Friday, March 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNguồn gốc kinh tế Trung Quốc tụt dốc: Bí mật của thâm...

Nguồn gốc kinh tế Trung Quốc tụt dốc: Bí mật của thâm thủng ngân sách giai đoạn 1999-2003

Dự báo về năm 2016, kinh tế Trung Quốc tiếp tục là tâm điểm của kinh tế thế giới, nhưng không phải về thành tích tăng trưởng ấn tượng, hay quy mô kinh tế số 1, số 2 thế giới mà về những nguy cơ tụt dốc và bất ổn lớn.

Những ngày đầu năm 2016, Trung Quốc trầy trật ứng phó với một đợt biến động mạnh mới của thị trường chứng khoán, và thị trường toàn cầu phản ứng đầy lo ngại. Gần đây, đài truyền hiình CNN cho hay trong năm 2015 lượng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc lên đến 676 tỷ USD. Trong bối cảnh như vậy, giới chuyên gia cảnh báo nước này đối mặt rủi ro ngày càng lớn nếu không hành động để giải quyết triệt để những vấn đề đã bám rễ sâu trong nền kinh tế.

Vấn đề “bám rễ sâu” của kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế nan giải cùng một lúc như: nền sản xuất dư thừa công suất, bong bóng bất động sản, thị trường chứng khoán tụt mạnh, hệ thống tài chính ốm yếu, nợ xấu tăng nhanh, tăng trưởng chậm lại…. Đặc biệt, Trung Quốc đang sở hữu “Vạn lý trường nợ” khi tổng nợ của nền kinh tế tăng đến 28 ngàn tỷ USD, gấp 3 lần GDP một năm của nước này và gần bằng một nửa tổng nợ toàn cầu.

Trong cơ cấu nợ của Trung Quốc, nợ công chính phủ tăng nhanh, từ mức 25% GDP năm 2000 lên 42% GDP năm 2007 và đến 55% GDP năm 2014 (số liệu của McKinsey Global). Như vậy giai đoạn 2000-2007, nợ công của Trung Quốc đã tăng tốc nhanh nhất, so với GDP nước này.

Điểm cốt lõi của nợ công là thâm hụt ngân sách chính phủ. Theo số liệu của Bộ Tài chính Trung Quốc, ngân sách chính phủ Trung Quốc đặc biệt thâm hụt nặng vào giai đoạn 1999-2003, từ -2.5% đến -3% GDP (bảng dưới đây).

Biểu đồ tỷ lệ Thâm hụt ngân sách của Trung Quốc so với GDP, từ năm 1996-2006 (Nguồn: Bộ Tài chính Trung Quốc).Biểu đồ tỷ lệ Thâm hụt ngân sách của Trung Quốc so với GDP, từ năm 1996-2006 (Nguồn: Bộ Tài chính Trung Quốc).

Tìm hiểu kỹ hơn về thâm hụt ngân sách chính phủ, số liệu của Ngân hàng thế giới cho thấy chi tiêu của chính phủ Trung Quốc tăng cao trong giai đoạn này. Năm 2000, 2001 chi tiêu của chính phủ Trung Quốc lên mức 16% GDP.

Biểu đồ tỷ lệ chi tiêu của Chính phủ Trung Quốc so với GDP từ năm 1991-2010 (Nguồn: Ngân hàng Thế giới).Biểu đồ tỷ lệ chi tiêu của Chính phủ Trung Quốc so với GDP từ năm 1991-2010 (Nguồn: Ngân hàng Thế giới).

Như vậy, từ năm 1999- 2003 là giai đoạn chính phủ Trung Quốc chi tiêu mạnh tay khiến thâm hụt ngân sách tăng cao, và là nguyên nhân chính khiến nợ công Trung Quốc tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2007 (khi thâm hụt triền miên, các chính phủ phải đi vay để chi tiêu). Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì số liệu ở Trung Quốc không minh bạch, nhiều phần bị che dấu, nhưng cũng cho thấy một phần thực trạng.

Vậy giai đoạn 1999-2003 có gì đặc biệt khiến chính phủ Trung Quốc phải chi tiêu mạnh tay?

Bí mật của thâm thủng ngân sách giai đoạn 1999-2003

Giai đoạn 1999-2003 là giai đoạn mà Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân, đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo nhất. Ước tính họ chi đến 1/4 tổng sản phẩm quốc nội cho chiến dịch bức hại bao trùm cả đất nước này, theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Năm 2001, thông tin từ Ban An ninh công cộng của Đảng CSTQ cho thấy chỉ riêng ở Quảng trường Thiên An Môn, chi phí để bắt giữ các học viên Pháp Luân Công là 1,7-2,5 triệu nhân dân tệ mỗi ngày, tức là gần 1 tỷ nhân dân tệ mỗi năm. Trên toàn quốc, lực lượng để đàn áp Pháp Luân Công lên đến vài triệu người và riêng chi phí lương có thể vượt quá 100 tỷ nhân dân tệ mỗi năm.

Một nhóm cảnh sát tấn công học viên Pháp Luân Công tại quảng trường Thiên An Môn

Hơn nữa, Trung Quốc sử dụng một lượng tiền khổng lồ để xây dựng, mở rộng các trại lao động cưỡng bức để giam giữ các học viên Pháp Luân Công và xây dựng các trung tâm tẩy não. Chỉ trong tháng 12/2001, Giang Trạch Dân đã chi 4,2 tỷ nhân dân tệ để xây dựng một số trung tâm và cơ sở tẩy não để “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công.

Tháng 3/2004, chính phủ đã phát hành 110 tỷ vốn trái phiếu để “xây dựng hạ tầng công an – kiểm sát – tư pháp”, chiếm 1/7 tổng số trái phiếu chính phủ phát hành trong năm đó. Theo điều tra của Tổ chức Quốc tế Điều tra cuộc Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), những kinh phí này trực tiếp cung cấp cho “Phòng 610” các cấp trên toàn quốc (Phòng 610 là một lực lượng công an nằm ngoài pháp luật, chịu trách nhiệm thực hiện đàn áp Pháp Luân Công), và dùng để mở rộng và xây dựng mới các đồn công an, trại lao động, nhà tù, thậm chí dùng để khen thưởng những người bức hại tàn khốc Pháp Luân Công.

Sau khi bức hại phát sinh, trong 5 năm cầm quyền của ông Giang Trạch Dân, Đảng CSTQ đã đầu tư một lượng lớn tiền cho ngành truyền hình và tuyên truyền để phỉ báng Pháp Luân Công. Trong 2 năm, từ 2002-2003, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) sản xuất 332 tiết mục vu khống Pháp Luân Công. Hơn 2,000 tờ báo và 1,000 tạp chí, hàng trăm đài phát thanh, truyền hình địa phương dưới quyền khống chế tuyệt đối của Đảng CSTQ đã hoạt động quá mức để bôi nhọ Pháp Luân Công.

Ví dụ sau đây cho thấy bộ máy Trung Quốc đã mở hết công suất để tẩy não người dân: riêng trong ngày 6/2/2001, dưới sự hướng dẫn của Phòng 610, 8 triệu thanh thiếu niên của gần 1.000 xã khu thuộc 100 thành phố lớn và vừa trên toàn Trung Quốc đã dán hơn 50 vạn bức họa tuyên truyền, phát hơn 10 triệu tư liệu tuyên truyền và tổ chức hơn 200 buổi mít tinh phê phán Pháp Luân Công.

Khi Internet dần phát triển, để phong tỏa thông tin về Pháp Luân Công, Trung Quốc đã xây dựng hệ thống giám sát Internet bao gồm Bức Tường Lửa với chi phí 6 tỷ nhân dân tệ. Phong tỏa, kiểm soát thông tin cũng là lý do các hãng Internet lớn trên thế giới như Google, Facebook không thể hoạt động ở Trung Quốc trong thập niên vừa qua. Đồng thời, hệ thống “cảnh sát mạng” hùng hậu để giám sát Internet lên tới hàng chục vạn người.

Không chỉ bức hại trong nước, Trung Quốc còn chi nhiều tiền cho hoạt động khống chế Pháp Luân Công và dư luận ở nước ngoài. Từ năm 1999, mỗi khi Liên Hợp Quốc tổ chức hội nghị nhân quyền hàng năm, Đảng CSTQ lại phái đoàn đại biểu hơn 500 người tới Geneva để phản đối đề án ngăn chặn vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, đặc biệt là đề án lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công. Chỉ trong vòng 5 năm, chi phí này tiêu tốn ước chừng 37,5 triệu đô-la Mỹ.

Để phong tỏa Pháp Luân Công trên thế giới, sau năm 1999, hàng loạt an ninh nội địa, công an, cảnh sát mạng, đặc vụ đã được Đảng CSTQ phái ra nước ngoài. Năm 2000, chỉ tính riêng tại Nam California của Mỹ, số nhân viên đặc vụ của Trung Quốc lên tới hơn 1 nghìn người. Năm 2007, theo ông Trần Dụng Lâm, nguyên phó lãnh sự Trung Quốc tại Úc, ước tính số gián điệp Trung Quốc tại Canada cũng có hơn 1 nghìn người.

Hậu quả là hủy hoại kinh tế và xã hội Trung Quốc

Đảng CSTQ, đứng đầu bởi Giang Trạch Dân, đã huy động toàn lực chính trị, kinh tế, nhân lực và tài nguyên của quốc gia để bức hại các học viên Pháp Luân Công hành xử theo “Chân-Thiện-Nhẫn”. Đồng thời, nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành công cụ của “chủ nghĩa khủng bố quốc gia”, gây ra một gánh nặng khổng lồ cho đất nước, và áp lực nặng nề lên hệ thống tài chính. Đảng CSTQ phải dùng đến tiền tiết kiệm của nhân dân, phát hành công trái, và thu hút đầu tư nước ngoài để tiếp tục duy trì cuộc đàn áp.

Một lý do chính khiến Đảng CSTQ đàn áp Pháp Luân Công là muốn tư tưởng của Đảng thống trị toàn dân, “Chân Thiện Nhẫn” của Pháp Luân Công dù tốt cho xã hội nhưng đó không phải là “chủ trương chính sách của Đảng” nên không được phép tồn tại.

Đồng thời khi đàn áp “Chân Thiện Nhẫn”, Đảng CSTQ đã tạo cơ hội cho sự giả dối, tà ác, tàn bạo và tham nhũng phát triển tràn lan. Những điều này kéo theo sự xuống dốc của đạo đức ở Trung Quốc, ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội và người dân.

Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đi dần vào khủng khoảng, chính quyền không còn tiền để duy trì đàn áp mạnh, thì Pháp Luân Công tiếp tục phát triển mạnh mẽ với hơn 100 triệu học viên ở 114 quốc gia, vùng và lãnh thổ.

Trước thế chiến thứ 2, nền kinh tế Đức đã từng phát triển bùng nổ và được gọi là “phép màu thế kỷ 20”. Nhưng dưới chế độ Phát xít Đức, nền kinh tế này đã phục vụ cho cuộc chiến khắp châu Âu và dẫn đến sự sụp đổ. Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, Trung Quốc cũng được coi là “phép màu kinh tế”, “nền kinh tế phồn vinh”. Tuy nhiên, đằng sau vỏ ngoài ấy, Đảng CSTQ đã tiến hành “chủ nghĩa khủng bố quốc gia” mang tính diệt chủng đối với Pháp Luân Công. Và điều này đã khiến nền kinh tế Trung Quốc bị phá hoại từ bên trong và hiện nay đang đứng bên bờ vực sụp đổ

RELATED ARTICLES

Tin mới