Friday, March 29, 2024
Trang chủBiển nóngNghị sĩ cá biệt Campuchia vẫn chống phá Hun Sen bằng bản...

Nghị sĩ cá biệt Campuchia vẫn chống phá Hun Sen bằng bản đồ biên giới Tây Nam

Đó là sự hiểu biết tai hại do thiếu thông tin, nghiên cứu biên giới một cách khoa học, khách quan và cầu thị, không nắm được quy trình hoạch định phân giới.

The Cambodia Daily ngày 30/9 đưa tin, 2 tuần sau khi lãnh đạo phe đối lập CNRP Sam Rainsy nói ông sẽ ra lệnh cho các nhà lập pháp đảng này ngừng tấn công chính phủ về vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia, một nghị sĩ của CNRP đang (lẩn trốn) ở Hoa Kỳ – Um Sam An tuyên bố sẽ tiếp tục tuyên truyền cho người Campuchia sinh sống tại Mỹ rằng, bản đồ CPP và Thủ tướng Hun Sen dùng phân giới cắm mốc với Việt Nam là “bất hợp pháp”?!

Lập luận của Um Sam An đưa ra lần này không phải là “bản đồ giả” sau khi Thủ tướng Hun Sen đã cho công khai đối chiếu bản đồ từ các nguồn khác nhau gồm CPP, CNRP, Thư viện Quốc hội Mỹ, Liên Hợp Quốc và Pháp cho thấy không có sự khác biệt nào.

Um Sam An nói: “Tôi nói bản đồ của chính phủ là bất hợp pháp vì những bản đồ này khác với bản đồ quy định tại Điều 2 Hiến pháp. Điều này nói rằng chúng tôi phải sử dụng các bản đồ Bonne tỉ lệ 1:100.000 nhưng chính phủ lại sử dụng bản đồ UTM tỉ lệ 1:50.000 để cắm mốc biên giới ngoài thực địa”.

“Một trong những điều quan trọng nhất tôi nói với anh chị em ở Mỹ của chúng tôi là, chính phủ đã không sử dụng bản đồ thừa kế bởi người Pháp mà sử dụng bản đồ thừa kế bởi người Yuon trong những năm 1980. Nếu có cái gì đó sai, ngay cả với vết mực của một nét bút, nó có thể bằng 100 mét trên thực địa”, Um Sam An lập luận với ngôn từ xúc phạm, miệt thị khi nói đến người Việt.

Người phát ngôn của đảng CPP cầm quyền Sok Eysan bình luận: “Tôi không phải là một chuyên gia bản đồ, nhưng những gì tôi biết là chính phủ đã sử dụng 26 mảnh bản đồ Bonne làm nguyên tắc quan trọng để đo lường, phân định các cột mốc biên giới giữa Campuchia và Việt Nam.

Tuy nhiên đối với những điểm không rõ ràng, bản đồ Bonne tỉ lệ 1:100.000 thực sự quá bé và cần bản đồ UTM 1:50.000 độ phân giải lớn hơn để trợ giúp để chúng ta có thể nhìn thấy những con đê, các dòng suối, ngôi chùa và đường giao thông. Khi ông Um Sam An cáo buộc chính phủ sử dụng bản đồ bất hợp pháp, nó có nghĩa là ông ta đang cáo buộc Nhà vua và Quốc hội”, ông Sok Eysan cho biết.

Việc có bắt giữ Um Sam An sau khi về nước vì tội tuyên truyền chống phá biên giới Việt Nam – Campuchia bằng thủ đoạn bản đồ như tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen trước đó hay không, ông Sok Eysan nói cứ đợi Um Sam An về nước sẽ rõ.

Um Sam An đã nhanh chóng rời khỏi Campuchia sang Hoa Kỳ sau khi đồng nghiệp của mình, Thượng nghị sĩ Hong Sokhour bị bắt vì ngụy tạo bản đồ, tài liệu xuyên tạc các hiệp ước biên giới giữa Việt Nam và Campuchia hôm 15/8.

Sang đến Mỹ, Um Sam An thanh minh rằng mình không chạy trốn, chỉ đi giải quyết công việc. Đây cũng là nghị sĩ cá biệt của phe đối lập thường xuyên dẫn theo những nhóm người quá khích chống phá biên giới với Việt Nam đoạn giáp tỉnh Long An trong tháng 5, tháng 6 vừa qua – PV.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Bình luận về động thái này, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết:

Những phát biểu của ông Um Sam An cho thấy ông ta không hiểu gì về nguyên tắc, quy trình hoạch định phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia. Um Sam An nói về bản đồ mà càng không hiểu gì về bản đồ biên giới. Ông ta lo sợ một nét bút vạch sai trên bản đồ có thể sai hàng trăm mét trên thực địa, trong khi một sự thật hiển nhiên rõ ràng là bản đồ càng nhỏ thì tỉ lệ sai số càng lớn khi phiên ra thực địa.

Đó là lý do tại sao ở những điểm có nhận thức khác nhau, cần sử dụng bản đồ có độ phân giải lớn hơn để hoạch định biên giới. Hai bên đã nhóm họp và thống nhất sử dụng bản đồ UTM của quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên để giải đáp những câu hỏi dư luận đặt ra về nguyên tắc, quy trình hoạch định phân giới cắm mốc, đặc biệt là sử dụng bản đồ hoạch định biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia, tôi xin nhắc lại như sau:

Thời kỳ Pháp cai trị Đông Dương, Chính quyền thực dân Pháp đã thực hiện các thủ tục pháp lý hoạch định biên giới Việt Nam – Campuchia như sau:

Phân định đoạn biên giới phía Bắc (Trung Kì- Cao miên) bằng Nghị định của Toàn quyền Đông Dương (1904. 1905).

Phân định đoạn biên giới phía Nam (Nam Kì- Cao Miên) bằng Công ước Pháp-Campuchia (1870 và 1873) sửa đổi bổ sung bằng Nghị định năm 1893 của Thống đốc nam kỳ và Nghị định của Toàn quyên Đông dương năm 1914.

Toàn bộ đường biên giới được thể hiện tương đối đầy đủ trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương xuất bản từ năm 1929 đến năm 1954.

Tuy nhiên, tình hình chính trị, xã hội có nhiều diễn biến phức tạp kể từ sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương. Vấn đề biên giới, lãnh thổ có liên quan giữa 2 nước vẫn luôn luôn ở trong tình trạng bất ổn, thỉnh thoảng nổi lên những tranh chấp, xung đột nghiêm trọng.

Tình trạng đó kéo dài cho đến thời kỳ sau khi bè lũ diệt chủng Polpot bị lật đổ và sự ra đời của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia, và sau này là Vương quốc Campuchia.

Ngày  27/12/1985, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới giữa hai nước. Theo Hiệp ước 1985, hai bên dự kiến cắm 322 mốc trên đường biên giới dài 1.137km.

Ngày 10/10/2005, Thủ tướng chính phủ hai nước ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985. Từ tháng 6/2006 tiến hành đàm phán phân giới cắm mốc trên thực địa được tiếp tục thực hiện

Hiệp ước Bổ sung được Quốc hội 2 nước phê chuẩn theo đúng thủ tục pháp lý quốc tế. Hiệp ước có 04 nội dung cơ bản:

Một là: Hai bên thống nhất điều chỉnh 06 điểm trên tuyến biên giới, trong đó 03 điểm do sai sót kỹ thuật bản đồ và 03 điểm ở An Giang lâu nay vốn của Việt Nam hoặc của Campuchia nhưng lại không được thể hiện trên bản đồ Hiệp ước năm 1985.

Riêng khu vực Bu Prăng (thuộc tỉnh Đắc Nông ngày nay), phía ta khẳng định là của Việt Nam, nhưng nhằm không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, ta đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là “Hai bên tiếp tục thảo luận” vấn đề này.

Hai là: Điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới theo nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy.
Ba là: Mỗi bên tự rà soát việc chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000, sau đó đối chiếu kết quả để thống nhất một đường biên giới trên bản đồ.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khánh thành cột mốc 314.

Bốn là: Hai bên đã cam kết hoàn thành phân giới cắm mốc trước tháng 12/2008. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế, sau khi đảng Nhân dân Campuchia (CPP) thắng cử, 2 bên đã thống nhất điều chỉnh kế hoạch phân giới cắm mốc sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012.

Đến nay, công tác phân giới cắm mốc đã thực hiện được 78% khối lượng công việc. Đã cắm đước các mốc giới ở hầu hết các địa điểm quan trọng như: cửa khẩu, nơi có đường giao thông cắt qua biên giới, nơi có dân cư tập trung sinh sống và canh tác, đặc biệt là cắm được cột mốc ở ngã 3 biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia và mốc cuối cùng của biên giới đất liền, mốc số 314 được cắm trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen ngày 24 tháng 6 năm 2012.  

Như vậy có thể thấy rõ việc sử dụng bản đồ trong hoạch định, phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam – Campuchia hoàn toàn hợp pháp, hợp lý và không có gì trái với quy định Điều 2 Hiến pháp Campuchia.

RELATED ARTICLES

Tin mới