Friday, March 29, 2024
Trang chủĐiểm tinChuyện hài trên Weibo: ‘Khó thấy Trung Quốc ban ngày, khó thấy...

Chuyện hài trên Weibo: ‘Khó thấy Trung Quốc ban ngày, khó thấy Bắc Triều vào ban đêm’

Chuyện cười trong tuần: Trong một cuộc phỏng vấn trên đường phố, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phỏng vấn một nam thanh niên: “Bạn có thể làm gì cho tổ quốc?”

Binh lính đeo khẩu trang khi tuần tra ở Thiên An Môn (Ảnh: Weibo)

Anh này đáp: “Di cư, dù tôi có làm gì thì cũng không gây ra rắc rối không cần thiết cho tổ quốc.” Người phóng viên lại hỏi câu thứ hai: “Theo bạn thế nào là hành động yêu nước?” Anh này trả lời: “Di cư, dù tôi có làm gì thì cũng sẽ luôn đem lại rắc rối cho các nước tư bản.” (Nguồn: Weibo)

Giải thích: CCTV đã bị nhiều cư dân mạng chế nhạo vì đặt câu hỏi trong các cuộc phỏng vấn trên đường phố nhằm khơi gợi các câu trả lời “đúng đắn về mặt chính trị” và tuyên truyền cái gọi là “năng lượng tích cực”.

Những câu hỏi như vậy bao gồm: “Theo bạn thế nào là hành động yêu nước và không yêu nước?”, hoặc như: “Bạn có hạnh phúc với cuộc sống hiện tại không?” Thông thường, người dân Trung Quốc không đưa ra câu trả lời trung thực do áp lực chính trị mà họ phải chịu (và dù sao những câu trả lời “không chính xác” cũng sẽ không được phát sóng). Các phóng viên CCTV từng bị phát hiện mớm lời cho người được phỏng vấn trong một số trường hợp.

trung quoc va trieu tien
Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên: Khó có thể nhìn thấy Trung Quốc vào ban ngày, và khó có thể thấy Bắc Triều Tiên vào ban đêm. –Theo tạp chí Minh Kính (Mingjing News)

Những câu nói hay nhất trên Weibo

Khói mù ngày càng tệ hơn, nhưng “văn minh lại đang tiến bộ”

@Zannmuling: “Quay trở lại năm 2008, có quá nhiều lời phàn nàn trên mạng phản đối các vận động viên nước ngoài đeo mặt nạ trong Thế vận hội Olympic. Những lời phàn nàn này cho rằng đó là một “sự sỉ nhục đối với Trung Quốc.” Nhưng cho tới nay, tôi chưa thấy có bất cứ lời phàn nàn nào như thế đối với việc cảnh sát vũ trang gần đây bắt đầu đeo mặt nạ khi đi tuần tra trên Quảng trường Thiên An Môn. Quả thực là đang có tiến bộ.”

Botanwang

@YE5MQ5Vtp2jlWX7: “…Cái mà Trung Quốc thật sự cần không phải là ‘vươn ra toàn cầu’, mà đơn giản là trở về với nhân tính”.

Twitter

Chuyện chỉ có ở Trung Quốc: Thà chết còn hơn có em

Một trong những bài đăng nóng nhất trên Weibo trong tuần qua là video về một cậu bé con một dọa tự tử với mẹ khi bà dự định có thêm một đứa con nữa (chính sách một con mới được gỡ bỏ, cho phép các bậc cha mẹ có hai con). “Con nói rõ nhé: nếu mẹ dám sinh em bé thì con thà đem theo ít tiền, bắt một chiếc taxi đến đâu đó, và chịu đói đến chết trong lúc mẹ đang ngủ.”

Những câu chuyện tương tự như vậy đã từng được ghi lại. Đài truyền hình Hạ Môn từng đưa tin về một cậu bé con một bắt bố mẹ ký “cam kết” sẽ “luôn yêu thương cậu hơn đứa con thứ hai.” Một cô bé 13 tuổi ở Vũ Hán đã cố cắt cổ tay sau khi biết mẹ cô mang thai. Người mẹ này sau đó đã phải phá thai.

Có một số hoài nghi rằng video này có thể được dàn dựng. Nhưng nhiều người bình luận cho rằng nó là thật và quy mức độ ích kỷ đáng kinh ngạc này cho chính sách một con và sự mai một các giá trị truyền thống của Trung Quốc trong giáo dục gia đình. Theo một chuyên gia giáo dục Đài Loan, kiểu giáo dục và hệ thống giá trị mà nhiều người Trung Quốc đang sử dụng trong  xã hội có thể phần nào giải thích cho sự bộc phát này.

Sai lầm trị giá 20 triệu USD

Vào ngày 10/12, động cơ của một chiếc máy bay dân dụng thuộc hãng hàng không Air China đã bốc cháy trước khi cất cánh tại sân bay Phúc Châu. Ngọn lửa được một chiếc máy bay của hãng hàng không Fuzhou Airlines đang bay ở phía sau nhìn thấy, và phi hành đoàn đã lập tức báo cáo. Xe cứu hỏa nhanh chóng xuất hiện và gây ra một sai lầm nghiêm trọng – họ phun bọt trắng vào chiếc máy bay của Fuzhou Airlines cho tới khi được trung tâm điều khiển sân bay báo rằng họ đã nhắm nhầm đối tượng.

May thay, ngọn lửa đã được dập tắt kịp thời và không có ai bị thương. Nhưng không may, phải mất gần 20 triệu USD để sửa chữa hai động cơ của chiếc máy bay của Fuzhou Airlines do bọt cứu hỏa làm hỏng lõi của chúng. Hãng hàng không Fuzhou Airlines đã đệ đơn đòi bảo hiểm.

Truyền thông Trung Quốc đã trích lời một nhân viên cứu hỏa chuyên nghiệp chỉ trích việc thiếu những kỹ năng cứu hỏa cơ bản này. Ông này nói rằng chuyện các nhân viêu cứu hỏa sân bay nhầm lẫn khí thải động cơ bình thường với khói của đám cháy là điều “thực sự không nên xảy ra”. Một số người bình luận trên mạng đã châm biếm so sánh tổn thất này với số tiền bồi thường thấp hơn nhiều cho các nạn nhân bị rơi máy bay ở Trung Quốc: “Có vẻ như chiếc máy bay này có giá trị hơn mạng sống con người.”

RELATED ARTICLES

Tin mới