Thursday, March 28, 2024
Trang chủThâm cung bí sửNhận diện chiến lược ngoại giao “lấn tới” của Trung Quốc (Kỳ...

Nhận diện chiến lược ngoại giao “lấn tới” của Trung Quốc (Kỳ 3)

Tập trung vào các diễn biến bên trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại giúp khắc phục những nhận định phổ biến rắng nhà nước Trung Quốc chỉ có “một diễn viễn đơn nhất”. Giống như bất kỳ hệ thống chính trị nào hiện nay, chính sách đối ngoại của Trung Quốc là sản phẩm của nhiều lực lượng quy tụ và nhiều khi có thể không liên tục hay thống nhất.

Những lý giải chưa thỏa đáng

Chú trọng đến công việc của mình cũng làm nổi bật thực tế rằng hệ thống chính trị của Trung Quốc đang vận động, mặc dù theo hướng cũng chẳng rõ ràng gì. Trong một số khía cạnh, những thay đổi đã xảy ra trong mấy năm gần đây – sự phát triển của chủ nghĩa yêu nước do nhà nước kích động, sự nhay cảm của các nhà lãnh đạo trước ý kiến quần chúng, sự nảy nở của các nhóm lợi ích, và sự xuất hiện có thể có của các liên minh ủng hộ chính sách đối ngoại quyết đoán hơn – giống với những gì diễn ra ở Đức và đầu thế kỷ XX.

Thế giới có thể đang chứng kiến những biểu hiện ban đầu của một quá trình mà có thể cuối cùng dẫn tới tự do hoá và thâm chí dân chủ hoá. Thật không may, nếu lịch sử là sự chỉ đường, những thay đổi đang diễn ra cũng có thể báo hiệu một thời kỳ bất ổn chiến tranh.

Dù có thể báo trước điều gì trong tương lai xa, ba yếu tố trong nước thảo luận trên đây cũng chỉ có ý nghĩa hạn chế trong việc giải thích hành vi gần đây của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn nhận thức được tình cảm yêu nước biểu hiện phổ biến trên các phương tiện truyền thông; thực tế, ở một mức độ nhất định họ cũng chia sẻ tình cảm đó với người dân. Họ cũng có thể thực sự lo ngại về tác động đối với sự nghiệp của họ, và có lẽ cả của ĐCSTQ, nếu tỏ ra mềm yếu trong việc bảo vệ danh dự quốc gia.

Điều đó nghĩa là, khó có thể nói, ít nhất là cho đến thời điểm này, các lãnh đạo đã bao giờ cảm thấy bị chi phối bởi tình cảm nào khi thể hiện lập trường hay theo đuổi các chính sách khác với những chính sách đã được lựa chọn. Ngược lại, các bằng chứng cho thấy rằng, ngoài kỹ năng kích động tình cảm yêu nước của nước của người dân, chính quyền Trung Quốc đã trở nên điêu luyện hơn trong điều chỉnh và định hướng các tình cảm này để phục vụ cho mục đích riêng của mình.

Một phân tích về các cuộc biểu tình chống Nhật diễn ra sau vụ quốc hữu quá quần đảo Senkaku năm 2012 kết luận rằng, như trong quá khứ, biểu tình diễn ra theo mộ “mô thức có tính chu kỳ, đặc trưng nhất là một làn sóng huy động dân chúng”.

Các nhà chức trách ban đầu cho phép biểu tình hàng loạt để trút cơn giận của người dân và chứng tỏ cho thế giới thấy hành động của Nhật Bản đã “làm tổn thương cảm xúc” của người Trung Quốc. Đến khi các cuộc biểu tình bắt đầu lan rộng và phát triển dữ dội hơn, chính phủ trở nên luống cuống: ra lệnh cho chính quyền địa phương duy trì trật tự, cấm sử dụng các cụm từ trên internet để tổ chức tụ họp, và tại một thành phố, còn gửi tin nhắn tới tất cả người sử dụng điện thoại di động kêu gọi họ “hãy thể hiện lòng yêu nước đúng mực, và tránh các hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây rối”.

Một nghiên cứu gần đây Giáo sư Đại học Yale Jessica Chen Weiss phát hiện, chính phủ Trung Quốc sử dụng các cuộc biểu tình để gửi đi tín hiệu nghiêm túc và tăng cường vị thế mặc cả. Các cuộc biểu tình công khai cho phép Bắc Kinh tuyên bố rằng công luận đã hạn chế hành động của mình.

Quan điểm cho rằng các sĩ quan PLA đã “đánh cắp” chính sách và lái nó theo hướng khác cũng không thực sự thuyến phục nếu xem xét kỹ lưỡng hơn. Giáo sư Đại học của Western Australia Andrew Chubb phát hiện, các cá nhân quân đội nổi bật nhất và lớn giọng là những sĩ quan tương đối cao cấp có quan hệ với cơ quan tình báo và tuyên truyền của PLA. Nếu không có chế tài chính thức, có vẻ như rất khó để học có thể được tiếp xúc như vậy với các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát.

Chubb cho rằng, giống như thực sự các cuộc biểu tình quần chúng, chức năng thực sự của những kẻ “diều hâu” mạnh miệng là huy động ủng hộ trong nước, trong khi đồng thời gửi tín hiệu thể hiện sự quyết tâm của mình cho quốc tế. Các bình luận diều hâu cũng giúp nâng cao những gì mà Thiếu tướng PLA La Viện nhắc đến là “ý thức đề phòng nguy hiểm”, khuấy động tình cảm yêu nước và ủng hộ của người dân dành cho quân đội và cả chính quyền lãnh đạo.

Trong trường hợp vụ đối đầu tại bãi cạn Scarborough với Philippines năm 2012, Chubb nhận xét, “sự xuất hiện thường xuyên của La Viện nhằm trõng nỗ lực của nhà nước nhằm tập trung sự chú ý của công chúng về vấn đề này”. Thảo luận của người dân được “thúc đẩy bởi các tin tức có tính kích động từ truyền thông trung ương và các bình luận chính thức gây leo thang tình hình”. Những tuyên bố và biểu lộ sự giận dữ của người dân mà họ đã góp sức kích động dường như nằm trong chiến lược có chủ ý để đe doạ Philippines và buộc nước này chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc.

Dù chắc chắn sẽ không tránh khỏi bất đồng về một số vấn đề, nhưng hầu như không có bằng chứng cho thấy sự chia rẽ quá lớn giữa các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự trong các vấn đề chính sách đối ngoại và quốc phòng quan trọng nhất. Ngược lại, tất cả các dấu hiệu chỉ ra sự đồng thuận rộng rãi hiện nay về nhiều mục tiêu, chiến lược và chiến thuật quốc gia, trong đó bao gồm cả những gì được học giả You Ji mô tả là “sự quyết đoán có kiểm soát” trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền. Ngay cả khi tồn tại bất đồng, theo những thông tin hiện có, quân đội sẽ tiếp tục chấp nhận sự lệ thuộc lịch sử của mình đối với Đảng. Nếu hành vi đối ngoại của Trung Quốc trong những năm gần đây có phần quyết đoán, thậm chí quân sự hóa, do có lẽ không phải là kết quả mưu tính từ phía PLA mà là quyết định của các nhà lãnh đạo dân sự cấp cao nhất nước này.

Sự liên tục quyết đoán của Trung Quốc thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012, càng khiến khó giữ quan điểm cho rằng hành vi này là sản phẩm phụ của việc trao tự chủ cho các cơ quan và văn phòng cấp dưới. Trái ngược với người tiền nhiệm, Tập Cận Bình nhìn chung đc thừa nhận là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và dường như đã nắm quyền kiểm soát đối với tất cả các khía cạnh chính sách quốc qua. Ngoài việc chỉ đạo một số “nhóm nhỏ đầu sỏ” và các cơ quan không chính thức dựng lên để tham mưu cho lãnh đạo cấp cao về các vấn đề quan trọng, Tập Cận Bình đã thành lập Hội đồng An ninh quốc gia mới với mục đích là để đồng bộ hoạt động của tất cả các cơ quan liên quan. Hành động của Trung Quốc trên một loạt các mặt trận do đó có vẻ ngày càng có tính hệ thống và có chủ ý hơn, nếu không nói là luôn kết hợp hoàn hảo hay thực hiện điêu luyện.

Mô hình “kẻ duy lý”

Cách tiếp cận thứ ba và cuối cùng xem xét Trung Quốc không phải là một người khổng lồ mức chứng vị kỷ cũng không phải là một sự kết tụ đơn thuận của các nhóm lợi ích, mà đúng hơn là một chủ thể quốc tế cơ bản có lý trí đã lựa chọn trên cơ sở tính toán chiến lược để trở nên quyết đoán hơn. Giới lãnh đạo Trung Quốc có thể bận tâm với những vấn đề nội bộ. Văn hoá và lịch sử đặc biệt của họ chắc chắn sẽ định hình hoặc có thể làm méo mó niềm tin của họ về người khác và về bản thân mình. Và những nỗ lực của họ để xây dựng và thực thi các chính sách chặt chẽ, chắc chắn càng trở nên phức tạp, và đôi khi có thể thất bại bởi sự hiện diện của các mâu thuẫn và áp lực. Nhưng nhìn trong tổng thể và theo thời gian, các hành động của Trung Quốc cho thấy sự tồn tại nhiều mục tiêu và chính sách nhất quán có thể thay đổi trước những tính toán mới về được mất và những rủi ro.

Về mục tiêu, Bắc Kinh tự nhận là theo đuổi các mục tiêu cuối cùng là “phục hưng quốc gia”. Ở trong nước, việc hoàn thành mục tiêu này phụ thuộc trước hết vào việc bảo vệ sự lãnh đạo của ĐCSTQ về chính trị để có thể hoàn thành xây dựng một “nhà nước xã hội chủ nghĩa thịnh vượng, hùng mạnh, hiện đại, dân chủ, tiến bộ, và hài hoà”, như nhà phân tích Timothy Heath đã chỉ ra. Trên trường quốc tế, “phục hưng quốc gia dường như đòi hỏi phải chiếm ưu thế vượt trội ở khu vực”. Mặc dù các quan chức thận trọng không công khai ủng hộ mục tiêu này, họ vẫn ám chỉ “một nhà nước, ở đó khu vực sẽ tập trung vào sức mạnh của Trung Quốc”.

Theo Heath ghi nhận, các yêu tố trong chính tầm nhìn của Bắc Kinh về một “châu Á hài hoà” bao gồm “một trật tự chính trị được hình thành bởi các nguyên tắc chính trị của Trung Quốc; tôn trọng Trung Quốc về các vấn đề an ninh nhay cảm; hội nhập kinh tế khu vực do Trung Quốc dẫn đầu; và một “bản sắc văn hoá châu Á mạnh mẽ hơn”.

Các mặt bên trong và bên ngoài của “phục hưng quốc gia” Trung Quốc do đó mang tính củng cố cho nhau. Đạt được sức mạnh cần thiết để vươn lên vị thế đứng đầu sẽ phụ thuộc vào khả năng đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCSTQ. Mặt khác, việc củng cố ưu thế trong khu vực sẽ tăng cường an ninh cho chính quyền khi giúp đẩy lùi sự có mặt cũng như ảnh hưởng của Hoa Kỳ, và cho phép Trung Quốc kiểm soát các tuyến đường biển và tài nguyên ngoài khơi rất cần thiết cho sự thịnh vượng và ổn định chính trị trong nước.

Ít nhất còn nhớ vào năm 2009, Trung Quốc vẫn theo đuổi một chiến lược nhất quán phù hợp với chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình là phải che giấu khả năng của mình chờ đợi thời cuộc. Bắc Kinh nhìn chung cố gắng tìm cách tránh đối đầu với các nước lớn khác, lợi dụng một môi trường quốc tế ổn định để mở rộng thương mại, xây dựng nên kinh tế, và phát triển tất cả các yếu tố khác nhau của “sức mạnh quốc gia toàn diện”, bao gồm cả sức mạnh quân sự, năng lực công nghệ, và ảnh hưởng ngoại giao. Ý định rõ ràng của Bắc Kinh là để “giành chiến thắng mà không cần chiến đấu”, từng bước tiến hướng tới vị trí số một, không thể đánh bại trong khu vực.

(Còn tiếp)

 

 
 
 
 
RELATED ARTICLES

Tin mới