Friday, April 19, 2024
Trang chủThâm cung bí sửDàn đồng ca chủ nghĩa dân tộc Đại Hán (Phần 10 )

Dàn đồng ca chủ nghĩa dân tộc Đại Hán (Phần 10 )

Tại sao Đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc lại quan tâm quá mức đến những quan điểm bài ngoại cực đoan vốn chiếm phần lớn các bản tin và diễn đàn trên mạng như vậy, khi họ biết rằng đây không phải là những quan điểm tiêu biểu?

Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ

Một lý giải có lẽ nằm ở bản chất chính trị của các quốc gia chuyên chế. Chính trị gia ở các nền dân chủ phụ thuộc vào những cuộc thăm dò dư luận với các mẫu được lựa chọn một cách khoa học vì họ cần biết số đông cử tri đang nghĩ gì để có thể thắng cử. Nhưng những chính trị gia ở các nước chuyên chế như Trung Quốc không phải lo lắng về việc thất cử. Ngược lại, sự nghiệp chính trị của họ lại phụ thuộc vào việc quan tâm đến những người có suy nghĩ cực đoan và có thể xuống đường biểu tình. Những đối tượng sẵn sàng mạo hiểm mạnh miệng trên mạng là những người nhiều khả năng sẽ còn mạo hiểm hơn để tham gia, thậm chí là tổ chức những cuộc biểu tình quy mô lớn.

 Tại sao Đảng Cộng sản và chính phủ Trung Quốc lại quan tâm quá mức đến những quan điểm bài ngoại cực đoan vốn chiếm phần lớn các bản tin và diễn đàn trên mạng như vậy, khi họ biết rằng đây không phải là những quan điểm tiêu biểu? Một lý giải có lẽ nằm ở bản chất chính trị của các quốc gia chuyên chế. Chính trị gia ở các nền dân chủ phụ thuộc vào những cuộc thăm dò dư luận với các mẫu được lựa chọn một cách khoa học vì họ cần biết số đông cử tri đang nghĩ gì để có thể thắng cử. Nhưng những chính trị gia ở các nước chuyên chế như Trung Quốc không phải lo lắng về việc thất cử. Ngược lại, sự nghiệp chính trị của họ lại phụ thuộc vào việc quan tâm đến những người có suy nghĩ cực đoan và có thể xuống đường biểu tình. Những đối tượng sẵn sàng mạo hiểm mạnh miệng trên mạng là những người nhiều khả năng sẽ còn mạo hiểm hơn để tham gia, thậm chí là tổ chức những cuộc biểu tình quy mô lớn.

Đối phó với dư luận trên mạng

Xuyên suốt lịch sử thế giới, bất cứ sự tiến bộ nào về công nghệ thông tin liên lạc cũng đều giúp các nhóm nổi dậy dễ dàng tổ chức các hành động tập thể và gây khó khăn cho chính quyền trong việc ngăn chặn những hành động này. Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ quy mô lớn tại Thiên An Môn và 100 thành phố khác của Trung Quốc năm 1989 diễn ra dễ dàng hơn là nhờ máy fax. Cuộc biểu tình ngồi năm 1999 của Pháp Luân Công được tổ chức nhờ thư điện tử và điện thoại di động. Việc phối hợp giữa các cuộc biểu tình chống Nhật năm 2005 diễn ra một cách bí ẩn, hầu như không có sự lãnh đạo hay tổ chức nào rõ ràng nhờ các trang mạng vô danh, thư điện tử, và tin nhắn từ điện thoại di động. Việc soạn những bức thư phản đối hay kiến nghị ngày nay dễ dàng hơn rất nhiều nhờ có Internet. Điều này đã được nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba nói rõ trong một bài luận được đăng trên mạng năm 2006 có tiêu đề “Tôi và Internet”. Trong bài tán dương Internet này, họ Lưu viết: “Internet tạo ra một kênh thông tin mà những nhà độc tài Trung Quốc không thể kiểm duyệt hoàn toàn được, nó cho phép người ta nói và liên lạc, nó tạo ra một sân chơi cho những tổ chức dân sự tự phát”.

Một sĩ quan quân đội nhận định: “Internet là một nơi để người ta thể hiện mình. Nếu bạn không có nó, bạn sẽ có những hành động cực đoan. Đây là một cách để giải tỏa căng thẳng, nhưng nó cũng có thể khơi dậy tình cảm của nhiều người và tạo sức ép khiến chính phủ phải làm gì đó. Khi người ta cảm thấy đã thực sự đạt được điều gì đó, họ sẽ ít có nhu cầu phản đối hơn”. Điều nay không có nghĩa là bộ máy của Đảng cũng cho rằng sự bày tỏ trên mạng là tương đối vô hại. Liệu hành động trong thế giới ảo sẽ thay thế hay khởi đầu cho hành động thực tế?

Tuy nhiên, giới lãnh đạo hiểu rất rõ rằng họ không còn kiểm soát được sự lan truyền thông tin nữa, và để giữ vững sự nghiệp chính trị, họ phải có phản ứng với các tin tức. Trong chính trị đối nội, sự phát triển của Internet và truyền thông thương mại đã làm tăng tính tương tác của chính phủ lên vượt bậc. Khi một thảm họa xảy ra, phản ứng bản năng của các quan chức vẫn là bưng bít thông tin. Nhưng khi thông tin đã bị rò rỉ như cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, các quan chức lại xin lỗi, trừng phạt cấp dưới, và cố gắng giải quyết vấn đề để lấy lại sự ủng hộ của công chúng.

Năm 2001, Thủ tướng Chu Dung Cơ trở thành lãnh đạo đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công khai xin lỗi người dân khi ông đứng ra nhận trách nhiệm một vụ nổ làm 47 trẻ em và nhân viên thiệt mạng tại một trường học ở vùng nông thôn nơi học sinh đang sản xuất pháo hoa. Đầu tiên vị thủ tướng đã xác nhận trước công chúng lời giải thích gượng gạo của các quan chức địa phương là vụ nổ do một kẻ đánh bom tự sát mất trí gây ra. Nhưng khi, bất chấp truyền thông Trung Quốc bưng bít, tin bài của các nhà báo Hồng Kông và phóng viên nước ngoài, do phỏng vấn dân làng qua điện thoại, lan truyền trên mạng, Thủ tướng Chu Dung Cơ phải đưa ra lời xin lỗi trong một cuộc họp báo được phát trên truyền hình.

Mặc dù vậy, đối với tin quốc tế, phản ứng của các quan chức cao cấp thiếu tính xây dựng hơn. Thông tin về thủ tướng Nhật Bản thăm Đền Yasukuni hay Tổng thống Đài Loan lại đạt được bước tiến trong việc tìm kiếm nền độc lập hợp pháp thường gây ra làn sóng phản đối của cư dân mạng, yêu cầu chính phủ phải có thái độ cứng rắn. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc vì thế ngày càng khó tránh khỏi phải phản ứng bằng việc đưa ra các tối hậu thư mà họ có thể tuyên bố sau đó. Khả năng kiểm soát thông tin của Đảng Cộng sản đến với công chúng ngày càng giảm, đồng thời sức mạnh quân sự ngày càng được củng cố. Hai xu hướng này kết hợp lại một cách nguy hiểm, làm gia tăng áp lực phải sử dụng vũ lực để bảo vệ danh dự của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới