Thursday, April 25, 2024
Trang chủThâm cung bí sửCó phải chính quyền TQ thừa nhận rằng

Có phải chính quyền TQ thừa nhận rằng

Ngày 18 tháng 11, Ủy ban về Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc đã có một buổi điều trần về vấn đề Trung Quốc, hé lộ nhiều tình tiết hơn so với những nội dung mà phái đoàn Trung Quốc rất có thể đã có ý định che dấu về thái độ của nhà cầm quyền đối với sự tra tấn.

Ông Ngô Hải Long, người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc đã đệ trình một báo cáo. Các chuyên gia của Ủy ban đã đặt ra nhiều câu hỏi để phái đoàn Trung Quốc trả lời. Mặc dù báo cáo của ông Ngô tuyên bố rằng Trung Quốc đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc thúc đẩy quyền con người, nhưng các chuyên gia của Ủy ban vẫn không thấy có sự thuyết phục.

Một số câu trả lời từ phái đoàn Trung Quốc đã làm mọi người tự hỏi rằng chính phủ nước này có thực sự hiểu được ý nghĩa của sự tra tấn hay không.

Một số câu trả lời từ phái đoàn Trung Quốc đã làm mọi người tự hỏi rằng chính phủ nước này có thực sự hiểu được ý nghĩa của sự tra tấn hay không.

Chẳng hạn như, phái đoàn này cho rằng biệt giam là một công cụ quản lý, không phải là một biện pháp trừng phạt. Nó cũng tuyên bố rằng việc sử dụng hình thức “ghế đặc biệt” để thẩm vấn được xem như là một biện pháp an ninh và bảo vệ nhằm ngăn chặn những nghi phạm tự làm tổn thương chính mình.

Từ cái cách trả lời của phái đoàn Trung Quốc, người ta có thể dễ dàng có được ấn tượng rằng ở Trung Quốc việc tra tấn là một chuyện rất phổ biến. Nó phổ biến là vì các quan chức đã không nhận ra rằng những tuyên bố không đúng sự thật của họ đã mặc nhiên thừa nhận thực tế về việc tra tấn được triển khai rất rộng rãi.

Từ cái cách trả lời của phái đoàn Trung Quốc, người ta có thể dễ dàng có được ấn tượng rằng ở Trung Quốc việc tra tấn là một chuyện rất phổ biến.

Nhiều luật sư đã bị tra tấn

Những phúc đáp bằng văn bản trong tháng 10 đã xác nhận rằng khoảng 10.000 thẩm phán và 24.039 công tố viên đã tham gia khóa đào tạo về việc chống tra tấn từ năm 2012. Tuy nhiên, khóa đào tạo này đã không ngăn cản được việc sử dụng các hình thức tra tấn

Cảnh sát, công tố viên, và ngay cả ngành tòa án cũng đều áp dụng hình thức tra tấn. Phúc đáp bằng văn bản cũng cho biết rằng các luật sư – những người vốn chỉ có thể là nạn nhân, không thể nào là thủ phạm gây ra sự tra tấn – lại chính là những người duy nhất vi phạm pháp luật.

Một trường hợp điển hình xảy ra tại huyện Kiến Tam Giang nằm ở tỉnh Hắc Long Giang, một tỉnh ở xa phía đông bắc của Trung Quốc. Những phúc đáp bằng văn bản đã nêu rõ rằng các luật sư đã bị bắt giữ vì “những hoạt động gây rối trật tự xã hội”. Thư phúc đáp này đã vô tình hoặc cố ý lờ đi việc đề cập đến những “hoạt động” yêu cầu trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công, những người đã bị giam giữ trái phép tại một trung tâm tẩy não. Trung tâm tẩy não này được biết đến như là một nhà tù đen (hắc lao), và cũng là một mối bận tâm khác nữa của Ủy ban về chống tra tấn của Liên Hợp Quốc.

Những người biểu tình dựng lại cảnh tra tấn bức hại các học viên Pháp Luân Công bởi chế độ Trung Cộng, ảnh chụp ngày 10 tháng 12 năm 2004. (Mike Clarke/AFP/Getty Images)

Những người biểu tình dựng lại cảnh tra tấn bức hại các học viên Pháp Luân Công bởi chế độ Trung Cộng, ảnh chụp vào ngày 10 tháng 12 năm 2004. (Mike Clarke/AFP/Getty Images)

Những văn bản phúc đáp đã cho rằng không ai trong số các luật sư trên đã bị tra tấn. Nhưng một cuộc kiểm tra y tế đã phát hiện ra rằng 4 luật sư bị bắt giam đã có tổng cộng 24 xương sườn bị gãy.

Thêm một điều kỳ lạ nữa liên quan đến thư phúc đáp của phái đoàn này chính là việc truy tố những kẻ phạm tội tra tấn. Theo phái đoàn thì “vẫn có rất nhiều trường hợp truy tố kẻ phạm tội tra tấn”. Nhưng khi được Ủy ban hỏi đến, thì không có kẻ nào được nêu tên trong những vụ án nổi bật – chẳng hạn như vụ án ở Kiến Tam Giang.

Những định nghĩa khác nhau

Rõ ràng, phái đoàn Trung Quốc đã không xem xét xương sườn bị gãy của các luật sư có phải là kết quả của việc tra tấn hoặc bị ngược đãi hay không. Phái đoàn Trung Quốc đã giải thích rằng khái niệm về sự tra tấn ở Trung Quốc là khác biệt so với Công ước của Liên Hợp Quốc, bởi vì Trung Quốc có một nền văn hóa và ngôn ngữ khác biệt.

Điều này thì rất đúng. Nền văn hóa của quốc gia này chính là nền văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập sau khi ĐCSTQ cai trị Trung Quốc từ năm 1949. Trong từ điển của ĐCSTQ, đánh gãy xương sườn được gọi là “thực thi pháp luật”. Tuy nhiên, ở các nước khác trên thế giới, người ta đều gọi đó là một hình thức tra tấn.

Trong từ điển của ĐCSTQ, đánh gãy xương sườn được gọi là “thực thi pháp luật”.

Trong hầu hết các trường hợp khi bị Ủy ban về chống tra tấn của Liên Hợp Quốc chất vấn, phái đoàn này luôn thẳng thừng phủ nhận sự tồn tại của việc tra tấn, mặc dù việc sử dụng nó có thể được xác nhận một cách rất dễ dàng.

Sau khi đọc những phúc đáp bằng văn bản, tôi thấy rằng phái đoàn này thậm chí đã không cần phải làm bất kỳ cuộc nghiên cứu hay điều tra nào khi họ tiến hành gửi văn bản. Vì đa số các câu trả lời của phái đoàn này chỉ đơn giản là những thao tác cắt và dán những văn bản và các quy định pháp luật, hoặc hoàn toàn phủ nhận một số vụ án nêu đích danh tên những cá nhân đã phạm tội tra tấn. Phái đoàn này chỉ làm cho có lệ, và thậm chí họ còn không thèm bận tâm kiểm tra lỗi chính tả trước khi nộp.

Chẳng hạn như, những phúc đáp bằng văn bản đã bác bỏ cáo buộc mổ cướp nội tạng bằng cách trích dẫn “Quy định về Cấy ghép Nội tạng của Con người”. Quy định này được ban hành một cách rất vội vàng trong năm 2007, rất có khả năng nó được ban hành nhằm đối phó với những cáo buộc về tình trạng thu hoạch nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công từ năm 2006. Làm thế nào mà một quy định của năm 2007 lại có thể chứng minh được sự không tồn tại của một loại tội ác đã bị phơi bày trước đó 1 năm?

Những phúc đáp bằng văn bản cũng tuyên bố rằng biện pháp thẩm vấn mang tên “shuanggui” (song quy = quy định đôi). – thường được lạm dụng để thẩm vấn các đảng viên bị nghi ngờ vi phạm các quy định của ĐCSTQ – là một phần của hệ thống pháp luật và kỷ luật của đảng cộng sản tại Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, thì shuanggui chỉ là hình thức kỷ luật của ĐCSTQ, và chắc chắn rằng nó không phải là một phần của hệ thống pháp luật.

Văn hóa Đảng

Để hiểu rõ tình hình ở Trung Quốc và những hành vi kỳ lạ của quan chức Trung Quốc, chúng ta cần phải nhìn vào lịch sử của ĐCSTQ.

Tra tấn đã luôn là một phần của cuộc chiếm giữ quyền lực và là quy tắc bất thành văn của cộng sản. Vào năm 1930, khi Hồng quân vẫn còn đang bị bao vây ở Giang Tây, thì Mao Trạch Đông đã khởi xướng một chiến dịch thanh trừng nội bộ để thiết lập quyền lực tuyệt đối của mình bên trong lực lượng Hồng quân.

Mục tiêu của Mao Trạch Đông nhằm diệt sạch một tổ chức không hề tồn tại có tên gọi là những người chống Bôn-sê-vích. Trên thực tế thì không hề có tổ chức nào giống như vậy, nên tất cả các tội nhân phải bị hành hình bằng cách tra tấn. Chiến dịch này kéo dài vài tháng và 70.000 binh sĩ của Hồng quân đã bị giết. Nhiều người trong số đó đã bị tra tấn đến chết. Và những người khác thì bị tàn sát không thương tiếc.

Một thập kỷ sau đó, các phương pháp tra tấn tương tự đã được sử dụng trong Phong trào Diên An chỉnh đảng. Phong trào này cũng do Mao Trạch Đông khởi xướng để loại bỏ ảnh hưởng của các phe phái khác trong nội bộ Đảng và nhằm để thiết lập quyền lực tuyệt đối của mình trong vai trò là vị lãnh tụ của Đảng. Một trong những nạn nhân – nhà báo đồng thời là nhà văn Vương Thế Duy – đã bị buộc tội oan sai và bị bắt giữ tại thời điểm đó. Ông đã bị xử tử bằng một cái rìu, có lẽ là để tiết kiệm một viên đạn.

Một mục tiêu của những chiến dịch chính trị [của ĐCSTQ] là tìm ra những kẻ xấu xa nhất và sau đó tuyển dụng họ vào hàng ngũ của Đảng.

Sau khi ĐCSTQ cai trị Trung Quốc, thì tra tấn đã được áp dụng và lan rộng ra toàn quốc, kèm theo rất nhiều các chiến dịch chính trị, từ việc tiêu diệt sạch sẽ những địa chủ trong những năm đầu thập niên 1950 cho đến việc tiến hành đến tận ngày hôm nay cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Một mục tiêu của những chiến dịch chính trị này là tìm ra những kẻ xấu xa nhất và sau đó tuyển dụng họ vào hàng ngũ của Đảng. Họ trở thành những nhà lãnh đạo của thế hệ tiếp theo và là những kẻ tiến hành nhiều hình thức tra tấn hơn. Trong khi đó, nhiều khái niệm và phương pháp tra tấn cũng đã được truyền lại cho các thành viên mới.

Hầu hết mọi người đều tin rằng việc tra tấn và giết hại trong cuộc Cách mạng Văn hóa là do lực lượng Hồng vệ binh thực hiện. Nhưng trên thực tế, Cục An ninh mới chính là kẻ đã đứng đằng sau hầu hết các trường hợp giết người hoặc chỉ đạo trực tiếp các hình thức tra tấn. Tất nhiên, Cục An ninh đã, và vẫn sẽ là công cụ của ĐCSTQ. Cục An ninh, đặc biệt là lực lượng đặc nhiệm của nó, trở thành lực lượng lớn nhất gây nên những cảnh tra tấn ở Trung Quốc.

Hệ thống an ninh đã được thành lập ngay sau khi ĐCSTQ cai trị Trung Quốc. Những người cốt cán đầu tiên [của hệ thống an ninh] là được thuyên chuyển trực tiếp từ quân đội, và họ đã triển khai hình thức Thiết quân luật. Nhiệm vụ đầu tiên và duy nhất tại thời điểm đó là đè bẹp những người phản cách mạng. Đó là lần thực hành đầu tiên của việc tra tấn sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền.

Sau đó, khi chức năng của Cục An ninh được mở rộng, thì chức năng đàn áp đã được củng cố trong một đơn vị cụ thể bên trong Cục An ninh. Dù đã thay đổi tên rất nhiều lần nhưng ai cũng biết nguồn gốc đầu tiên của nó chính là Cục An ninh. Ngoại trừ một khoảng thời gian rất ngắn trong cuộc Cách mạng Văn hóa, thì bản chất của Cục An ninh vẫn luôn phản ánh các khía cạnh bạo lực của ĐCSTQ.

Hiện nay, cơ quan này được gọi là Bộ An ninh Nội địa. Nó chịu trách nhiệm trong việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công, nhiều thành viên của các giáo xứ, những luật sư nhân quyền, và bất cứ ai mà ĐCSTQ xem như là kẻ thù của mình.

Ngay từ đầu, những người làm việc trong hệ thống pháp lý chỉ toàn biết đến ngôn ngữ của bạo lực. Nói cách khác, họ coi việc tiến hành những hình thức tra tấn là bình thường. Vì vậy, phái đoàn này đã đứng ra đại diện cho hệ thống pháp lý này trước sự chất vấn của Ủy ban Liên Hợp Quốc. Đó là lý do tại sao phái đoàn Trung Quốc và Ủy ban không thể nào hiểu nhau được. Thực sự là đã không có sự tương thích giữa các câu hỏi và câu trả lời.

Gảy đàn cho trâu nghe“, nói theo câu thành ngữ Trung Quốc có nghĩa lãng phí thời gian của ai đó, thì xem ra còn dễ dàng hơn là nhận được một câu trả lời chân thành từ phía các quan chức Trung Quốc. Phải chăng phái đoàn này đã cảm thấy không thoải mái khi họ giải trình? Chắc là không đâu. Vì những thành viên của phái đoàn này đang sống một cuộc đời quá đơn giản trong thế giới riêng của họ, và sử dụng những thuật ngữ logic hoặc ngôn ngữ mà chỉ bản thân của họ mới hiểu rõ được.

RELATED ARTICLES

Tin mới