Tuesday, April 23, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiChiến dịch chống tham nhũng tại TQ chuẩn bị có những thay...

Chiến dịch chống tham nhũng tại TQ chuẩn bị có những thay đổi trong năm 2016

Trong năm 2015, những nỗ lực rất công khai của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình nhằm nhổ tận gốc nạn tham nhũng trong Đảng này vẫn được thực hiện không ngừng nghỉ.

Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng cộng sản TQ

Tiêu biểu nhất là việc khai trừ khỏi Đảng ba cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu thuộc hàng ngũ lãnh đạo hàng đầu, và một người trong đó đã lĩnh án chung thân. Cơ quan kỷ luật nội bộ của Đảng cũng đã thanh trừng các giám đốc điều hành hàng đầu của các doanh nghiệp nhà nước nổi bật, và tăng gấp đôi số công ty bị điều tra. Và lần đầu tiên kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập bắt đầu vào năm 2013, mỗi một đơn vị của 31 tỉnh thành của Trung Quốc đều có một cán bộ Đảng bị điều tra.

Tập Cận Bình đang chơi một canh bạc lớn. Chiến dịch “chống tham nhũng” của ông là để giúp ông thoải mái làm những gì mình muốn bằng cách nhổ tận gốc phe cánh trung thành với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Và một câu hỏi lớn đặt ra trong năm 2016 là ông Tập sẽ chọn làm điều gì khi đã có được sự thoái mái đó.

Không kèn không trống

Việc tố cáo thầm lặng các cựu quan chức cấp cao là Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, và Quách Bá Hùng trong năm 2015 có thể là những dấu hiệu rõ rệt cho những tham vọng lớn hơn của ông Tập.

Vụ bỏ tù Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh của chế độ Trung Quốc, đã được dự đoán từ trước kể từ khi ông này bị điều tra vào tháng 7 năm 2014. Do đó, đã có một cú sốc khi không hề có sự tuyên truyền từ trước nào cho phiên xét xử Chu mà truyền hình đã bất ngờ phát sóng cảnh Chu Vĩnh Khang mặc một chiếc áo khoác đen, đầu tóc bạc trắng cúi đầu trong một phiên xử kín.

Một ngày sau phiên xét xử, các kênh báo chí chính thức và bán chính thức chỉ đặt các tin tức về việc Chu thú nhận tội lỗi của mình và bị kết án tù chung thân vào các chỗ ít được chú ý nhất trên trang đầu của các báo.

Điều này rất không tương xứng với quyền thế cực lớn của Chu. Từng là người đứng đầu bộ máy an ninh khổng lồ của chế độ đồng thời là một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị (cơ quan Đảng duy nhất có thực quyền), Chu đã tập hợp được một quyền lực không kém gì những cơ cấu chính thức của Trung ương Đảng.

Chính quyền Trung Quốc cũng hầu như không công khai gì ngoài những điều cần thiết trong thông báo khai trừ Lệnh Kế Hoạch, cựu cố vấn hàng đầu của Hồ Cẩm Đào (người tiền nhiệm trực tiếp của Tập Cận Bình), và tướng nghỉ hưu Quách Bá Hùng, người từng giữ vị trí số hai trong quân đội của chế độ này.

Trong trường hợp của Chu Vĩnh Khang, có cảm giác rằng Tập Cận Bình không muốn lặp lại trường hợp của Bạc Hy Lai, khi mà ông trùm Trùng Khánh với những tham vọng hoang tưởng này, trong trang phục công sở thông thường, mái tóc nhuộm đen nhánh, đã tiếp tục tố cáo những người khác cho tội lỗi của ông này trong khi phủ nhận tất cả những buộc tội nhắm vào mình. (Thông tin này có thể thấy trong một đoạn video quay phiên tòa hiện vẫn còn, cùng các ghi chép không đầy đủ của phiên tòa, và tin tức được đưa trực tiếp từ các nhà báo trên mạng xã hội phổ biến Sina Weibo của Trung Quốc.)

Nhưng việc ba nhân vật cao cấp này được giải quyết một cách nhanh gọn và không được làm phô trương cho thấy rằng kết cục của họ đã được chuẩn bị từ trước, và họ không phải là mục tiêu chính của ông Tập.

Former Chinese Politburo member Bo Xilai (C) in handcuffs in Beijing, China, on Sept. 22, 2013. (Feng Li/Getty Images)

Cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Bạc Hy Lai (giữa) với tay bị còng tại phiên tòa ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 22 Tháng 9, 2013. (Nguồn: Feng Li / Getty Images)

Loại bỏ quyền lực của đối thủ

Chiến dịch chống tham nhũng trong năm 2015 của ông Tập đã nhắm vào hai lĩnh vực kinh tế trọng điểm có sự kéo bè kết phái rất rõ rệt: dầu khí và viễn thông.

A China Mobile advertising board is seen on the side of a building in Hong Kong on March 14, 2010. (Daniel Sorabji/AFP/Getty Images)

Một tấm biển quảng cáo của China Mobile được nhìn thấy ở mặt bên của một tòa nhà ở Hồng Kông, ngày 14 tháng 3, năm 2010. (Nguồn: Daniel Sorabji / AFP / Getty Images)

Với lĩnh vực dầu khí, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) đã quay trở lại điều tra ở những nơi mà họ đã tạm ngừng vào năm 2014 bằng việc điều tra hai cựu lãnh đạo dầu khí hàng đầu là Liệu Vĩnh Viễn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tô Thụ Lâm của Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc. Việc bắt giữ Tô Thụ Lâm vào tháng 10 năm 2015 đã thu hút nhiều sự chú ý bởi vì lúc đó ông đang là chủ tịch tỉnh Phúc Kiến ở miền nam Trung Quốc, một chức vụ mà ông đã nắm giữ được năm năm sau khi trải qua nhiều thập kỷ trong ngành công nghiệp dầu khí nhà nước.

Vài ngày sau khi việc bắt Tô lên đến đỉnh điểm sau cuộc điều tra kéo dài hai năm, Tưởng Khiết Mẫn, nguyên lãnh đạo của cơ quan chuyên giám sát các doanh nghiệp nhà nước và là ông trùm lâu năm của ngành dầu khí nhà nước, đã bị cáo buộc tội danh nhận hối lộ, nắm giữ nhiều tài sản không khai báo, và lạm dụng quyền lực. Ông này đã bị kết án 16 năm tù.

Các thanh tra kỷ luật của Đảng cũng càn quét qua China Mobile, China Telecom và China Unicom, ba công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc.

Cuộc điều tra China Unicom bắt đầu vào tháng 12 năm 2014 và chứng kiến việc bắt giữ hai giám đốc điều hành cấp cao. Trong tháng 2 năm 2015, các thanh tra viên đã công bố một báo cáo gay gắt cáo buộc các giám đốc điều hành của công ty này đã nhận hối lộ tình dục, nhận đút lót, thực hiện gia đình trị, và nhiều trường hợp vi phạm khác.

Trong tháng 6 năm 2015, chỉ huy của một đội thanh tra kỷ luật cho biết các điều tra ban đầu đối với China Mobile và China Telecom cho thấy các lãnh đạo hàng đầu của họ đã “xây dựng gia đình trị tại các tập đoàn này để săn tìm và chiếm đoạt tài sản nhà nước”. Những người đứng đầu của ba tập đoàn viễn thông khổng lồ đã bị hoán đổi vị trí hoặc bị loại bỏ vào khỏi chức vụ vào tháng 8, và vào ngày 27 tháng 12 năm 2015, Thường Tiểu Binh, chủ tịch của China Telecom, đã bị bắt trước khi diễn ra một cuộc họp thường niên quan trọng.

Cuộc cải tổ ngành công nghiệp viễn thông đã loại bỏ các lãnh đạo hàng đầu có liên quan đến Giang Miên Hằng, con trai lớn của Giang Trạch Dân và là người từ lâu được cho là nhân vật kiểm soát lĩnh vực này. Chính Giang Miên Hằng bây giờ dường như đã sẵn sàng để bị đốn hạ.

Bằng cách tiến hành thanh trừng các nhân vật liên quan tới Giang Trạch Dân trong ngành dầu khí và viễn thông, đồng thời bổ nhiệm người của mình vào vị trí lãnh đạo, Tập Cận Bình đã lấy đi những nguồn tài chính khổng lồ và quyền lực chính trị đi kèm với chúng của phe Giang Trạch Dân.

Jiang Mianheng, son of former Chinese communist leader Jiang Zemin, hosts the 2011 annual work meeting of the Chinese Academy of Sciences. Jiang stepped down from president of the Chinese Academy of Science's Shanghai branch, announced by official on Jan. 8, 2015. (Screen shot via China Academy of Sciences)

Giang Miên Hằng, con trai của cựu lãnh đạo cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, chủ trì cuộc họp làm việc hàng năm năm 2011 của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Giang Miên Hằng đã từ chức chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc chi nhánh Thượng Hải, theo thông báo của chính quyền vào ngày 8 tháng 1 năm 2015. (Ảnh chụp màn hình của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc)

Chướng ngại mang tên Tăng Khánh Hồng

Tất cả các quan chức Đảng đã đề cập ở trên là đồng minh với Giang Trạch Dân, hoặc là phụ tá thân thiết hoặc thuộc hạ của phụ tá của ông này. Cuộc tổng tấn công trong nỗ lực chỉnh đốn Đảng của Tập Cận Bình chính là nhắm về phía người của Giang Trạch Dân.

Trong cuộc chiến chống tham nhũng nhắm vào các nhân vật chính trị cao cấp, Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật đã tiến hành toàn diện từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài, từ từ bao vây mục tiêu của họ. Sau khi càn quét rộng khắp bộ máy của Đảng, có vẻ như chính Giang Trạch Dân hiện nay đang là mục tiêu của Ủy ban này.

Hiện nay, chỉ còn lại một Tăng Khánh Hồng quỷ quyệt (vốn là đồng minh chính trị, chuyên gia ám sát và cố vấn lâu năm của Giang Trạch Dân) là chướng ngại ngăn cản Tập Cận Bình tới thắng lợi của ông. Trong chế độ Trung Cộng, sự chuyển dịch quyền lực thường được truyền đạt bằng cách nói lái hoặc những hành động ngụ ý. Và có những dấu hiệu cho thấy Tăng chuẩn bị gặp rắc rối.

Trong tháng 2 năm 2015, cơ quan chống tham nhũng đã công bố trên trang web của mình một bài viết mà dường như không ăn khớp với sự kiện vô cùng nghiêm trọng ở Trung Quốc hiện nay. Bài báo nhấn mạnh về những tội ác xấu xa của Khánh thân Vương, một hoàng tử người Mãn Châu đã mất từ lâu.

Điều này làm dấy lên những suy đoán sôi nổi trong cộng đồng người dùng Internet Trung Quốc và các nhà bình luận chính trị rằng thực tế Hoàng tử Khanh chính là sự ám chỉ không quá khó thấy nhắm vào Tăng Khánh Hồng, một phần là vì tên hai người cùng có chữ Khánh.

Ngoài ra, sự biến mất gần đây của Vương Kỳ Sơn, người đứng đầu của cơ quan chống tham nhũng, có thể báo trước điềm xấu sắp xảy ra với Tăng Khánh Hồng, các nhà phân tích cho biết.

Vương Kỳ Sơn được cho là đang chuẩn bị thanh trừng các cán bộ cao cấp trong đảng khi đã vắng bóng trước công chúng nhiều tuần qua, giống như các lần trước khi ông thực hiện bắt giữ Chu Vĩnh Khang, tướng Quách Bá Hùng, và tướng Từ Tài Hậu (hiện đã qua đời). Và không có nhân vật nào có thế lực có thể so với ba người kể trên trong phe phái của Giang Trạch Dân mà hiện còn chưa bị đụng đến, ngoài cựu phó chủ tịch nước Trung Quốc Tăng Khánh Hồng.

Wang Qishan, who heads up the Chinese regime's anti-corruption campaign, in Beijing, on March 5, 2014. China's state-run media recently provided a glimpse into the tactics used by Wang's investigators to arrest corrupt officials. (Feng Li/Getty Images)

Ảnh chụp Vương Kỳ Sơn, người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng của ĐCSTQ, đang tham dự một cuộc họp tại Bắc Kinh, vào ngày 5 tháng 3, năm 2014. (Nguồn: Feng Li / Getty Images)

Công khai thách thức Giang Trạch Dân

Chính Giang Trạch Dân cũng tự thấy mình bị thách thức một cách công khai trong năm 2015. Vào tháng 7 năm 1999, Giang đã phát động một chiến dịch tiêu diệt môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, kéo theo một cuộc đàn áp tàn bạo chưa từng có. Từ tháng 5 năm 2015, các học viên Pháp Luân Công đã bắt đầu nộp đơn khiếu nại hình sự lên các tòa án và cơ quan khởi tố cao nhất của chế độ Trung Cộng để tố cáo tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người của Giang Trạch Dân.

Falun Gong practitioners hold their criminal complaints at a rally in front of the Chinese embassy in New York City on July 3, 2015, to support the global effort to sue Jiang Zemin. (Larry Dye/Epoch Times)

Các học viên Pháp Luân Công cầm theo những lá đơn tố cáo Giang Trạch Dân trong một cuộc mít tinh trước lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố New York vào ngày 3 tháng 7 năm 2015, ủng hộ các nỗ lực kiện Giang Trạch Dân trên toàn cầu. (Nguồn ảnh: Larry Dye / Epoch Times)

Phá vỡ tất cả các tiền lệ từ trước tới nay, các cơ quan pháp lý của chế độ Trung Cộng đã cho phép và tiếp nhận đơn của một lượng lớn các khiếu nại từ hơn 200.000 người thực hành Pháp Luân Công. Hầu như trong 16 năm chịu đàn áp, những người học Pháp Luân Công đã không được phép có luật sư bào chữa cho mình tại các phiên tòa, chứ đừng nói đến việc yêu cầu các tòa án giải quyết các tố cáo của mình.

Một thách thức khác đã được đưa ra bởi cơ quan ngôn luận nhà nước là tờ Nhật báo Nhân dân. Một bài xã luận đăng ngày 10 tháng 8 của báo này đã chỉ trích những cựu lãnh đạo Đảng vẫn đang gây ảnh hưởng đến các vấn đề hiện tại. Nhiều người tin rằng bài xã luận đã bóng gió nói tới Giang Trạch Dân, người đã không ngừng can thiệp vào công việc của Đảng dù đã nghỉ hưu vào năm 2002.

Mười ngày sau khi xuất hiện bài xã luận của tờ Nhân dân Nhật báo, một hòn đá lớn có khắc một câu viết của Giang vốn được trưng bày một cách nổi bật bên ngoài trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh, đã biến mất, theo một số ấn phẩm tin tức Trung Quốc. Vài ngày sau đó, Trường Đảng Trung ương cho biết viên đá đơn giản là đã được chuyển vào trong nhà. Kể cả khi đúng là như vậy, đây cũng là dấu hiệu cho thấy quyền lực của Giang đã không còn lớn và rõ rệt như trước.

2016- Một năm trọng đại?

Epoch Times đã có cuộc phỏng vấn với ông La Vũ, con trai của một trong những người đã sáng lập nên chế độ cộng sản tại Trung Quốc, La Thụy Khanh – người được ghi nhận với công lao thiết lập bộ máy an ninh của chế độ. Trong cuộc phỏng vấn, ông La nói rằng ông Tập có thể sẽ làm giống như Tưởng Kinh Quốc, con trai của nhà độc tài của Đài Loan, Tưởng Giới Thạch. Tưởng Kinh Quốc đã chấm dứt chế độ độc tài trên quốc đảo Đài Loan và mở ra nền dân chủ.

Luo Yu, son of founding Chinese revolutionary leader Luo Ruiqing, speaks to Epoch Times and New Tang Dynasty Television in his home in Pennsylvania on Dec. 12, 2015. (Epoch Times)

La Vũ, con trai của một trong những nhà lãnh đạo cuộc cách mạng tạo dựng chế độ Trung Cộng La Thụy Khanh, trao đổi với báo Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times) và kênh truyền hình Tân Đường Nhân (New Tang Dynasty) tại nhà của ông ở Pennsylvania vào ngày 12 tháng 12, 2015. (Nguồn: Epoch Times)

La Vũ biết ông Tập từ hồi nhỏ, gia đình của họ rất thân nhau và gần đây ông La đã viết một bức thư ngỏ gửi đến nhà lãnh đạo Đảng, người mà ông gọi là “Anh Tập”. Ông La kêu gọi ông Tập chấm dứt sự cai trị độc đảng và mang lại nền dân chủ cho Trung Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn cho bài báo này, ông La nói rằng trong công cuộc cải cách ông Tập đang đối mặt với các trở lực từ phe Giang Trạch Dân, và trong thực tế sẽ chỉ có thể làm cải cách dân chủ dần dần nếu ông Tập lựa chọn như vậy sau khi ông ấy đã củng cố được quyền lực thông qua các chiến dịch chống tham nhũng và tái cơ cấu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Suy luận logic từ các sự kiện của năm 2015 – hạ bệ các đồng minh chủ chốt của Giang, cô lập của Giang Miên Hằng, thanh trừng trong lĩnh vực dầu khí và viễn thông – cho thấy rằng có thể bước tiếp theo sẽ là lần nhổ gốc cuối cùng đối với phe Giang Trạch Dân.

Nếu Tập Cận Bình thực hiện điều này, và nếu ông ta làm theo lời khuyên của La Vũ, năm 2016 sẽ là một năm rất trọng đại và đáng mong chờ ở Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới