Saturday, September 14, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVũ khí hạt nhân TQ mạnh cỡ nào?

Vũ khí hạt nhân TQ mạnh cỡ nào?

Các quan chức quân sự và chuyên gia Trung quốc rất quan tâm đến các thiết kế tên lửa có cánh phóng từ mặt đất của Liên xô và Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã, công nghệ và tài liệu kỹ thuật trong lĩnh vực này (tên lửa có cánh) đã được Ucraine chuyển giao cho Trung Quốc.

Theo một số chuyên gia, hiện nay Trung Quốc có vài chục tên lửa có cánh phóng từ mặt đất Dong Hai 10 (DH-10). Chúng được chế tạo dựa theo mẫu tên lửa có cánh tầm xa KH-55 của Nga.

Tiem luc hat nhan Trung Quoc: Qua khu va hien tai
Tổ hợp phóng tên lửa có cánh DH-10

Tổ hợp này bố trí trên xe có khả năng cơ động cao với 3 container phóng. Tên lửa được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất trong cự ly 1.500 km. Một số chuyên gia cho rằng nó sử dụng hệ thống điều khiển tích hợp gồm cả quán tính, đối chiếu bề mặt địa hình và hệ thống dẫn đường vệ tinh. Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường. Phần lớn các tên lửa DH-10 được bố trí ở bờ đông Trung Quốc, cách không xa Đài Loan. Tên lửa DH-10 được đưa vào trang bị vào cuối những năm 2000.

Phát triển những kết quả nghiên cứu trong chế tạo tên lửa nhiên liệu rắn tầm gần, vào giữa những năm 70 Trung Quốc bắt đầu triển khai chương trình tên lửa nhiên liệu rắn tầm trung DF-21 để thay thế các tên lửa DF-2 và DF-3/3A đang trực chiến lúc đó.

Vào giữa những năm 1980, Trung Quốc đã chế tạo được tên lửa nhiên liệu rắn tầm trung hai tầng DF- 21 (“ Đông phong -21”). Tên lửa này có trọng lượng phóng 15 tấn và có cự ly bắn đến 1.800 km. Sai số xác suất vòng tròn của DF-21 là 700 m.

Với các đầu tác chiến có sức công phá 2Mt thì với một sai số như vậy DF-21 có thể giải quyết được nhiều nhiệm vụ chiến lược hơn so với các tên lửa “tiền nhiệm”. Giữa những năm 90 DF-21A đã được đưa vào trang bị cho các đơn vị tên lửa Trung Quốc, thay thế cho các tên lửa nhiên liệu lỏng đã lạc hậu.

Tiem luc hat nhan Trung Quoc: Qua khu va hien tai
Tên lửa DF-21С

Vào đầu những năm 2000, phiên bản mới DF-21C bắt đầu tham gia trực chiến. Sai số của DF-21C vào khoảng 500 m. Nhờ được bố trí trên các tổ hợp phóng cơ động nên DF-21C tăng được khả năng “thoát” đòn tiến công “tước khí giới” từ trên không và các tên lửa đạn đạo của đối phương. Cách đây không lâu, một phiên bản mới nữa của DF-21 đã được giới thiệu, quan chức quân sự Trung quốc gọi nó là DF-26.

 

Tiem luc hat nhan Trung Quoc: Qua khu va hien tai

 

Một thành tựu lớn nữa của các công trình sư và ngành công nghiệp tên lửa Trung Quốc là chế tạo và sản xuất tổ hợp tên lửa xuyên lục địa cơ động trên mặt đất DF-31. Thiết kế này là một bước đột phá trong việc phát triển vũ khí hạt nhân Trung Quốc . Việc sử dụng nhiên liệu rắn cho DF-21 và DF-31 giúp giảm thời gian chuẩn bị phóng xuống chỉ còn 15 đến 30 phút.

Tiem luc hat nhan Trung Quoc: Qua khu va hien tai
DF-31

Công tác thiết kế kiểu tên lửa này được triển khai từ giữa những năm 80. Nhiệm vụ ban đầu được đặt ra cho các kỹ sư Trung Quốc là phóng tên lửa từ các tổ hợp cơ đông trên mặt đất tương tự như “Topol” của Nga.

Tiem luc hat nhan Trung Quoc: Qua khu va hien tai

Khó khăn nhất đối với các công trình sư Trung Quốc khi thiết kế tên lửa này là nghiên cứu tìm loại nhiên liệu rắn hỗn hợp cho tên lửa (Liên Xô cũng đã gặp những khó khăn tương tự). Cũng xuất phát từ nguyên nhân này mà các lần dự định phóng thử vào đầu những năm 90 liên lục bị hoãn lại.

Trong lần phóng DF-31 thử nghiệm đầu tiên tháng 4/1992, tên lửa đã nổ ngay trên bệ phóng. Tai nạn làm chết 21 người và làm bị thương 58 người. Lần phóng thứ hai cũng thất bại, và mãi đến năm 1995 Trung quốc mới thử nghiệm thành công DF-3. Tiếp theo đó là 3 lần phóng thử nghiệm cũng thành công – 2 lần trong năm 2000 và lần thứ 3 vào năm 2002.

Ngày 01/10/1999, Bắc Kinh đã cho “khoe” DF-31 trong lễ duyệt binh kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Nga nhận định rằng DF-31 kém xa “ Topol” Nga về khả năng cơ động và chưa phải là một hệ thống tác chiến hoàn chỉnh.

Tiem luc hat nhan Trung Quoc: Qua khu va hien tai

Các tính năng kỹ-chiến thuật thực sự của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31 là một trong những bí mật quân sự quan trọng nhất của Trung Quốc. Theo số liệu của các phương tiện thông tin đại chúng thì tên lửa nhiên liệu rắn ba tầng này có chiều dài 13 m, đuờng kính 2,25 m và trong lượng phóng 42 tấn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính. Độ chính xác ( sai số xác xuất vòng tròn) từ 100 m đến 1.000m.

RELATED ARTICLES

Tin mới