Thursday, April 25, 2024
Trang chủThâm cung bí sửPhần III: Hiện trạng Trường Sa sau hải chiến 14/3/1988

Phần III: Hiện trạng Trường Sa sau hải chiến 14/3/1988

Nhiều năm sau, báo chí chính thống của Việt Nam vẫn đưa tin các cuộc tưởng niệm về các chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Trong năm 1988, Hải quân Việt Nam đưa quân ra đóng giữ tiếp 11 bãi đá ngầm khác. Ngày 17/10, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký văn bản 19/NQ-TƯ về việc bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía nam (khu DK1).

Ngày 5/7/1989, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 180UT về việc xây dựng cụm dịch vụ kinh tế – khoa học – kỹ thuật thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (gọi tắt là DK1), xác định lại chủ quyền Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa này. Từ tháng 6/1989, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các bãi đá ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Dương, Ba Kè.

Theo phía Trung Quốc thì trong khi các tàu của họ đang bỏ neo để yểm trợ cho một nhóm nghiên cứu thăm dò mỏ dầu ở đây thì Hải quân Việt Nam nổ súng tấn công, vì thế hải quân Trung Quốc “bắt buộc phải tự vệ”. Khi hạm đội Trung Quốc di chuyển tới Trường Sa, Trung Quốc lấy danh nghĩa đưa phái đoàn khoa học Liên Hiệp Quốc đi khảo sát. Sau này Chính phủ Trung Quốc tuyên bố, rất tiếc là biến cố đã xảy ra. Nhưng Liên hiệp quốc thì nói rằng, họ không có công tác khảo sát nào ở Trường Sa.

Theo phía Trung Quốc, chủ trương ban đầu của họ là chỉ chiếm đóng các đảo còn bỏ hoang chứ không tranh chấp các đảo có lực lượng nước ngoài chiếm đóng từ trước. Nhưng có một điều đáng lên án là khi tàu của Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất về chiến tranh của luật pháp quốc tế.

Nhiều năm sau, báo chí chính thống của Việt Nam vẫn đưa tin các cuộc tưởng niệm về các chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Khi ngư dân vớt được 4 bộ hài cốt nghi là liệt sỹ hải quân Việt Nam hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ đá Gạc Ma (14/3/1988), Quân chủng Hải quân dùng phương tiện hiện đại là xác định ADN đối chiếu với thân nhân 64 liệt sỹ và sau đó chôn cất hài cốt các liệt sỹ tại đất liền và làm lễ tưởng niệm tại đoàn 129.

Các chuyến tàu ra quần đảo Trường Sa của Hải quân nhân dân Việt Nam từ đó đến nay thường tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong sự kiện CQ-88 với diễn văn, thắp hương, mặc niệm và thả hoa xuống biển.

Trung Quốc cho rằng, đây là đất của họ, bất kể tính chính xác của luật pháp quốc tế và cũng không quan tâm tới quá trình xác lập chủ quyền của họ tại Trường Sa là có hay không. Điều này ngày càng lộ rõ qua đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) mà phía Trung Quốc coi là lãnh hải của họ.

Năm 1994, Trung Quốc lại có hành động tương tự trên ở đá Vành Khăn do Philippines kiểm soát. Philippines chỉ đưa ra phản đối chính trị chứ không có động thái quân sự nào. Theo Henry L. Stimson Center, Hải quân Philippines quyết định tránh đối đầu vì thấy hậu quả tranh chấp năm 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới