Saturday, April 20, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiNgân hàng trung ương TQ: Một tay không thể che bầu trời

Ngân hàng trung ương TQ: Một tay không thể che bầu trời

Trong giai đoạn bình thường mới (new normal – một thuật ngữ sử dụng để mô tả sự phục hồi kinh tế trong đau đớn của phương Tây sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008) ngân hàng trung ương điều hành nền kinh tế. Nếu tăng trưởng chậm lại,  ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh. Nếu đồng tiền lên quá cao, vẫn là ngân hàng trung ương điều chỉnh.

(Ảnh: Todd Korol/Getty Images)

Đặc biệt ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) rất giỏi trong việc quản lý những trục trặc to nhỏ trong nền kinh tế kế hoạch của Trung Quốc mà không cần quan ngại về hiệu ứng lâu dài. Ít nhất điều này vẫn đúng cho đến gần đây. Bước vào năm 2016, điều hành nền kinh tế và tỷ giá hối đoái cùng lúc trờ thành một nhiệm vụ quá khó khăn cho PBOC.

Vì vậy, PBOC tiết lộ những tài liệu cho giới báo chí để biện minh rằng họ không thể làm mọi thứ cùng một lúc, như việc giữ cho đồng Nhân Dân tệ không rớt giá và thúc đẩy nền kinh tế.

Tờ South China Morning Post trích dẫn một bản ghi nhớ được tiết lộ ghi lại cuộc trao đổi giữa trợ lý thống đốc ngân hàng trung ương Trương Hiểu Hoa với các ngân hàng thương mại, trong đó có đoạn  “Tình trạng thanh khoản quá lỏng lẻo sẽ mang lại áp ực lớn cho tỷ giá hối đoái của đồng Nhân Dân tệ”.

Ông cũng nói rằng PBOC sẽ không sử dụng những biện pháp kích thích thị trường bằng ưu đãi, cắt giảm tỷ lệ dữ trự bắt buộc để các ngân hàng được mở rộng giới hạn cho vay.  

“Sự cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ gửi đến thị trường tín hiệu quá mạnh mẽ, và chúng ta có thể sử dụng những công cụ khác để cung cấp tính thanh khoản cho thị trường”.

PBOC cuối cùng đã nhận ra rằng họ cũng phải tuân theo quy luật Bộ ba bất khả thi, quy luật cho rằng bạn chỉ có thể có 2 trong 3 lựa chọn sau: một chính sách tiền tệ độc lập, một đồng tiền ổn định, tự do lưu chuyển vốn.

Vì vậy theo bản ghi nhớ được tiết lộ, và các biên bản họp chính thức sau đó đã xác nhận, PBOC đã lựa chọn duy trì một đồng tiền ổn định và do đó phải sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ như Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ.

Lằn ranh mờ nhạt

Nhưng những lựa chọn này không thật sự rõ ràng để Trung Quốc đưa ra cải cách.

Đầu tiên, , cán cân vốn của Trung Quốc không hẳn là hoàn toàn mở hay đóng. Một mặt, nó có rất nhiều hạn chế, ví dụ một cá nhân chỉ được chuyển tối đa 50.000 USD ra nước ngoài một năm, những hạn chế này bị vi phạm hàng ngày và với khối lượng lớn hơn nhiều, bởi các công ty đa quốc gia và các cá nhân giàu có với hậu thuẫn chính trị.  

Dòng vốn chảy ra ngoài dẫn đến sự sụt giảm tỷ giá hối đoái (Ảnh: Macquarie).

Dòng vốn chảy ra ngoài dẫn đến sự sụt giảm tỷ giá hối đoái (Ảnh: Macquarie).

Cùng lúc đó, Trung Quốc không còn duy trì ghim giá vào đồng đô la Mỹ nữa, như họ từng thực hiện đến năm 2005 và vẫn duy trì với tiền Hong Kong. Mục tiêu cải cách là có một đồng tiền tự do chuyển đổi trước năm 2020.

Trung Quốc đang lựa chọn kiểm soát cho tỉ giá hối đoái giảm dần. Nếu Trung Quốc nghiêm túc về một tỉ giá hối đoái thả nổi vào cuối thập kỷ này, họ phải mở rộng cán cân vốn hơn nữa.

Một khi cán cân vốn được mở rộng và tỉ giá hối đoái được thả nổi, PBOC có thể điều hành chính sách đối nội đối ngoại như ý mình.

Nhưng cho dù PBOC lựa chọn sự ổn định trong tỉ giá hối đoái cho thời gian tới và cán cân vốn bị đóng một phần, họ vẫn có những công cụ khác cho chính sách đối nội và đối ngoại, ví dụ như không sử dụng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà dùng nghiệp vụ thị trường mở. Chỉ trong tuần trước, họ đã bơm 250 tỉ USD vào hệ thống ngân hàng bằng một biện pháp có ảnh hưởng tiêu cực đến tỉ giá hối đoái, mặc dù PBOC hi vọng sự tác động ấy không quá rõ ràng.

Nhưng bất kể sự lựa chọn mập mờ nào của PBOC, họ chỉ có thể quản lý theo đúng ý trong thời gian ngắn. Họ không thể giải quyết những vấn đề căn bản của nền kinh tế Trung Quốc nếu không cải cách nghiêm túc – một trách nhiệm PBOC phải gánh vác cũng như những ngân hàng trung ương khác.

RELATED ARTICLES

Tin mới