Friday, March 29, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ lại lá mặt lá trái với Cuba

Mỹ lại lá mặt lá trái với Cuba

Mỹ tiếp tục bỏ phiếu duy trì lệnh cấm vận Cuba trong khi có đến 191 trên tổng số 193 quốc gia thành viên LHQ lên tiếng phản đối. Cả thế giới đã tỏ ra thất vọng trước những gì Mỹ đang làm sau sự tiến bộ vượt bậc trong quan hệ giữa hai cựu thù Chiến tranh Lạnh thời gian gần đây.

Ngày 27/10, tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng LHQ, Mỹ và đồng minh Israel lại tiếp tục đi ngược lại với ý nguyện của người dân ở 191 quốc gia trên thế giới khi bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Trước cuộc họp này, ai ai cũng nghĩ là Mỹ sẽ bỏ cấm vận với Cuba bởi những cải thiện trong quan hệ giữa hai nước trong thời gian gần đây. Bản thân chính quyền La Habana tỏ ra kỳ vọng bao nhiêu thì lại cảm thấy thất vọng bấy nhiêu.

Phản ứng với quyết định từ phía Mỹ, phát biểu trong cuộc họp báo ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba cho biết, ông thực sự thất vọng với hành động không nhất quán từ Mỹ. Chính tại diễn đàn này hồi tháng 9/2015, Tổng thống Mỹ Obama phát biểu rằng ông tự tin Quốc hội Mỹ sẽ đồng ý việc dỡ bỏ cấm vận Cuba. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Cuba cho biết thêm lệnh cấm vận đã mà Mỹ áp đặt hơn nửa thế kỷ qua là vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế của Cuba, khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn hơn 1.000 tỷ USD. Đây là một chính sách phi lý và tàn bạo đối với Cuba.

Không chỉ có Cuba phản đối, đại diện một loạt quốc gia và các nhóm nước như Không liên kết, G77 châu Phi, Cộng đồng các nước Caribe, MERCOSUR và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo… cũng đã lên án mạnh mẽ lệnh cấm vận của Mỹ vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế; kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực thi các Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ và chấm dứt ngay lệnh cấm vận phi pháp đối với Cuba.

Phía Mỹ đã lên tiếng thanh minh. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Ron Godard nói rằng không thể bỏ phiếu ủng hộ, bởi Nghị quyết chưa phản ánh được những bước đi quan trọng của Mỹ cũng như “sự sẵn sàng của Tổng thống Obama”. Tuy nhiên, ông Godard cảnh báo rằng sẽ là một “sai lầm” nếu Cuba sử dụng văn bản không mang tính ràng buộc này để gây áp lực với Mỹ. Chính quyền Washington rất muốn kết thúc cấm vận để tạo cơ hội cho người dân Cuba, song tiến trình bình thường hóa quan hệ đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và nỗ lực của cả hai bên.

Sau khi Mỹ và Cuba quyết định bình thường hóa quan hệ với nhau, Tổng thống Obama đã có nhiều bước đi cũng như tuyên bố để thúc đẩy việc dỡ bỏ lệnh cấm vận đã áp đặt lên Cuba. Tuy vậy, chỉ có Quốc hội Mỹ mới có thể dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận này, và đó vẫn còn là một trở ngại đối với nỗ lực của chính quyền Obama.

Người dân Cuba cũng cảm thấy hoài nghi về những gì Mỹ đã hứa. Một người dân Cuba chia sẻ: “Kết quả bỏ phiếu cho tôi cảm giác tự hào song lại gây cho tôi một chút hoài nghi về những gì đang diễn ra giữa Mỹ và Cuba.. Trên thực tế, chúng tôi tin rằng Mỹ đang thực hiện các bước đi tích cực với Cuba, song cũng tại thời điểm này họ lại tách mình để bỏ phiếu chống lại Cuba. Thật là nghịch lý”.

Một cư dân ở La Habana thì nói: “Việc Mỹ bỏ phiếu chống lại nghị quyết làm tôi chút ngạc nhiên, bởi vì tôi đã thực sự nghĩ rằng tình trạng này sẽ không lặp lại như mọi năm bởi quan hệ giữa Cuba và Mỹ đang được cải thiện và được giả định đang trở nên bình thường… Thế mà lần này Mỹ đưa ra một quan điểm khác để bỏ phiếu chống”.

RELATED ARTICLES

Tin mới