Thursday, April 25, 2024
Trang chủBiển nóngTrung Quốc che giấu dòng vốn ra nước ngoài bằng cách nào?

Trung Quốc che giấu dòng vốn ra nước ngoài bằng cách nào?

Thay vào đó, nhà cầm quyền Trung Quốc đã thành công trong việc tiết lộ kế hoạch thả nổi đồng Nhân dân tệ của mình vào năm 2020. Đây có lẽ là một nỗ lực thuyết phục Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa đồng tiền Nhân dân tệ thành đồng tiền dự trữ quốc tế của IMF trong tháng này.

Tuy nhiên, một số người hoài nghi có thể nói rằng sớm muộn gì đồng Nhân dân tệ cũng bị thả nổi mà không cần phải có chủ ý. Một lượng tiền khoảng 850 tỷ Đô La Mỹ đã bị rút ra khỏi Trung Quốc tính đến cuối tháng 9 năm 2015, gây một áp lực mạnh mẽ lên tiền tệ.

Thậm chí Trung Quốc có thể đang che giấu dòng vốn ra nhiều hơn thông qua các hợp đồng phái sinh.

Xét đoán bằng ví dụ Brasil, cách làm này có lẽ sẽ không đưa đến kết quả tốt đẹp. “Họ đang sử dụng các hợp đồng kỳ hạn (forward) giống như Brasil đã làm. Nó che giấu được dòng vốn ra bởi vì họ (Trung Quốc) đang sử dụng các ngân hàng bán khống Đô la trên giấy. Đó là điều mà Brasil đã làm và là một thảm họa”, Ông Jeffrey Snider của công ty Alhambra Investment Partners, nói.

Theo cách nói của người không có chuyên môn, điều này có nghĩa là nhà cầm quyền Trung Quốc đang buộc các ngân hàng do nhà nước kiểm soát phải thực hiện các giao dịch phái sinh – đánh cuộc hoàn toàn trên giấy – để nâng giá trị của đồng Nhân dân tệ, thay vì ngay lập tức bán dự trữ ngoại hối.

Cách làm này có thể che giấu việc bòn rút hết dự trữ cho đến trước khi các hợp đồng kỳ hạn được thực hiện, bởi vì các hợp đồng phái sinh của các ngân hàng tư nhân thông thường không được báo cáo ra công chúng.

“Nếu như có thể can thiệp mà thực sự không giảm bớt dự trữ của mình, thì điều này dù sao cũng được xem là tốt hơn”, ông Steven Englander, người đứng đầu nhóm 10 chiến lược ngoại hối tại New York của Citygroup nói với hãng Bloomberg.

Theo số liệu gần đây nhất từ tháng 8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và các ngân hàng trong nước (Trung Quốc) đã tăng cường nắm giữ các hợp đồng kỳ hạn Nhân dân tệ (một hợp đồng phái sinh dựa trên tiền tệ) thêm 67,9 tỷ Đô La Mỹ.

Goldman Sachs nghi ngờ PBOC có lẽ đã giúp các ngân hàng bảo hiểm các rủi ro của mình: “Sai lệch lớn giữa [số liệu dòng tiền ra tháng 9] và các số liệu khác của PBOC cho tháng 9, có thể cho thấy rằng các ngân hàng đã sử dụng nguồn ngoại hối tại chỗ của mình để giúp đáp ứng một số nhu cầu dòng tiền ra. Tổng nguồn ngoại hối của các ngân hàng vẫn có thể ngang bằng với PBOC thông qua các hợp đồng kỳ hạn”. Goldman viết trong một thông báo cho các khách hàng.

Đó chính xác là điều mà Brasil đã thực hiện trong năm 2013 và nó không có hiệu quả trong dài hạn, Ông Snider giải thích:

“Brasil đã thao túng lãi suất trong nước để các ngân hàng địa phương Brasil có được sự khuyến khích tăng bán khống Đô La thông qua các giao dịch phái sinh. Vấn đề về Đô la được giải quyết trong một thời gian. Sau đó, có rất nhiều giao dịch hoán đổi (Swap) và kỳ hạn này sẽ đến hạn. Nó không có hiệu quả và tốn kém từ góc nhìn của ngân hàng trung ương, vì thế họ đã dừng tái đầu tư. Khi không có sự khuyến khích giả tạo, giá đồng tiền Real (của Brasil) đã lao dốc”.

Thực vậy, trong đồ thị dưới đây, đồng tiền Real đã được phục hồi trong một thời gian ngắn vào mùa hè năm 2013, và được giữ ổn định cho hầu hết năm 2014 trước khi bị sụt giảm 40% trong 12 tháng qua. Các vấn đề kinh tế cơ bản – trớ trêu lại liên đới chặt chẽ đến sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc – vẫn chưa được khắc phục.

Tháng 11 sẽ là một tháng thú vị đối với Trung Quốc khi mà IMF đến thời hạn đưa ra quyết định của mình về việc đưa Trung Quốc vào nhóm tài chính toàn cầu. Chúng tôi cũng đang đợi các số liệu mới về dự trữ ngoại hối được công bố.

Trong lúc ấy, đồng tiền quốc tế được sử dụng để chuyển tiền ra khỏi những nước có sự kiểm soát vốn (như Venezuela, Síp) đã tăng gấp đôi kể từ khi kinh tế Trung Quốc bắt đầu giảm sút vào giữa tháng 7 năm 2015.  Không phải là đồng Đô La Mỹ – đó là bitcoin, đồng tiền kỹ thuật số.

Rất khó nói có bao nhiêu tiền đã được đưa ra khỏi Trung Quốc qua đồng bitcoin. Đồng tiền thay thế này chỉ tồn tại như là một mã số trên cái gọi là Blockchain (dãy gói), một cơ chế xử lý tập trung. Cũng khó cho các cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra. Đó là lý do tại sao nó được người Nga sử dụng để chuyển tiền ra khỏi cộng hòa Síp trong mùa xuân năm 2013 khi mà đất nước nhỏ bé ở Địa Trung Hải này đã có các khoản tiền gửi bị đóng băng như là một phần của sự cứu trợ tài chính của Liên minh Châu Âu và IMF. Bitcoin đã hồi phục giá trị từ 13 Đô La Mỹ lên 121 Đô La Mỹ trong quá trình khủng hoảng của Síp.

Nếu như Trung Quốc bắt đầu sử dụng bitcoin để chuyển vốn ra ngoài nghiêm chỉnh, chúng ta có thể thấy giá trị của nó sẽ tăng lên tương tự.

RELATED ARTICLES

Tin mới