Friday, April 19, 2024
Trang chủĐiểm tinTìm hiểu ghế phóng thoát hiểm cho dòng máy bay Su-30 của...

Tìm hiểu ghế phóng thoát hiểm cho dòng máy bay Su-30 của Việt Nam

Hiện nay ghế phóng thoát hiểm К-36D-3,5E đã được nhà sản xuất cung cấp cho Ấn Độ, Việt Nam và Algeria.

Su-30 của Không quân Việt Nam (ảnh minh hoạ TTVNOL)

Theo thông tin từ Xí nghiệp Khoa học – Sản xuất mang tên Viện sỹ Guy Severin (Nga), hiện nay ghế phóng thoát hiểm K-36D-3,5E đã được nhà sản xuất cung cấp cho Ấn Độ, Việt Nam và Algeria.

    Tìm hiểu ghế phóng thoát hiểm cho dòng máy bay Su-30 của Việt Nam - Ảnh 2

Ghế phóng thoát hiểm К-36D-3,5 dùng cho tất cả các phiên bản Su-30, được sản xuất năm 2001

Theo nhà sản xuất, ghế phóng thoát hiểm dòng К-36D-3,5 được sử dụng trong thành phần tổ hợp các phương tiện thoát hiểm của các loại máy bay chiến đấu/ huấn luyện chiến đấu 1 chỗ và 2 chỗ.

    Tìm hiểu ghế phóng thoát hiểm cho dòng máy bay Su-30 của Việt Nam - Ảnh 3

K-36D-5 dùng trên máy bay T-50 và Su-35S, được sản xuất năm 2013

К-36D-3,5 là ghế ngồi tại vị trí làm việc của phi công và là phương tiện thoát hiểm khẩn cấp của máy bay.

Khi bay, phi công được giữ trên ghế bằng hệ thống treo – liên kết, có thể được cố định với sự hỗ trợ của các cơ cấu giữ vai và thắt lưng của hệ thống gia cố, cũng như điều chỉnh ngồi tùy theo dáng người, bảo đảm cho phi công thoải mái làm việc và quan sát từ cabin máy bay.

    Tìm hiểu ghế phóng thoát hiểm cho dòng máy bay Su-30 của Việt Nam - Ảnh 4

K-36L-3,5YA dùng trên máy bay YAK 130

К-36D-3,5 có khả năng bảo vệ phi công trước áp suất vận tốc phóng khi ra khỏi máy bay bằng thiết bị bảo hộ, bộ ổn định chắc chắn của ghế phóng, cũng như lựa chọn một trong ba chế độ làm việc của bộ cảm biến năng lượng tùy thuộc vào trọng lượng của phi công.

    Tìm hiểu ghế phóng thoát hiểm cho dòng máy bay Su-30 của Việt Nam - Ảnh 5

AK-2000/AK-2000P dùng cho tất cả các máy bay trực thăng dân dụng, được sản xuất năm 2005

Khi máy bay bay với tốc độ hơn 850km/h chế độ làm việc của động cơ tên lửa nhiên liệu rắn được điều chỉnh tự động tùy thuộc vào sự quá tải QUOTE.

Sau khi tự động tách phi công ra khỏi ghế phóng, dù cứu hộ được bật ra bảo đảm cho phi công hạ cánh an toàn.

    Tìm hiểu ghế phóng thoát hiểm cho dòng máy bay Su-30 của Việt Nam - Ảnh 6

AK-2000K dùng trên trực thăng Ka-62

Việc duy trì khả năng sống còn cho phi công sau khi tiếp đất hoặc xuống nước và bảo đảm dễ phát hiện phi công được bảo đảm bằng các phương tiện dự phòng thoát nạn mang theo tự động tách khỏi ghế cùng với phi công, còn việc hỗ trợ phi công trên mặt nước được tiến hành dưới sự hỗ trợ của bè cứu sinh PSN-1.

    Tìm hiểu ghế phóng thoát hiểm cho dòng máy bay Su-30 của Việt Nam - Ảnh 7

K-37-800M dùng cho máy bay trực thăng Ка-52, Ка-52К, được sản xuất năm 2007

Ghế phóng bảo đảm cứu phi công trong dải vận tốc Vi (từ 0 đến 1300 km/h), đến 2,5M và ở độ cao của máy bay (từ 0 đến 2000m), bao gồm cất cánh, chạy đà sau hạ cánh, chế độ “Н=0, V=0” và được sử dụng với tổ hợp các thiết bị bảo hộ và bình oxy KKO-15. Trọng lượng của ghế không lớn hơn 103kg (tính cả phương tiện dự phòng mang theo).

    Tìm hiểu ghế phóng thoát hiểm cho dòng máy bay Su-30 của Việt Nam - Ảnh 8

Ghế máy bay trực thăng “Pamir” dùng cho các máy bay trực thăng Mi-28, Ка-60, được sản xuất năm 1988

Các biến thể của ghế phóng thoát hiểm dòng K-36D-3,5 được thiết kế chế tạo có tính đến các đặc tính của từng loại máy bay.

Theo đó ghế loại K-36D-3,5 được lắp đặt trên tất cả các phiên bản máy bay Su-30, ghế loại К-36D-3,5М lắp đặt trên Mig-29M và phiên bản máy bay trên hạm Mig-29K/KUB.

    Tìm hiểu ghế phóng thoát hiểm cho dòng máy bay Su-30 của Việt Nam - Ảnh 9

AK-2005/AK-2005M dùng trên các loại máy bay trực thăng dân dụng

Xí nghiệp Khoa học – Sản xuất mang tên Viện sỹ Guy Severin được thành lập năm 1952, là Xí nghiệp hang đầu ở Nga trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất các hệ thống bảo đảm khả năng sống còn cá nhân cho phi công và nhà du hành vũ trụ, các phương tiện cứu hộ phi công và hành khách khi máy bay gặp nạn, các hệ thống cung cấp nhiên liệu cho máy bay trong quá trình bay.

RELATED ARTICLES

Tin mới