suất lao động của người Việt

Phải đến năm 2038 Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philipines, và phải đến năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan.

Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi tới các thành viên Chính phủ được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lại.

Cụ thể, nếu năm 1994 NSLĐ của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia lần lượt gấp 29,2 lần; 10,6; 4,6; 3,1 và 2,9 lần NSLĐ của Việt Nam, thì đến năm 2013 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 18 lần; 6,6; 2,7; 1,8 và 1,8 lần.

Giả định Việt Nam và một số nước vẫn duy trì liên tục tốc độ tăng trưởng NSLĐ trung bình như trong giai đoạn 2007-2012 vừa qua thì phải đến năm 2038 Việt Nam mới bắt kịp NSLĐ của Philippines và đến năm 2069 mới bắt kịp NSLĐ của Thái Lan.

Tại thời điểm năm 2014, GDP của Indonesia gấp 4,8 lần GDP của Việt Nam; Thái Lan gấp 2 lần; Malaysia gấp 1,8 lần; Singapore gấp 1,7 lần và Philippines gấp 1,5 lần.

Những con số Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra không còn gây bất ngờ khi trước đó, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng cho biết, NSLĐ của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc khoảng 10 lần.

Những con số đầy “đau lòng” này được các chuyên gia kinh tế bày tỏ sự “đồng tình”

Ông Lê Đăng Doanh cho rằng: doanh nghiệp Việt chỉ có đi khai thác tài nguyên, chứ không đầu tư vào khoa học công nghệ, trang thiết bị lạc hậu thì tất nhiên là năng suất kém.

Ông Bùi Trình thì cho rằng năng suất lao động thấp thì cũng không nói lên vấn đề gì, vì cơ bản “chúng ta toàn đi lắp ráp, sản phẩm tạo ra không có chút chất xám nào, thì năng suất thấp hay cao cũng vậy thôi !

 

RELATED ARTICLES

Tin mới