Thursday, April 25, 2024
Trang chủĐiểm tinNhật hé lộ công nghệ tuyệt mật nâng cấp đội tàu ngầm...

Nhật hé lộ công nghệ tuyệt mật nâng cấp đội tàu ngầm Australia

Nhật Bản đang có kế hoạch chuyển giao công nghệ tàu ngầm tuyệt mật cho Hải quân Hoàng gia Australia (RAN).

Nhật Bản là quốc gia duy nhất có tàu ngầm 4 nghìn tấn đang hoạt động. (ảnh: Tàu ngầm lớp Soryu)

Công nghệ tuyệt mật cho dự án 20 tỷ USD

Đầu tháng 10, phái đoàn cấp cao của Chính phủ Nhật Bản tham dự hội nghị Tiềm năng hải quân (Sea Power) diễn ra tại Sydney (Australia), nhưng mục tiêu của chuyến thăm là “bổ sung” hồ sơ thầu, sẵn sàng chuyển giao 100% công nghệ tuyệt mật nhằm giúp Australia đóng tàu ngầm lớp Soryu 4 nghìn tấn chạy điện – diesel, thay 6 tàu ngầm lớp Collins đã quá cũ của RAN. Theo ông Masaki Ishikawa, Trưởng đoàn: “Mục tiêu của chúng tôi là chuyển giao mọi thứ chúng tôi có cho Australia trong trường hợp thắng thầu nâng cấp đội tàu RAN”.

Dự án này mang tên Competitive Evaluation Process (Quá trình thẩm định cạnh tranh – CEP) trị giá  20 tỷ USD, có nhiều nước tham gia, trong đó có, Đức và Pháp, sẽ đóng mới 8 – 12 tàu ngầm hiện đại thay tàu lớp Collins của RAN. Sở dĩ, Australia “trăn trở” là do không hiểu phía Nhật có chuyển giao tất cả công nghệ hiện đại hay không.

Chuẩn Đô đốc Naoto Sato ở Văn phòng sỹ quan Hàng hải cho hay: Trong hồ sơ dự thầu, phía Nhật đề cập chi tiết công nghệ hàn, công nghệ tàng hình tuyệt mật, tích hợp hệ thống chiến đấu phức tạp, hệ pin lithium-ion cung cấp điện năng chính cho tàu, hệ thống thông hơi hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và hệ thống chiến đấu hiện đại kiểu Mỹ.

Tàu ngầm lớp Soryu là tàu 4 nghìn tấn chạy điện – diesel được xây dựng với sự hợp tác giữa Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản và hai tập đoàn công nghiệp nặng là MHI và KSC. Ông Masaki Ishikawa cho hay, đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản là quốc gia duy nhất thế giới có tàu ngầm 4 nghìn tấn đang hoạt động, phục vụ trong Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản.

Đức sẽ là đối thủ của Nhật?

Tháng 5, Australia mời Pháp, Đức và Nhật tham gia dự án CEP với thời gian 10 tháng, mỗi nhà thầu nhận được khoảng 6 triệu USD để soạn thầu, với các yêu cầu riêng của chủ đầu tư.

Cả ba nhà thầu đều nhất trí, tàu ngầm sẽ được đóng tại Adelaide, đại bản doanh của Tập đoàn Tàu ngầm Australia (ASC). Để đảm bảo hồ sơ dự thầu đạt kết quả, ngay trong tháng 5, Chính phủ Nhật Bản cho biết, họ sẽ chia sẻ các công nghệ tuyệt mật, bao gồm chi tiết về hệ thống pin lithium-ion (một trong những công nghệ quân sự chính xác nhất của Nhật Bản hiện nay) với Australia. Đây là lời chào hàng hấp dẫn đầu tiên được Tokyo đưa ra.

Trong khi Pháp không mặn mà với dự án này thì Đức lại được xem là đối thủ đáng gờm của Nhật. Thủ tướng Đức Angela Merkel từng có những cuộc tiếp xúc với chủ đầu tư và thừa nhận Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh lớn nhất.

Mặc du, thời gian xét thầu chưa kết thúc, song theo tờ Diplomat, Nhật Bản đang phải đối mặt với một nhà thầu có nhiều tiềm năng, cả về kinh nghiệm, công nghệ lẫn tiềm lực kinh tế. Nghe nói, Đức đang chào hàng Australia loại tàu ngầm đa nhiệm hai tầng HDW lớp 216, độ bền vượt trội, chạy diesel-điện, được thiết kế bởi Tập đoàn ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS). Và các công ty của Đức đã có bề dày chế tạo trên 160 tàu ngầm kiểu này cho 20 khách hàng trên toàn thế giới.

RELATED ARTICLES

Tin mới