Wednesday, April 24, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ đấu giá mạng lưới điện New South Wales: Quan ngại về...

TQ đấu giá mạng lưới điện New South Wales: Quan ngại về bảo mật và ‘những vấn đề khác’

Với việc một trong những doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tham gia vào cuộc chạy đua để thuê tập đoàn TransGrid từ chính phủ bang New South Wales (NSW) trong 99 năm, có những quan ngại sâu sắc rằng mạng lưới truyền tải điện và viễn thông trị giá 10 tỷ USD này có thể dễ bị tổn hại bởi gián điệp mạng.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Thống đốc bang New South Wales Mike Baird vào ngày 19/11/2014 tại Sydney, Australia. Các chuyên gia và quan chức an ninh của Australia lo ngại về việc Đảng cộng sản Trung Quốc giành được quyền kiểm mạng soát lưới điện của NSW. (Daniel Munoz – Pool / Getty Images)

Trong một gói thầu chung với tập đoàn Macquarie, Công ty Điện lực Nhà nước Trung Quốc (SGCC) đã nằm trong danh sách vòng cuối với ba tập đoàn khác để cạnh tranh giành quyền điều hành khối tài sản đồ sộ của Transgrid, bao gồm 99 trạm biến áp lớn, khoảng 12.900 km đường dây truyền tải điện cao áp và dây cáp, và mạng lưới cáp quang lớn thứ năm trên cả nước.

Hồ sơ thầu của SGCC vừa được Hội đồng Đầu tư nước ngoài (FIRB) thông qua và dự kiến chính quyền bang  New South Wales sẽ ra quyết định trong vài ngày tới. Liên minh SGCC-Macquarie được cho là đã chào giá cao nhất, và là nhà thầu được ưu ái của thương vụ cho thuê, đứng trên hai tập đoàn nước ngoài và một tập đoàn của Australia.

Ngoài New South Wales, TransGrid còn cung cấp điện cho cả thủ đô Canberra, cơ quan Cảnh sát Liên bang Australia, Quốc hội và nhiều cơ quan chính phủ, bao gồm cả Cơ quan Mật vụ Australia và Tổ chức Tình báo An Ninh Australia (ASIO).

SGCC sử dụng công nghệ của Huawei, một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc khác, để tạo ra các mạng lưới điện thông minh bằng cách đưa công tơ điện nội địa lên mạng trực tuyến để tạo ra “mạng Internet năng lượng”. Huawei bị cấm tham gia vào Mạng lưới Băng thông rộng Quốc gia của Australia vào 2 năm trước, theo khuyến cáo từ ASIO.

Theo một vài báo cáo được gửi đến Quốc hội Mỹ thì mạng lưới điện thông minh làm tăng nguy cơ khủng bố và gián điệp mạng. Động cơ của SGCC trong việc mở rộng ra nước ngoài và tạo ra một mạng Internet năng lượng toàn cầu là vẫn chưa rõ ràng, ngoại trừ những khoản lợi nhuận hiển nhiên cho công ty điện lực lớn nhất thế giới này.

Theo tờ Daily Telegraph, cựu quan chức quốc phòng cấp cao Ross Babbage cho biết các chuyên gia và quan chức an ninh của Mỹ và Australia đang lo ngại về việc ĐCSTQ sẽ giành được quyền kiểm soát mạng lưới điện của bang NSW, đặc biệt là sau thương vụ bán Cảng Darwin cho một công ty Trung Quốc có liên kết với Quân đội Giải phóng Nhân dân vào tháng trước.

SGCC đã kiểm soát 19 phần trăm cổ phần của SP Ausnet, một công ty điện lực của bang Victoria, 41 phần trăm của công ty ElectraNet ở bang South Australia, và 60 phần trăm của công ty Jemena ở bang Northern Territory. Công ty này có quyền sở hữu toàn bộ mạng lưới điện quốc gia của Brazil, và sở hữu một phần đáng kể của các mạng lưới điện ở Bồ Đào Nha, Ý, và Philippines. Đầu năm nay, 16 kỹ thuật viên của SGCC đã bị từ chối gia hạn visa tại Philippines do những lo ngại về an ninh quốc gia.

Điều tra tham nhũng

Ở Trung Quốc, SGCC hiện đang bị các cơ quan trung ương điều tra, do việc ban lãnh đạo của công ty bị cáo buộc nhận hối lộ và tham nhũng. Một cuộc kiểm toán vào năm 2014 đã khám phá ra rằng hơn 1 tỷ USD đã bị biển thủ trong quá trình xây dựng một mạng lưới điện đường dài.

Báo mạng People’s Net của chính quyền Trung Quốc đã đưa tin vào ngày 17/6 rằng các lãnh đạo hàng đầu của công ty bị phát hiện đã lạm dụng chức vụ và nhận hối lộ nhằm trục lợi cho bản thân và gia đình. Năm thành viên ban điều hành – các ông Chu Trường Lâm, Quan Thủ Trọng, Mã Lâm Quốc, Yến Phúc Long và Ngô Chu Xuân – đã bị bắt, theo trang web tin tức Trung Quốc ở hải ngoại Bowen Press.

Trong một báo cáo độc quyền, Bowen Press đã tuyên bố rằng ông Lưu Chấn Á, chủ tịch của SGCC, được cho là đang bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan chống tham nhũng của ĐCSTQ, điều tra.

Vi phạm nhân quyền

SGCC hoạt động ở nước ngoài vẫn sẽ gây ra lo ngại về an ninh quốc gia và đang có một vụ điều tra tham nhũng đối với SGCC. Tuy nhiên, một vấn đề ít được biết đến hơn là nạn ngược đãi nhân viên của công ty điện lực Trung Quốc này.

Từ năm 1999, chính quyền Trung Quốc đã đàn áp tàn bạo những người tập luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần và thiền định ôn hòa và phổ biến, có nền tảng dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Để giành được sự ưu ái của các quan chức hàng đầu có dính líu đến cuộc đàn áp, nhiều công ty nhà nước đã tham gia vào cuộc đán áp này.

SGCC đã tham gia vào việc giám sát, giam giữ và cải tạo các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, theo Minh Huệ, trang web lưu trữ bằng chứng về cuộc đàn áp môn thiền định này.

Minh Huệ đã báo cáo về hơn 150 trường hợp trực tiếp vi phạm luật nhân quyền quốc tế tại 21 trong số 27 công ty truyền tải điện cấp tỉnh của SGCC. Những hành vi đó bao gồm sa thải nhân viên, giám sát nhân viên ngoài giờ làm bằng hệ thống an ninh của công ty, gây áp lực buộc các nhân viên phải ký cam kết không tập luyện Pháp Luân Công, tổ chức các cơ sở cải tạo ngay tại trụ sở công ty.

11 nhân viên đã bị bức hại đến mức bị tâm thần hoặc tử vong, và năm người khác đã bị mất tích. Mặc dù những vụ ngược đãi này được thực hiện bởi các cơ quan thi hành luật pháp nhà nước, nhưng ban an ninh của SGCC đã hỗ trợ việc bắt giữ và lục soát nhà của 39 nhân viên.

Những trường hợp này làm dấy lên những quan ngại sâu sắc rằng SGCC không tuân theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế trong việc sử dụng lao động. Một phần của bài phân tích của FIRB sẽ xác định liệu một nhà đầu tư quốc tế có tuân thủ những nghĩa vụ của doanh nghiệp theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, gồm cả Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hay không.

RELATED ARTICLES

Tin mới