Thursday, April 18, 2024
Trang chủQuân sựPhương Tây: Quân đội Nga là đối thủ lớn nhất của Mỹ

Phương Tây: Quân đội Nga là đối thủ lớn nhất của Mỹ

Phương Tây đánh giá khá cao chiến dịch không kích và bày tỏ sự ngạc nhiên trước thực lực quân sự của Nga thể hiện trong đợt không kích ở Syria.

Phương tây đánh giá khả năng của quân đội Nga ngày càng toàn diện

Cải cách quân sự thu được những thành tựu lớn

Chiến dịch không kích của Nga đã được gần 3 tuần. Khoảng thời gian này đủ để thấy được khả năng của lực lượng vũ trang Nga cũng như hiệu quả của chiến dịch không kích. Trên báo chí phương Tây đã bắt đầu xuất hiện những đánh giá về thực lực của Nga thông qua 3 tuần tham chiến ở Syria.

Tạp chí “Học giả Ngoại giao” của Nhật Bản (The Diplomat) cho rằng, với sự xuất hiện bất ngờ và những gì lực lượng hàng không – vũ trụ Nga đang thể hiện ở Syria, phương Tây đã không đánh giá đúng mức sức mạnh quân sự của Moscow, sau những cải cách quân đội mạnh mẽ.

The Diplomat viết, các nhà nghiên cứu tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) đưa ra kết luận rằng, giới phân tích quân sự phương Tây đã đánh giá thấp tiềm năng quân đội Nga, sau khi nước này đã có những tiên bộ vượt bậc, kể từ sau “Cuộc chiến 5 ngày” với Gruzia vào tháng 8 năm 2008.

Theo báo cáo của ECFR, chương trình cải cách lực lượng vũ trang được chia thành ba phần:

Giai đoạn đầu tiên coi trọng việc tối ưu hóa số lượng nhân viên, quản lý và cải cách giáo dục quân sự, giai đoạn thứ hai chú trọng tăng cường khả năng chiến đấu trong khuôn khổ hiện đại hóa cơ cấu chỉ huy và nâng cao trình độ quân nhân, còn giai đoạn thứ ba tập trung tái trang bị, thay máu triệt để vũ khí.

“Mỹ và NATO chỉ đặc biệt chú ý tới phần ba của cuộc cải cách mà Nga chưa hoàn thành và đánh giá thấp nó (tuy nhiên đã thể hiện sự tiến bộ rất lớn ở Syria), đồng thời nhắm mắt bỏ qua những thành tựu lớn mà nước này đã đạt được trong các giai đoạn đầu” – tạp chí The Diplomat bình luận.

Các nhà phân tích quân sự phương Tây đã phóng đại những khó khăn mà quân đội Nga phải đối mặt khi thực hiện giai đoạn thứ ba của chương trình cải cách quân đội là tái trang bị vũ khí. Do đó, họ bỏ qua bản chất của cuộc cải cách trong các lực lượng vũ trang Nga.

“Điều này phản ánh sự nhận thức sai lầm về bản chất của cải cách. Cuộc cải cách đã nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị quân sự hiện có và nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho toàn bộ cơ cấu quân đội Nga” – các chuyên gia Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu kết luận.

Hiện nay quân đội Nga đã áp dụng các cơ cấu quản lý hiệu quả hơn nhiều so với trước đây. Số lượng các nhà quản lý, ra quyết định kiểu “chỉ tay năm ngón” trở nên ít hơn, còn số lượng sĩ quan trực tiếp làm việc với binh lính tăng lên.

Việc trình độ hạ sĩ quan được nâng cao rất nhiều, tức là đã gia tăng tỷ lệ phần trăm các “chuyên gia quân sự thực tế” trong lực lượng vũ trang Nga.

Phuong Tay: Quan doi Nga la doi thu lon nhat cua My

Việc Nga triển khai máy bay chiến đấu sang Syria là điều hết sức bí mật và bất ngờ

Điều này cho phép các đơn vị xây dựng thành công khả năng nắm vững kỹ thuật quân sự tinh vi hơn của cán bộ chiến sĩ, cũng như gia tăng mức độ sẵn sàng của các đơn vị tinh nhuệ như đổ bộ đường không, hải quân đánh bộ và các lực lượng đặc biệt” – The Diplomat trích dẫn báo cáo của Trung tâm nghiên cứu.

Nhà phân tích quân sự Dave Majumdar đã viết trong tạp chí The National Interest rằng, tần suất các phi vụ không kích của Nga là thành tích cực kỳ ấn tượng. Điều đó đặt lực lượng Không gian vũ trụ của Nga sánh ngang với các lực lượng không quân Mỹ và Hải quân Mỹ về cường độ sử dụng máy bay.

Nhà bình luận quân sự Mỹ nhận định rằng, khả năng triển khai lực lượng quân sự ở hải ngoại và cường độ hoạt động cùng với sự hiệu quả của lực lượng không quân Nga “đã được khôi phục lại sau sự suy sụp gần như hoàn toàn vào giữa những năm 1990, sau khi Liên Xô tan rã”.

Quân đội Nga đã trở thành đối thủ lớn nhất của quân đội Mỹ

Các tạp chí và những nhà bình luận quân sự phương Tây đều thống nhất nhận định rằng, chiến dịch không kích của Nga ở Syria đã đạt được thành công rất lớn, nó thể hiện rất rõ việc Nga đã từng bước khôi phục sức mạnh quân sự của mình.

Tờ The New York Times đã đưa ra đánh giá tiềm năng gia tăng của quân đội Nga rằng, chiến dịch không kích vào các cứ điểm mặt đất của IS tại Syria chỉ sau vài tuần đã khiến cho các cơ quan tình báo và lãnh đạo quân sự phương Tây phải thay đổi nhận thức về quân đội Nga.

Các quan chức quân sự Mỹ mặc dù không nói ra như các chuyên gia quân sự độc lập nhưng cũng buộc phải đánh giá cao những thay đổi trong quân đội Nga, thể hiện khả năng tiến hành các hoạt động ở hải ngoại và hiển thị cho công chúng chứng kiến các loại vũ khí, chiến thuật và chiến lược mới.

 

Tờ báo Mỹ lưu ý rằng, trong hơn hai tuần qua, hàng ngày không quân Nga đã giáng đòn tấn công vào các vị trí của phiến quân nhiều bằng số lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến hành trong cả tháng, với tốc độ, cường độ ngày càng tăng và hiệu quả cao hơn nhiều.

 

Chiến hạm Nga phóng tên lửa hành trình trên tàu mặt nước tương tự như Tomahawk của Mỹ

Hoạt động quân sự của Nga có sự tham gia của loại máy bay chưa được thử nghiệm trong tình trạng chiến tranh như máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và các tên lửa hành trình tấn công mặt đất, bố trí trên tàu chiến Hạm đội Caspian từ khoảng cách hơn 1.400 km, không kém gì Tomahawk của Mỹ.

New York Times cũng nhấn mạnh rằng hoạt động ở Syria “đã cho phép các quan chức và các nhà phân tích có một cái nhìn sâu hơn về quân đội Nga, mà hơn một phần tư thế kỷ qua, bị coi là bị “giáng cấp” xuống loại 2, cùng với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.

Trước cuộc “chiến tranh 5 ngày”, quân đội Nga từng bị coi là đội quân yếu ớt, trang thiết bị lỗi thời, tham nhũng đến nỗi “vô hại” khi ra ngoài biên giới của mình. Cuộc “chiến tranh 5 ngày” kết thúc, quân đội Nga vẫn bị coi là một lực lượng “to đầu nhưng không nguy hiểm, chỉ mạnh về hạt nhân”

Hiện các chuyên gia quân sự phương Tây đã bắt đầu tin vào tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng, hoạt động quân sự của nước này ở Syria có thể được coi như là một thông điệp cho Mỹ và các nước phương Tây khác, thể hiện sự hồi sinh sức mạnh quân sự của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.

New York Times cũng đặc biệt tán thưởng tính chuyên nghiệp và tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao và đặc biệt là khả năng triển khai quân “thần tốc, bất ngờ” của quân đội Nga.

 

Quân đội Nga đã trở thành đối thủ lớn nhất của Mỹ

Nga triển khai lực lượng chính của họ tại căn cứ không quân Hmeymim ở căn cứ quân sự Latakia, bí mật đưa sang khoảng 50 máy bay chiến đấu và trực thăng, triển khai trong 3 tuần ở đó các loại xe tăng và xe bọc thép, tên lửa và hệ thống pháo binh, cũng như điều kiện cho 2000 người phục vụ.

Các tướng lĩnh Mỹ và NATO cũng buộc phải thừa nhận rằng họ bất ngờ trước “diện mạo mới” của quân đội Nga. Tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Âu, tướng Ben Hodges nói rằng, ông tiếp tục ngạc nhiên về khả năng nhanh chóng cung cấp nguồn lực quân sự đáng kể trên một khoảng cách rất dài của Moscow.

Ấn tượng với tốc độ triển khai các máy bay Nga và trực thăng tại Syria ở giai đoạn đầu chiến dịch, các quân nhân Mỹ tuyên bố rằng Nga mới chỉ sử dụng một phần tiềm năng lực lượng không quân, sử dụng vũ khí thông thường cùng với các tên lửa chính xác cao.

Tướng về hưu David Deptula, người đã tham gia vào việc lập kế hoạch sử dụng không quân Mỹ ở Afghanistan và Iraq nhận định, rõ ràng là người Nga đã trở thành đối thủ lớn nhất của Mỹ và Moscow có thể rút ra bài học bổ ích từ chiến dịch này cho hoạt động quân sự trong tương lai.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới