Thursday, March 28, 2024
Trang chủBiển nóngTQ chiếm Biển Đông, xây đảo nhân tạo: đề tài nóng ở...

TQ chiếm Biển Đông, xây đảo nhân tạo: đề tài nóng ở ASEAN

Báo The Wall Street Journal (WSJ) ngày 19.11 có bài nhận định: Trung Quốc chiếm Biển Đông, xây đảo nhân tạo sẽ là đề tài nóng ở hai hội nghị thượng đỉnh của khối Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và thượng đỉnh Đông Á vốn đều diễn ra tại Malaysia.

 

Hải quân TQ đón khu trục hạm Stethem của hải quân Mỹ cập cảng Thượng Hải ngày 16.11

Theo WSJ, Vì Trung Quốc chiếm Biển Đông, họ phải lo chặn Tổng thống Mỹ Barack Obama (đến Malaysia trưa 20.11) và các lãnh đạo nêu vấn đề quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, nơi mà TQ ngang ngược tuyên bố độc chiếm chủ quyền 90 % vùng biển này. 

Biển Đông ngăn cách TQ với Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Malaysia, là một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất thế giới, và được dự báo có nhiều tài nguyên dầu khí. 

Nhưng TQ xem Biển Đông là của riêng, là tuyến phòng ngự đầu tiên quanh Hoa lục. TQ viện dẫn các bản đồ xưa hàng chục thế kỷ để khẳng định chủ quyền. 

Vài năm qua, TQ còn “vẽ” ra một “đoạn đường lưỡi bò 9 đoạn” trên một bản đồ vẽ năm 1947, để đòi chủ quyền Biển Đông. 

Gần đây, TQ còn xây nhiều đảo nhân tạo trên các bãi nửa  chìm và bãi san hô trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 

Bắc Kinh thành công trong việc ngăn đưa chuyện tranh chấp Biển Đông vào chương trình thảo luận ở hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Philippines trong hai ngày 18, 19-11 qua.  

Phó Thủ tướng Malaysia: nếu tổ quốc bị xâm chiếm, nhân dân phải đứng lên bảo vệ

Trước đó, Mỹ nỗ lực thu hút sự chú ý về vấn đề Biển Đông. Ví dụ trong lần đầu tiên thăm Philippines ngày 18.11, Tổng thống Obama thăm chiến hạm Gregorio del Pilar, một tàu tuần duyên Mỹ tặng hải quân Philippines để họ tuần tra biển. 

Trên boong, ông Obama yêu cầu TQ phải chấm dứt hoạt động cải tạo đất và quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Trường Sa bị TQ chiếm.  

Trung Quoc chiem Bien Dong, xay dao nhan tao: de tai nong o ASEAN-hinh-anh-1Trung Quốc chiếm Biển Đông, xây đảo nhân tạo: đề tài nóng ở ASEAN hình ảnh 1″ />
Tổng thống Mỹ Obama thăm chiến hạm Philippines ngày 18.11 

Nhưng theo WSJ, vấn đề tranh luận quyền hàng hải ở Biển Đông ở hai hội nghị ASEAN và hội nghị Đông Á sẽ không dễ dàng. 

Thứ nhất, báo Mỹ nêu Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei (và Đài Loan không thuộc ASEAN) có  tranh chấp với TQ. Một số nước phản đối mạnh mẽ, về việc họ nói là TQ xâm lấn Biển Đông.

Ngày 14.11, Reuters dẫn một tuyên bố khéo léo của phó Thủ tướng Malaysia  Ahmad Zahid Hamidi: Malaysia phải bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ không bị xâm lược, dù ông không nói tên TQ. 

Khi được hỏi tại sao đất bị chiếm ở những bãi san hô gần bờ biển Malaysia, ông nói: “Nếu đất nước chúng tôi bị xâm chiếm, nhân dân Malaysia phải đứng lên bảo vệ tổ quốc.  

Ông nói thêm: “Cộng đồng quốc tế cần xem đây không phải là một vấn đề quốc tế, mà là sự toàn vẹn lãnh thổ. Biển Đông chỉ là cái tên, nhưng có 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế nằm trong lãnh hải của chúng tôi”. 

Philippines thì kiện TQ ra tòa án trọng tài quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc. Bắc Kinh không công nhận cấp tòa này. 

Indonesia cũng nói có thể đưa TQ ra một cấp tòa án quốc tế, nếu thất bại trong việc đối thoại về sự tranh chấp biển Đông. 

ASEAN sẽ đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố chung?

Thứ hai, các hội nghị này đều có sự tham dự của ông Obama và Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường, được xem là cuộc tranh chấp tầm ảnh hưởng giữa Mỹ và TQ, kể từ khi ông Obama lập chủ trương ngoại giao-quân sự “xoay trục về châu Á”.  

Ông Ian Storey, một chuyên gia về tranh chấp Biển Đông tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) nói: “Đó là một triệu chứng của sự căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng tăng”. 

Ông nói sự căng thẳng này lên đến mức độ này: tính hữu ích của hai hội nghị hàng năm này bị phá hỏng, các nước tham gia chỉ mượn hội nghị để tái lập quan điểm, nhưng lại thường không đạt được sự nhất trí về một tuyên bố chung. 

Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh tuần trước, Thứ trưởng ngoại giao TQ Liu Zhenmin nói: TQ muốn hai hội nghị này tập trung vào vấn đề phát triển kinh tế, không bàn chuyện Biển Đông. Nhưng ông thừa nhận: một số nước tham gia có thể nêu vấn đề này. 

Ông Storey nói: “Sẽ không có sự đột phá nào ở hội nghị ASEAN”.

Một số nhà phân tích nói: hai hội nghị thượng đỉnh ở Malaysia vẫn có ích, nếu mọi nước tham dự đều nhất trí tất cả các điều. 

Học giả Richard Javad Heydarian chuyên về an ninh khu vực của Đại học De La Salle ở Manila (Philippines) nói: “Chúng có thể cung cấp một không gian thở cấp thiết, một cơ hội cho một cam kết cần thiết”. 

Dù vậy, những căng thẳng giữa TQ, Mỹ cùng các nước nhỏ ASEAN như Việt Nam, Philippines vẫn gia tăng, theo WSJ. 

Mỹ đã thể hiện sức mạnh hải quân: Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter hồi tháng này đã thăm tàu sân bay Theodore Roosevelt đang di chuyển ở Biển Đông. 

Trước đó, hải quân  Mỹ đưa chiếc khu trục hạm Lassen  và máy bay ném bom B-52 tuần tra, đi và bay vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà TQ xây trái phép ở Biển Đông. 

Các hoạt động này khiến Bắc Kinh khó chịu. Hiện TQ phản ứng hạn chế, chỉ trích Mỹ “cố tình khiêu khích” và đã cử tàu bám theo chiếc Lassen. 

Ông Storey nói: việc Mỹ hứa sẽ hoạt động tuần tra này 2 lần/quý, có nghĩa phản ứng của Mỹ sẽ còn mạnh hơn nữa trong tương lai.  

Bloomberg: ông Abe sẽ xem xét việc Nhật giúp Mỹ tuần tra Biển Đông

Trong khi đó, hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của phó chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản Hiroshige Seko:  trong cuộc gặp song phương hôm 19.11, Thủ tướng Nhật Bản cho ông Obama biết: ông sẽ xem xét việc cử hải quân Cục phòng vệ Nhật giúp Mỹ hoạt động tuần tra Biển Đông. 

Thông tin này sau đó được một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật xác nhận. Nhưng ngày 20.11, người phát ngôn Yoshihide Suga của chính phủ Nhật nói: Nhật hiện không có kế hoạch cùng Mỹ tham gia các hoạt động hải quân. 

Mỹ là đồng minh bảo vệ an ninh Nhật từ sau Thế chiến 2, đã hoan nghênh chủ trương phát triển vai trò quân sự Nhật của ông Abe.   

Nhật-Mỹ đôi lần tập trận chung trên Biển Đông, nhưng chưa bao giờ có chuyện Nhật hoạt động gần các đảo nhân tạo mà TQ xây trái phép. 

Tuyên bố của ông Abe có thể làm hỏng mối quan hệ Nhật-Trung vừa được phục hồi. Ông Abe đã có hai lần gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong năm qua, nhưng hai nhà lãnh đạo chưa có cuộc gặp chính thức nào, tại những hội nghị quốc tế tháng 11 này. 

TQ cũng tỏ ra khó chịu việc vài tuần qua, ông Abe chỉ trích các hoạt động ngang ngược của TQ trên Biển Đông.  

Đầu tháng này, Bộ trưởng quốc phòng TQ Thường Vạn Toàn yêu cầu người đồng cấp Nhật: tránh các hành động có thể “làm phức tạp thêm tình hình”, Biển Đông không phải là việc giữa Nhật với TQ. 

Tuần này, một người phát ngôn của ngành ngoại giao TQ chỉ trích các tuyên bố về Biển Đông của ông Abe, nói những lời lẽ này không tốt cho sự ổn định của khu vực này.

RELATED ARTICLES

Tin mới